Người tỵ nạn gặp vợ trên đảo Manus xin được ở lại đây

Alex and Molly

Alex and Molly Source: SBS

Chẳng có người tỵ nạn nào sống trên đảo Manus thuộc Papua tân Guine, lại muốn rời nơi nầy.


Một số đã được định cư tại đó và một trong những người nầy yêu cầu chính phủ ban cấp quốc tịch để có thể ở lại với gia đình trẻ của anh ta.

Người thanh niên Rohingya có 2 con với người vợ địa phương thế nhưng anh nói rằng anh chẳng có giấy tờ để sống và làm việc tại đây.

Anh cũng chẳng muốn đến Úc, thế nhưng muốn sống trọn đời trên đảo nầy.

Trong khi đó, Hiệp hội Bác sĩ Úc kêu gọi chính phủ Turnbull hãy cho biết về sức khỏe và tình trạng sinh sống của người tầm trú trên đảo Manus và lời kêu gọi nầy diễn ra, khi các cuộc biểu tình tiếp tục để hỗ trợ những người bị giam giữ trước đây.

Chuyện tình Romeo và Juliet, tưởng chỉ có trong tiểu thuyết hay trên phim ảnh, thế nhưng đã xảy ra trên đảo Manus.

Một thiếu nữ Papua tân Guine và một chàng trai Rohingya trốn chạy những vụ ngược đãi, cuối cùng đã tìm thấy tình yêu ở trung tâm tạm giam di trú của Úc trên đảo.

Đối với Molly Noan, tiếng sét ái tình đã xảy ra vào lần gặp gỡ đầu tiên.

"Khi tôi gặp anh ta, tôi chỉ biết thốt lên 'wow'".

Cơ hội gặp gỡ đã dẫn tới việc cầu hôn, sau khi Alex Harun Rashid tình nguyện rời trung tâm tạm giam di trú Manus 2 năm trước, để được định cư tại Papua tân Guine.

"Cô ta đồng ý, vì vậy chúng tôi kết hôn và cuối cùng chúng tôi có hai con và mọi chuyện đều ổn cả, tôi rất sung sướng".

Niềm hạnh phúc chan hòa, khi hai đứa con lần lượt chào đời, đó là Mohamed 18 tháng và Almeira mới 4 tháng.

Bốn năm trước, Alex đã trốn khỏi Myanmar để tìm tự do trên đất Úc, thế nhưng anh không bao giờ tưởng tượng là, cuộc đời lại kết thúc tại Papua tân Guine.

Nay với một gia đình nhỏ tại đây mà anh chẳng muốn đi đâu cả, thế nhưng tương lai lại quá đổi xa vời.

Anh hiện tuyệt vọng trong việc giúp đỡ gia đình và ở lại trên đảo, thế nhưng anh chẳng có giấy tờ định cư, cũng như chẳng có giấy phép làm việc chi cả,

"Hiện nay tôi chẳng có giấy tờ chứng minh chi cả, thẻ căn cước của công dân, tôi chẳng có thứ gì cả".

Các chính phủ Úc kế tiếp thề quyết là, chẳng có người tỵ nạn nào trên đảo Manus được định cư tại Úc.

Papua tân Guine đồng ý định cư những người nầy, thế nhưng không phải trên đảo Manus.

"Tôi không muốn sang Úc, không muốn đi Mỹ và chẳng muốn đi đâu cả mà chỉ muốn sống với gia đình của chúng tôi, ở đây mãi mãi trên đảo Manus".

Nhiều người trong cộng đồng nhỏ bé ở Manus, lại chẳng muốn hàng trăm người tỵ nạn, định cư trên đảo của họ.

Gia đình của cô Molly lúc đầu chẳng tán thành mối quan hệ của hai trẻ.

"Đầu tiên họ không thích ý kiến đó vì anh là một người tỵ nạn, sự thực là như vậy".
"Chúng tôi thấy áp lực không đổi đến từ chính phủ New Zealand, đã bày tỏ những quan ngại về những gì diễn ra trên đảo Manus. Thực sự chẳng có nghi ngờ gì về các quan ngại của quốc tế cả", Ian Rintoul.
Nay họ hoan nghênh Alex, cũng như cộng đồng tại đây cũng chào đón anh nầy.

"Tôi đến bất cứ nơi nào tôi cảm thấy an toàn, tốt hơn là tại quê hương của tôi".

Đôi vợ chồng trẻ chỉ có một yêu cầu duy nhất và hy vọng tình yêu của họ sẽ chiến thắng.

"Tôi muốn họ cấp cho anh quốc tịch vì tôi muốn sống một cuộc đời bình thường với anh, tôi cảm thấy hạnh phúc sống với Alex và rất là hạnh phúc, tôi không thể mất anh ấy".

Trong khi đó, Hiệp hội Bác sĩ Úc châu hay AMA muốn chính phủ đồng ý cho phép họ gởi một toán các chuyên viên y tế độc lập đến đảo Manus.

Chủ tịch AMA là bác sĩ Michael Gannon nói rằng, nhóm nầy nên được phép đến gặp khoảng 400 người, còn ở trong trại tạm giam cũ.

"Nguyên tắc ở đây là rất rõ ràng, chúng tôi chỉ đơn giản muốn có một tiến trình minh bạch về các sắp xếp về cư trú và chăm sóc y tế sẳn sàng cho những người trên đảo Manus. Đó là quyền lợi của mọi người và chính phủ cần minh bạch, chúng tôi kêu gọi họ phải hành động".

Bác sĩ Gannon cho biết mọi người đều lo sợ, tình hình ngày càng xấu đi và hiện cần các hành động khẩn cấp.

"Vâng chúng tôi rất quan tâm vì không thể xác minh được, một bên là các khiếu nại của những nhà tranh đấu cho người tỵ nạn và bên kia là việc trấn an của chính phủ, chúng tôi đơn giản là chẳng biết gì cả, trong khi có nhiều câu chuyện hết sức gây phiền toái".

"Nhiều người không được tiếp cận thuốc men thiết yếu, không được hưởng các căn bản vệ sinh thích hợp, với nước sạch chẳng hạn".

"Chúng tôi cũng không biết thực phẩm ra sao khi họ nhận được. Chúng tôi chỉ muốn được trấn an là những người nầy có những tiêu chuẩn căn bản mà chúng ta có thể hãnh diện về việc nầy, nhân danh những người dân Úc", Michael Gannon.

Trong khi đó, phát ngôn nhân Liên hiệp Hành động cho Người tỵ nạn, là ông Ian Rintoul hoan nghênh lời kêu gọi của AMA.

Ông cho biết việc chăm sóc cho họ, là chuyện hết sức khẩn cấp.

"Các hoàn cảnh rất khó khăn, rất tuyệt vọng bên trong các trung tâm giam giữ, vì vậy chúng tôi muốn sự chú ý về mặt y tế, chúng tôi cần các quan sát viên thế nhưng trên tất cả, là việc vây hãm cần được dở bỏ. Chúng tôi cần phục hồi điện năng, nước nôi và thực phẩm cho họ".

Ông cũng nói rằng lập trường của AMA cho thấy, một phong trào ngày càng gia tăng, trong việc hỗ trợ cho những người còn ở trên đảo.

"Mọi tổ chức quan trọng, như Ân xá quốc tế đã báo động khẩn cấp toàn cầu đến mọi thành viên để liên lạc với nước Úc và chính phủ Papua tân Guine về vấn đề trên đảo Manus".

"Chúng tôi hiện chứng kiến Human Right Watch, rồi 3 tổ chức quan trọng của Liên hiệp quốc ban hành những lời kêu gọi đến chính phủ Úc và Papua tân Guine".

"Chúng tôi thấy áp lực không đổi đến từ chính phủ New Zealand, đã bày tỏ những quan ngại về những gì diễn ra trên đảo Manus. Thực sự chẳng có nghi ngờ gì về các quan ngại của quốc tế cả", Ian Rintoul.

AMA cho biết hiện sẳn sàng làm việc với chính phủ, để tuyển chọn một nhóm các bác sĩ chuyên môn, với các khả năng thích hợp và kinh nghiệm, để có thể tự thẩm định và báo cáo về tình trạng sức khỏe của những người tầm trú còn lại trên đảo.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share