Bàn về chương trình mới giúp người tỵ nạn có tài năng

Minister for Trade Steven Ciobo and Assistant Minister for Children and Families Dr David Gillespie

Minister for Trade Steven Ciobo and Assistant Minister for Children and Families Dr David Gillespie Source: AAP

Thứ trưởng phụ trách các vấn đề về trẻ em và gia đình cho biết ông đang xem xét một chương trình mới nhằm giúp đỡ các di dân có tài năng có thể tái xác định khả năng của họ để tìm việc làm tại Úc.


Những nhận xét của ông David Gillespie diễn ra khi một số dân biểu Liên đảng đề nghị thay đổi visa nhân dụng để tránh cho di dân và người tỵ nạn được các chủ nhân ở các địa phương thu dụng khỏi bỏ nơi nầy để về các khu vực thành thị.

Chính phủ liên bang cho biết hiện xem xét làm cách nào để giúp cho người tỵ nạn có chuyên môn và tay nghề cao được dễ dàng hơn trong việc xác nhận các bằng cấp của họ.

Thứ trưởng phụ trách về các vấn đề trẻ em và gia đình là ông David Gillespie nói rằng, có đến 1 phần 3 người tỵ nạn định cư tại Úc không hề được xác nhận về khả năng của họ trong các lãnh vực chuyên môn, mặc dù họ có bằng cấp cao.

"Chúng ta có một hiện tượng là có đến 30 phần trăm người tỵ nạn đến Úc có các nghề nghiệp chuyên môn và khả năng tay nghề cao, thế nhưng nhiều người không được xác nhận việc huấn luyện hay khả năng của họ trước đây".

Ông cho biết, người tỵ nạn đối diện với hai trở ngại khi họ không đủ điều kiện để cho phép họ thu thập kinh nghiệm tại Úc và phí tổn để xác nhận khả năng qua các bằng cấp của họ trước đây.

"Tôi cùng các đồng nghiệp hiện băn khoăn về việc làm thế nào cải thiện chuyện đó, theo cách thức giúp họ trả tiền cho các khoá học bắt cầu, một cách thức mà họ có thể vượt qua các kỳ thi, bởi vì phí tổn tại các cơ sở chuyên môn tốn phí đến hàng ngàn đô la, mà một người tỵ nạn không có cách nào lo nổi".

Trong những tháng vừa qua, Liên đảng đã lên tiếng về vấn đề di dân.

Trong bản ngân sách liên bang, chính phủ đã buộc những người tỵ nạn phải chờ đợi được hưởng trợ cấp Centrelink là 6 tháng trước khi có thể xử dụng các dịch vụ về nhân dụng, gấp đôi thời gian chờ đợi trước đây là 3 tháng.

Ông David Gillespie là một trong số các dân biểu Liên đảng đề nghị nên có những thay đổi về loại visa làm việc tại nông thôn, nhằm ngăn tránh di dân và người tỵ nạn được các chủ nhân tại địa phương bảo trợ, sau đó lại chuyển đến sinh sống ở thành thị.

Tổng trưởng đa văn hóa sự vụ là ông Alan Tudge cũng nói rằng, chính phủ hiện xem xét các chọn lựa nhằm ràng buộc các di dân cư trú ở vùng quê lâu hơn.

Thế nhưng ông Ian Rintoul thuộc Tập thể Hành Động vì Người Tỵ Nạn nói rằng, trong khi hầu hết người tỵ nạn được tự do đi lại nơi họ có thể làm việc và nuôi sống gia đình, thì việc buộc họ phải ở lại bất cứ nơi nào là một điều bất công.

"Không tôi muốn nói là đề nghị của ông Alan Tudge nghe rất tương tự những gì thường tồn tại dưới thời Stalin ở Nga, khi người ta mang sổ thông hành đi khắp nơi và không biết họ được phép hay không ở tại một khu vực nhất định nào đó hay không".

"Tôi không nghĩ đó thực sự lả cách thức, mà có ai muốn thấy nước Úc hành động như vậy hay không nữa", Ian Rintoul.
 
Một số thị trấn miền quê đã thành công trong việc duy trì các kỹ nghệ địa phương, với công nhân vốn là những người tỵ nạn.

Chẳng hạn như có hơn 1 ngàn người tỵ nạn từ Myanmar làm việc tại thị trấn Nhill thuộc tiểu bang Victoria, trong kỹ nghệ sản xuất thịt gia cầm.

Một thí dụ khác là tại thị trấn nhỏ của Pyramid Hill ở phía bắc Victoria, gia đình Fremandez nhanh chóng trở thành gia đình nông thôn Úc trung bình chỉ sau một thời gian đến Úc.
"Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để phát triển dưới mọi hình thức", Tom Smith.
Marilyn Fernandez, chồng và sáu đứa con của họ là một trong số hàng trăm người Philippines hiện làm nên một phần tư dân số của thị trấn.

Vợ chồng bà Fernandez chuyển đến Úc 10 năm trước để làm việc cho gia đình Tom Smith, thế hệ thứ năm tại địa điểm nuôi lợn của ông, nhưng nó có nghĩa là bà phải rời xa các con mình để đi làm.

"Thật khó để rời khỏi năm đứa trẻ - đặc biệt, đứa con út của tôi mới 11 tháng tuổi. Để con lại nhà thật không dễ dàng gì. Nhưng nghĩ đến việc các con tôi có một nơi ở một nơi tốt hơn thì tôi có thêm động lực để làm."

Sau đó họ được đoàn tụ - với sự giúp đỡ của cộng đồng.

Cộng đồng đã gây quỹ để giúp bà mua vé máy bay cho cả gia đình.

Bà nói rằng bà không bao giờ bao giờ phải tự hỏi về quyết định đi của bà nữa.

"Thật hào phóng. Hãy tưởng tượng, gần 5.000 đô la để tôi có thể về nhà và đón mấy đứa lớn cùng đứa con út bé bỏng của tôi, lúc đó chỉ mới khoảng ba tuổi, con trai út của tôi. Chồng tôi lúc đó đang làm việc, vì vậy tôi cần phải đi về lại đó để đón các đứa trẻ của tôi. Tuyệt vời. "

Đối với ông chủ của mình, ông Smith, sự hào phóng đã được đền bù xứng đáng .

Trại heo của ông bây giờ là một trong những trại chăn nuôi thành công nhất ở Úc.

Ông nói rằng các nhân viên Philippines đã giúp nó thay đổi vượt bậc.

Thật vậy, ông nói thuê mướn cho nhân viên từ Manila là điều hay nhất mà ông từng làm.

"Mọi người rất cảm kích khi được ở đây. Họ thật sự rất vui. Đó là điều đáng mừng khi thấy điều đó".

"Một phần của cuộc sống, tôi tin rằng, thật tuyệt vời và rất tốt để có thể tạo cho mọi người có cơ hội".

"Bạn không nhất thiết phải đi xa hơn như vậy đâu. Bạn đưa ra cơ hội lcòn lại tùy thuộc vào việc người sẽ nắm bắt lấy nó".

"Và tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để phát triển dưới mọi hình thức", Tom Smith.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share