Hạt giống yêu thương: Để họ có thể đứng trên đôi chân của mình

Shira Sebban và Jimmy Pham cùng gia đình Quyến

Shira Sebban và Jimmy Pham cùng gia đình Quyến (far right). Source: Supplied

Những người thầm lặng đã làm nên một sự thay đổi cho số phận những người khác.


Mới đây trên chương trình Dateline của SBS có bộ phim tài liệu do đầu bếp nổi tiếng Úc Adam Liaw làm về ngôi nhà KOTO - nơi dạy những đứa trẻ đường phố nấu ăn và cung cách phục vụ chuyên nghiệp của một tiếp viên nhà hàng 5 sao.

Và một nhân vật, hay đúng hơn một câu chuyện mà Hạt Giống Yêu Thương đã đưa tới quý vị đã có một thành quả bước đầu đáng khích lệ tại KOTO nhờ vào sự giúp đỡ của những người trong thính giả chúng ta.

Đó là chia sẻ của cô Shira Sebban nhà văn biên tập viên tại Sydney.

Thính giả SBS Việt Ngữ không xa lạ với trong việc cô Shira Sebban đã làm cho những thuyền nhân người Việt trên ba chiếc thuyền bị Úc trả về vào năm 2013-14, và bị chính phủ Việt Nam bỏ tù.

Cô không chỉ giúp họ lúc ngặt mà cô còn giúp họ bước ra khỏi số phận lầm than từ sự hai bàn tay nhỏ bé của mình và từ tấm lòng bồ tát của cô.

Cách nay gần hai năm, cô Shira Sebban đã, một lần nữa, vận động công chúng để giúp đỡ gia đình thứ ba trong số các thuyền nhân Việt bị chính phủ Úc trả về và bị chính phủ Việt Nam bắt tù.
'Thuyền nhân Việt bị Úc trả về đi tù thay vì tái hội nhập'

'Thuyền nhân Việt bị Úc trả về đi tù thay vì tái hội nhập'

Qua trang Gofundme, cô Shira mong muốn vận động được $10,000 AUD để giúp con trai lớn của gia đình anh Nguyễn Mạnh Quyết có thể ra Hà Nội học nghề đầu bếp tại KOTO.

Và nay trái ngọt của việc làm này đã ló dạng. 

Trái ngọt đó là từ những người thầm lặng như cô Shira Sebban nói, đã làm nên một sự thay đổi cho số phận những người khác.

Cũng xin nói qua một chút về phóng sự của Chef cook Adam Liaw về KOTO - một nơi mà anh gọi là "ngôi nhà không chỉ dạy nấu ăn mà còn dùng thức ăn như một phương tiện để giúp các em dựng lại lại cuộc sống cho mình".

Phóng sự gây nhiều xúc động khi ống kính máy quay theo với chef cook Adam Liaw tới nơi ở của trẻ em đường phố Việt Nam: gầm cầu, công viên, bãi rác....

Adam đã không giấu được bần thần khi chứng kiến hoàn cảnh sống và tâm thế của những đứa trẻ bị cuộc đời bỏ rơi.

Sống lâu bên lề, với các em ngay cả ước mong cũng là một sự xa xỉ. Cuộc sống chỉ còn những ngày hiện tại và tương lai là điều quá xa vời.

Quyến, con trai lớn của gia đình anh Nguyễn Mạnh Quyết - một trong những thuyền nhân Việt Nam bị trả về, đã vào KOTO để học nhờ vào sự giúp đỡ của Cô Shira Sebban.

"Thương người như thể thương thân" câu thành ngữ Việt này xem ra đúng với trường hợp của cô Shira Sebban.

Không cùng màu da sắc tộc, nhưng chính nỗi đau người tị nạn đã níu cô lại với những gia đình thuyền nhân Việt Nam.

Những thuyền nhân Việt Nam bị trả về không chỉ gia đình của anh Nguyễn Mạnh Quyết mà còn gia đình chị Lụa chị Loan.

Hai người phụ nữa này, sau thời gian về Việt Nam không chịu nổi sự áp bức của chính quyền địa phương đã dẫn các con ra đi một lần nữa vào những ngày đầu năm 2018.

Lý do theo họ là "thà chết trên biển còn hơn sống như chết" ở ngay trên quê hương mình.
Thuyền họ chết máy nhưng họ may mắn được cảnh sát biển Indonesia cứu.

Họ được những nhà hoạt động nhân quyền trong đó có tiếng nói rất mạnh mẽ của cô Shira Sebban can thiệp để họ được hưởng quy chế tị nạn của LHQ.

Họ không bị Indonesia trả về và hiện đang chờ được định cư ở nước thứ ba.

Gia đình chị Lụa, chị Loan hay anh Quyết là trong số những gia đình người Viêt trong ba chiếc thuyền Việt Nam bị trả về mà cô Shira bênh vực và giúp đỡ.

Câu chuyện của họ được cô Shira viết thành sách, và đưa câu chuyện của những con người nhỏ bé bị bỏ rơi này đến độc giả chính mạch là cách mà tiếng nói của họ được nghe thấy.

"Cuốn sáng tôi viết về những thuyền nhân Việt Nam bị chính phủ Úc trả về và họ phải gánh chịu những đòn trừng phạt từ chính phủ Việt Nam. Cuốn sách đã viết xong nhưng vẫn chưa ra mắt bởi vì tôi muốn đợi những gia đình Việt Nam được an toàn ở một nước thứ ba thì mới tính tiếp.

"Tôi viết cuốn sách này là từ sự gợi ý của người bạn, người đã phiên dịch giúp tôi kết nối những thuyền nhân người Việt bị trả về, cô Ngọc Nhi Nguyễn như tên gọi mà tôi biết cô.

"Cô hỏi tôi có đưa câu chuyện của những người tị nạn này lên thành sách không? Và lý do mà cô nói tôi nên viết là để cho họ có được tiếng nói trong thế giới tiếng Anh, nếu không những câu chuyện những số phận và những bất hạnh đó sẽ không ai nói lên giùm họ."
Tôi nghĩ rằng ai cũng cần phải được một cơ hội trong đời và tất cả chúng ta đều có nhiều điểm chung. Vì vậy thay vì tập trung vào những sự khác biệt chúng ta nên tập trung vào tính nhân bản tình thân ái là điểm chung mà chúng ta có để giúp đỡ lẫn nhau. Shira Sebban
Cuốn sách vẫn chưa xuất bản cho đến khi số phận của những gia đình này được an toàn.

Có thể giúp tạo sự thay đổi cho số phận một người khác là một điều tuyệt vời.

Cô Shira nhìn thấy điều đó từ những người Úc vô danh - những thính giả của chương trình khi câu chuyện về những thuyền nhân được lên sóng, đã âm thầm mỗi người góp lại để giúp những người khốn khó hơn mình.

Không có những con người âm thầm đó sẽ khó có câu chuyện ngày hôm nay, sẽ không có một cậu bé Quyến tìm thấy được tương lai của mình, một tương lai mà trước đó cậu không bao giờ có thể nghĩ đến.
"Tôi rât vui khi biết rằng tôi làm được một cái gì đó cho gia đình họ, một sự thay đổi. Tôi muốn chỉ ra rằng tôi làm được là nhờ vào sự giúp đỡ của nhiều người trong đó có cô và các thính giả nghe đài. Mỗi người một chút, tất cả chúng ta họp lại có thể tạo nên một cơ hội cho một số phận người. Cô cũng thấy với số tiền $4 một ngày mà cậu bé Quyến 16 tuổi nhận được từ công việc phụ bán cà phê thì tương lại của cậu như thế nào? Và với khoản tiền $10,000 AUD, một số tiền thật khiêm tốn với nhiều người Úc, nhưng chúng ta đã cho cậu bé Quyến một cơ hội trong đời và một hy vọng trong tương. Đó là điều mà tôi muốn nói đến."

Có một điều thú vị là không phải đứa trẻ bỏ học nào khi được đi học lại là hớn hở năng nổ lao vào học.

Quyến cũng vậy.

Bỏ học sớm, đến khi vào KOTO cậu bị từ chối vì không thể hiện được quyết tâm sẽ rèn mình vào kỷ luật của KOTO để học.

KOTO đã từ chối cậu nhưng cho cậu một cơ hội thứ hai, và bây giờ thì mọi ý muốn của Quyến là học thành nghề tại KOTO.

Trong thời gian đó thì cô Shira đã rất nhẫn nại với Quyến và không mất lòng tin vào những việc mình làm. 

Về phần Quyến, sau 6 tháng sống ở KOTO đến nay với em KOTO là nơi tốt nhất để học và em mong muốn học được thật nữa những gì mà KOTO dạy các em.

Trong câu chuyện của mình cô Shira dành nhiều tình cảm cho KOTO và người sáng lập ra nó ông Jimmy Phạm.

"Qua đây tôi cũng muốn nhắn nhủ rằng KOTO của Jimmy Phạm là nơi cưu mang rât nhiều những phận đời khốn khổ của những trẻ em đường phố ở VIệt Nam. Jimmy cũng là một người tị nạn và ông quay về lại Việt Nam để giúp cho các trẻ em đường phố có một cơ hội thay đổi số phận của mình. KOTO cung cấp mọi chi phí ăn ở và dạy nghề cho các em. KOTO bảo đảm kiếm việc làm cho các em sau khi học xong.

"Mọi sự tài trợ để có thể hoạt động là từ Úc. Thế nhưng Úc vừa trãi qua những trận cháy rừng dữ dội và bây giờ thì cả thế giới đối mặt với đại dịch coronavirus, nguồn tài chánh của đang gặp khó khăn. Tôi mong muốn trong lúc khó khăn này, mọi người cùng chia sẻ để có thể tiếp tục đào tạo nghề cho các trẻ em đường phố ở Việt Nam. Nếu có thể được như vậy thì hay quá. Tôi cảm ơn cô và thính giả chương trình."

Thành quả từ việc làm của cô Shira chỉ mới bắt đầu.

Tuy nhiên, nhìn thấy những gì thay đổi ở Quyến và niềm tin từ cuộc sống của các gia đình khác đang ở trại tị nạn Indonesia chờ được định cư, có thể thấy ít nhất đã có những cuộc đời người bước được ra khỏi sự lầm than và bế tắt.

Họ đã tìm thấy ánh sáng ở phía trước cho tương lai mình.

Với cô Shira, cô tin rằng bât cứ ai cũng có thể làm được như cô làm nếu như chúng ta nhìn vào những điểm chung mà chúng ta có với nhau thay vì sự khác biệt.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share