7 năm sau làn sóng người tỵ nạn, Âu châu vẫn còn phải đối phó vấn nạn nầy

Children who arrived in Sweden amid the refugee and migrant influx

Children who arrived in Sweden amid the refugee and migrant influx Source: AAP

Bảy năm sau cuộc chiến Syria bắt đầu, hàng triệu người Syria vẫn còn sống rải rác trên khắp thế giới.


Các quốc gia Âu châu đã nhận hơn một triệu người Syria tỵ nạn tại nước của họ và nhiều quốc gia vẫn đang tìm cách đối phó với làn sóng người tỵ nạn vẫn chưa kết thúc.

Khi cuộc chiến Syria bùng nổ vào tháng 3 năm 2011, người dân nước nầy bị kẹt trong vòng lửa đạn.

Sợ hãi rồi tuyệt vọng, hàng triệu người cuối cùng lần lượt lánh nạn, đến bất cứ nơi nào họ đến được.

Tổ chức Di Dân Quốc tế IOM ước lượng, đến đầu năm 2006, các nước láng giềng của Syria đã nhận gần 5 triệu người.

Ngoài ra có hơn một triệu người khác được biết, đã đến các nước Âu châu, chỉ riêng trong năm 2015 mà thôi.

Năm nầy chứng kiến sự tăng vọt của số di dân và tỵ nạn, tìm đường đến các bờ biển Âu châu, từ các quốc gia thuộc khắp vùng Trung đông và một số nước ở Phi châu nữa.

Quả là một làn sóng di dân lớn nhất, kể từ sau Thế chiến thứ hai.

Giám đốc Viện Di Dân của Phần Lan là tiến sĩ Tuomas Martikainen cho biết, khi cuộc khủng hoảng di dân bắt đầu, thì cả Âu châu đều hốt hoảng.

“Người tỵ nạn Syria bắt đầu đến Phần Lan với một số lượng lớn vào đầu năm 2010, thế nhưng thực tế là cuộc khủng hoảng di dân lớn lao hơn vào năm 2015, khi hàng trăm ngàn người tầm trú đến Âu châu".

"Một số người ở lại Phần Lan, với hơn 30 ngàn đến đây. Vì vậy có nhiều người đến, khiến mọi người hết sức ngạc nhiên và rồi hệ thống cứu trợ phải đối phó, với một số lượng lớn gấp 10 lần số người tầm trú được nhận vào Phần Lan mỗi năm”, Tuomas Martikainen.

Ông nói bất chấp một số xáo trộn ban đầu, công chúng Phần Lan phần lớn mở rộng vòng tay, hoan nghênh những nhóm người khốn khổ nầy.

“Mọi người bắt đầu tự hỏi, “Việc nầy sẽ chấm dứt hay chăng? Còn bao nhiêu người nữa sẽ đến?’ Làm thế nào để chúng ta đối phó?’.

"Và rồi quí vị có hai mặt của đồng tiền trong chuyện nầy, thế nhưng tôi muốn nói rằng đa số người dân Phần Lan có thiện cảm với chính phủ ,khi cố gắng làm hết sức mình trong việc nầy”, Tuomas Martikainen.

Thế nhưng ông cho rằng hãy còn quá sớm, để biết được có bao nhiêu người tỵ nạn hội nhập vào Phần Lan.

Tại quốc gia láng giềng, chính phủ Thụy điển buộc phải giải quyết vấn đề, khi có gần 20 ngàn người xin tỵ nạn tại nước nầy.
"Có những nhu cầu cần được can thiệp ngay từ gốc rể nếu quí vị có thể làm được, chẳng hạn như đề cập đến các cuộc xung đột, giải quyết nạn nghèo khó, tạo thêm nhiều vùng phát triển khác ở các nơi trên thế giới, để quí vị có thể giải quyết được các bế tắc mà chúng ta bị kẹt vào”, Umit Kiziltan.
Giáo sư chuyên về di dân quốc tế và các quan hệ sắc tộc, tại đại học Malmo của Thụy điển là ông Pieter Bevelander cho rằng, công việc hãy còn lâu mới hoàn tất.

“Dĩ nhiên việc đầu tiên khi quí vị nhận vào những người tầm trú, cần phải có chỗ ở cho họ".

"Họ có thể chờ đợi nếu họ được phép ở lại để được giấy phép thường trú và nếu con số nầy gia tăng, việc nầy sẽ phải mất thời gian".

"Nay là năm 2018, chúng ta vẫn phải chăm sóc cho họ và không phải ai cũng nhận được quyết định ở lại. Cuối cùng Thụy điển không thể kham nổi và đó là lý do vì sao họ đặt ra việc kiểm soát biên giới, cũng như chấm dứt việc nhận vào người tầm trú”, Pieter Bevelande.

Ông cho rằng, Thụy điển nay nhận vào khoảng 30 ngàn người tầm trú mỗi năm và có đến 20 ngàn người tức 70 phần trăm, đã được chấp nhận tỵ nạn.

Thế nhưng ông cho rằng, hậu quả của làn sóng di dân năm 2015, vẫn chưa ước lượng đầy đủ.

“Vào lúc đầu chúng ta xây dựng một hệ thống cho khoảng 15 ngàn người, vì vậy khi có đến 160 ngàn người trong đó có 110 ngàn được tạm trú, thì hệ thống không kham nổi".

"Sau đó quí vị gia tăng việc giáo dục, giới thiệu các hệ thống trong đó vấn đề gia cư là một khó khăn lớn lao".

"Chúng tôi tìm cách và tận dụng mọi nỗ lực trong việc nầy, với rất nhiều tài nguyên”, Tuomas Martikainen.

Thế nhưng không phải mọi quốc gia Âu châu, đều tiếp nhận người tỵ nạn.

Những con đường đến Âu châu được gọi là lộ trình Balkan, đã bị đóng lại đối với người tỵ nạn và di dân, trong nỗ lực nhằm chấm dứt làn sóng người tràn đến.

Trong khi đó, hành động gây nhiều tranh luận, nhằm phân phối những người đến Ý và Hy Lạp giữa các nước thành viên Liên hiệp Âu châu, đã gặp phải nhiều chống đối.

Ông Umit Kiziltan, người đứng đầu ngành Nghiên Cứu và Thẩm Lượng tại Bộ Di trú, Tỵ nạn và Quốc tịch của Canada, nói rằng thế giới sẽ phải chấp nhận chuyện nầy.

Ông không chỉ đề cập đến cuộc khủng hoảng hiện tại, thế nhưng cũng nói đến việc những sự kiện trong tương lai với cùng tính chất.

“Chúng ta thấu hiểu cuộc khủng hoảng về việc tiếp nhận nhân đạo diễn ra trên khắp thế giới khi tôi muốn nói liên quan đến người tỵ nạn cần được giúp đỡ".

"Có những nhu cầu cần được can thiệp ngay từ gốc rể nếu quí vị có thể làm được, chẳng hạn như đề cập đến các cuộc xung đột, giải quyết nạn nghèo khó, tạo thêm nhiều vùng phát triển khác ở các nơi trên thế giới, để quí vị có thể giải quyết được các bế tắc mà chúng ta bị kẹt vào”, Umit Kiziltan.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share