Bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ của Beethoven là bản giao hưởng được trình diễn nhiều nhất tại nhiều nơi trên thế giới, giai điệu mở đầu của bản nhạc quen thuộc đến mức một người không biết gì về âm nhạc khi cao hứng cũng có thể teng teng teng tèng bố nốt đầu cua bản nhạc.
Anton Schindler - người viết tiểu sử và thư ký của Beethoven khi ông hỏi Beethoven về motif mở đầu của bản giao hưởng số 5, Beethoven đã trả lời: “Đó là âm thanh của Định mệnh gõ lên cánh cửa”.
Và bản symphony số 5 cung Đô thứ của Beethoven có tên là bản giao hưởng Định Mệnh.
We are watching you. It’s all wrong…
Chưa bao giờ vấn đề khí hậu trở nên nóng bỏng như bây giờ.
Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh của Liên Hiệp Quốc vừa diễn ra tại New York về Biến Đổi Khí Hậu, các thông số khoa học một lần nữa được trưng ra rõ như ban ngày "crystal clear' nói như cô bé Greta Thunberg 16 tuổi người Thuỵ Điển tại Hội nghị Thượng Đỉnh về Biến đổi khí hậu của LHQ tại New York vào hôm thứ Hai vừa rồi.
“Thông điệp của tôi gửi đến quý Vị là ‘Chúng tôi sẽ canh chừng quý vị. “
Khi Greta nói câu này thì cả khán phòng gồm gần 60 nguyên thủ, các lãnh đạo các quốc gia cùng nhiều quan chức cao cấp quan trong khác bật cười.
Họ thú vị vì chưa ai trong một hội nghị quốc tế nói với họ như vậy khi bắt đầu một bài diễn văn mở đầu hội nghị.
Và em nói, thẳng thắn, quyết liệt đầy sự thất vọng và giận khi người lớn đã không như lời họ nói.
Một bài phát biểu mà truyền thông quốc tế gọi là như dao cắt, gay gắt, quyết liệt, mạnh mẽ, một thông điệp đầy sự tức giận.
Bài phát biểu này được chia sẽ nhiều nơi, tuy nhiên trước đó Greta Thunberg có một bài phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ vào hôm thứ Tư 18.9 khiến nghị sỹ của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ phải suy nghĩ không ít.
Ở bài phát biểu này Greta nói điềm đạm chậm rãi từ tốn và có phần buồn rầu hơn là tức giận.
“Tôi tên Greta Thunburg, 16 tuổi là nhà hoạt động vì môi trường đến từ Thụy Điển.
Tôi rât cảm kích khi có thể có mặt ở đây cùng với quý ông bà nơi nước Mỹ này, một quốc gia mà với nhiều người đồng nghĩa với những ước mơ.
Tôi cũng có một ước mơ, rằng các chính phủ, các đảng phái và các tập đoàn kinh tế hiểu được tình trạng khẩn cấp về cuộc khủng hoảng khí hậu và sinh thái để đến với nhau đoàn kết cùng nhau bât kể sự khác biệt như chúng ta làm trong những trường hợp khẩn cấp, để đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đãm các điều kiện cho một cuộc sống cao quý đúng phẩm giá cho tất cả mọi người trên trái đất này.
Bởi vì có hàng triệu người trẻ chúng tôi đang bãi khóa có thể trở lại trường.
Tôi có một ước mơ rằng những người đang nắm quyền lực cũng như giới truyền thông sẽ bắt đầu coi cuộc khủng hoảng này như tình trạng khẩn cấp hiện đang xảy ra.
Như vậy tôi có thể trở về nhà với em gái Beata và con chó của mình, bởi vì tôi nhớ họ.
Thật ra tôi có rất nhiều ước mơ.
Bây giờ là năm 2019. Đây không phải là lúc và nơi để mơ mộng.
Đây là lúc phải thức tỉnh.
Đây là khoảng khắc trong lịch sử mà tât cả chúng ta cần phải tỉnh thức.
Và vâng chúng ta cần những giấc mơ.
Chúng ta không thể sống mà thiếu ước mơ.
Nhưng chuyện luôn xảy ra ở bât cứ nơi nào vào bât kỳ thời điểm nào tới bất kỳ ai hay thứ gì.
Và ước mơ không thể được ước mơ như nó vốn có, đặc biệt là vào lúc này.
Và vâng, tại bât cứ nơi nào tôi đến tôi dường như bị vây quanh bằng những câu chuyện cổ tích, từ nhiều lãnh đạo công ty, các viên chức được bầu lên trong giới chính trị gia tiêu tốn thời gian để kể những câu chuyện ru ngủ nhằm dỗ dành cho chúng tôi tin để chúng tôi chìm vào giấc ngủ quên lãng.
Đó là những câu chuyện nghe có vẻ tốt lành về cách mà họ sẽ sửa chữa một vấn đề gì đó, rằng mọi thứ sẽ vẫn tốt đẹp tuyệt vời khi vấn đề đã được chúng ta bàn luận giải quyết.
Nhưng vấn đề chúng ta đang đối mặt không phải là chúng ta thiếu khả năng biết ước mơ hay biêt tưởng tượng ra một thế giới tốt đẹp hơn.
Vấn đề là bây giờ chúng ta cần thức tỉnh.
Đây là lúc phải đối mặt với thực tế với sự thật và các số liệu khoa học.
Đây còn hơn cả một tình trạng khẩn cấp.
Và không chỉ là tình trạng khẩn cấp, đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà nhân loại từng phải đối mặt
Hay thôi giả vờ thưa các ông bà và các ý tưởng kinh doanh làm ăn của quý vị, các đảng phái chính trị, các kế hoạch của quý vị có thể gaiỉ quyết được tât cả mọi thứ.
Chúng ta cần nhận ra rằng chúng ra chưa có các giải pháp cho mọi chuyện này.
Chúng ta vẫn còn xa vời lắm trừ phi các giải pháp này có nghĩa đơn giản là chúng ta phải ngưng làm một số điều nhất định.
Một vài người trong số ông bà hẳn đã nghe rằng chúng ta chỉ còn 12 năm kể từ ngày 1/1/2018 để cắt giảm một nữa lượng khí thải carbon dioxite.
Nhưng tôi cũng đoán rằng một số các ông bà chưa từng nghe thấy rằng điều đó chỉ đem lại một xác suất 50% của việc giữ cho khí hậu toàn cầu không tang quá 1.5 độ C so với thời kỳ trước khi có nền công nghiệp hóa.
Chỉ có 50% cơ hội. Và những tính toán khoa học tốt nhất hiện nay không bao gồm các điểm tới hạn của sự sụp đổ tipping point cũng như những sự quay vòng mà mỗi lần đáo hạn lại cuốn thêm số liệu mới không dự kiến được.
Ví dụ như vấn đề khí methane cực kỳ ảnh hưởng đến bầu khí quyền một khí chúng được phóng thích ra khỏi những núi băng vĩnh cửu đang tan chảy nhanh chóng ở hai đầu đại cực, hay tình trạng tang nhiệt đang tạm thời bị khóa trong không khí ô nhiễm, hoặc bản chât của khí hậu và sự vận hành của nó không tính được.
Vậy với một xác suât 50%, một cuộc đánh cược vào đồng tiền sắp ngửa liệu quý ông bà có dám tự tin để làm không?
Về mặt đạo đức, ông bà không có lý do gì để biện minh.
Liệu có ai trong số các ông bà dám bước lên một chuyến bay mà nếu biết rằng có hơn 50% xác suất máy bay sẽ rơi không?
Chính xác hơn là, liệu các ông bà có đây con cái mình bước lên chuyến bay đó không?
Vậy đâu là nơi để chúng ta bắt đầu?
Số liệu ghi trong chương 2 trang 108 về Báo cáo Đặc biệt – Special Report SR1.5 của Ủy ban Liên Chính Phủ về Biến đổi Khí hậu IPCC công bố vào năm ngoái cho biết rằng, bắt đầu từ thời điểm đó nếu chúng ta muốn có được 67% cơ hội để giới hạn sự nóng lên của nhiệt độ toàn cầu nằm ở dưới mức 1.5 độ C thì từ ngày 1/1/2018 chúng ta chỉ còn lại trong bầu khí quyển một giới hạn chỉ đủ dung nạp cho cao nhât là 420 tỷ tấn CO2 từ tât cả các hoạt động trên trái đất từ sinh hoạt đến sản xuât, rác thải đến cháy rừng, tan băng….
Và từ năm ngoái đến năm nay con số này ngày càng nhỏ lại dần khi mà hàng năm chúng ta thải ra 42 tỷ tấn.
Nếu như quý vị tính luôn việc khai thác đất đai phá rừng trồng trọt thì với lượng phát thải ngày hôm nay thì khoản tới hạn mà bầu khí quyển có thể chấp chứa cho con người trước khi mọi thứ đổ nhào tipping point là chỉ còn lại 8 năm rưởi.
Xin nhớ cho rằng những con số này không phải là ý kiến của tôi.
Chúng không phải là ý kiến hay quan điểm chính trị của ai cả.
Đây là những số liệu khoa học tốt nhất hiện có.
Thậm chí có một số lớn các nhà khoa học đầu ngành con cho rằng những con số này còn quá khiêm tốn, nhưng chúng là những số liệu được chấp nhận bởi tât cả các quốc gia trong IPCC Ủy ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu.
Nước Mỹ là quốc gia gây ô nhiễm carbon nhiều nhất lịch sử. Quý vị cũng là nơi sản xuât dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Và ngay lúc này quý vị là quốc gia duy nhât trên thế giới thể hiện mạnh mẽ quyết tâm rời bỏ Hiệp định Khí Hậu Paris.
Bởi vì ai đó nói rằng trích dẫn ‘đấy là một thỏa thuận không tốt cho nước Mỹ”.
Nhưng làm sao chúng ta có thể giải quyết một vấn đề mà chúng ta thậm chí không hoàn toàn hiểu rõ?
Làm sao mà chúng ta có thẻ bỏ qua không nhìn vấn đề trong bức tranh toàn cảnh của nó với các con số khoa học tốt nhất hiện nay.
Tôi nghĩ nguy cơ này đang hiện diện.
Và mặc cho quan điểm chính trị đối với cuộc khủng hoảng này là gì thì chúng ta không nên cho phép điều này tiếp tục trở thành một vấn đề mang tính đảng phái chính trị.
Cuộc khủng hoảng khí hậu và sinh thái còn lớn hơn quan điểm chính trị đảng phái. Kẻ thù của chúng ta hiện nay không phải là các đối thủ chính trị.
Kẻ thù chính của chúng ta là những quy luật vật lý.
Và chúng ta không thể thương lượng hay đàm phán với các nguyên tắc vật lý.
Mọi người nói rằng cần phải hy sinh cho sự sống còn của bầu sinh quyển của hành tinh để bảo đãm những điều kiện sống an toàn cho các thế hệ hiện tại và tương lai là một điều bât khả thi.
Thực ra người Mỹ đã từng có những hy sinh lớn lao để vượt qua những biến cố khủng khiếp trước đây.
Hãy nghĩ đến những người lính dung cảm lao lên bờ trong cuộc đổ bộ đầu tiên trên bãi biển Omaha ở Normandy trong ngày D. Day.
Hãy nghĩ về Mục sư Martin Luther King và 600 lãnh đạo vận động cho quyền dân sự đã đối mặt với mọi rủi ro trong cuộc tuần hành từ Salma đến Montomery.
Hãy nghĩ về lời tuyên bố của tổng thống John Frank Kenedy vào năm 1962 rằng nước Mỹ chọn sẽ đi lên mặt trăng trong thập niên này và làm những điều lớn lao khác.
Không phải vì chúng dễ dàng mà vì chúng khó khăn.
Có lẽ điều đó là bât khả thi.
Nhưng khi nhìn vào các con số này, nhìn vào các dữ kiện khoa học hiện có và tốt nhất thì tôi nghĩ đó chính xác là điều chúng ta đang phải đối mặt.
Nhưng các ông bà không nên dành hết thời gian để mà mơ mộng hoặc xem điều này như một cuộc chiến chính trị cần phải dành thắng lợi.
Các ông bà đừng đánh cược tương lai con cái mình vào xác suât xấp ngửa của một đồng xu.
Thay vào đó các ông bà cần phải đoàn kết lại đằng sau các con số khoa học. Các ông bà phải hành động.
Các ông bà phải làm được cái điều bất khả thi. Bởi vì đầu hàng và buông xuôi không bao giờ là một chọn lựa cả.
Cảm ơn”
If you don’t act like adults, we will.
Ở tuổi 16, Greta Thunberg tạo một cơn địa chấn với cả thế giới về vấn đề biến đổi khí hậu.
Để đến được New York cho hội nghĩ Biến đổi khí hậu cô đã dong thuyền buồm vượt Đại Tây Dương để không khí thải ra thêm khí thải vào bầu khí quyển.
Điều mà như em nói thật chẳng đặng đừng để một đứa trẻ 16 tuổi dong thuyền buồm đến đây vì biến đổi khí hậu thay vì đến trường và vui cùng bạn bè. Đây là một sự không đúng và không nên xảy ra
"Thật là không phải chút nào cả. Lý ra tôi không phải có mặt ở đây. Lý ra tôi đang ở trường, ở phía bên kia đại dương. Quý Vị đã cướp đi giấc mơ và tuổi thơ của chúng tôi bằng những lời sáo rỗng. Dẫu tôi may mắn thế nhưng con người ta đang đau khổ. Người ta đang chết. Toàn thể hệ thống môi sinh đang sụp đổ. Cả một tiến trình hủy diệt vĩ đại đang bắt đầu, vậy mà điều duy nhất mà quý vị chỉ nói đến là tiền và những câu chuyện viển vông bất tận về phát triển kinh tế. Sao quý vị có thể làm như vậy!”
Đúng vậy, "sao quý vị có thể làm vậy!"
Cùng lúc với việc chia sẻ hình bài phát biểu của cô bé tại Hội nghị Biến đổi khí hậu năm nay thì bức ảnh Greta ngồi tọa khán một mình trước tòa nhà quốc hội Thụy Điển trong mưa gió vào năm 2018 cũng được nhắc lại.
Và từ đó đến nay đã có hàng chục triệu học sinh sinh viên từ 150 quốc gia khắp thế giới đã xuống đường đồng hành cùng cô.
Vào hôm thứ 6 ngày 20/9 tại Úc, hơn 300 ngàn học sinh đã đồng loạt bãi khoá xuống đường biểu tình đòi hỏi chính phủ phải nỗ lực hơn nữa vì các tác hại môi trường đang diễn ra.
Thông điệp các em đưa ra thật chấn động, “If you don’t act like adults, we will” “Nếu người lớn không hành xử như người lớn thì trẻ con sẽ làm!”
Trái đât là ngôi nhà chung, là nguồn sống là mẹ của bao la của muôn loài.
Liệu chúng ta có muốn để lại một hành tinh đầy rác thải, đầy sự bât ổn của biến đối khí hậu, một ngôi nhà chông chênh ở vị trí tipping có thể sửa đổ nhào bât cứ lúc nào trong một tương lai rât gần cho con cháu chúng ta?
Nói như cô bé Greta Thunburg, liệu chúng ta có đẩy con mình lên một chuyến bay tương lai mà biêt rằng có hơn 50% khả năng máy bay sẽ bị rới?
Phải chăng định mệnh đang gõ cửa trái đất và bảo với hành tinh xanh rằng thời kỳ mưa thuận gió hoà đã qua và trái đất đang đi rất nhanh vào thời kỳ suy vong mà đích đến là huỷ diệt?
Bản giao hưởng số 5 cung đô thứ hay còn gọi là bản giao hưởng Định Mệnh của Bethoven mà chúng ta đang nghe ngợi ca tình yêu cuộc sống, cuộc chiến của con người chống lại định mệnh đang gõ cửa.
Bản giao hưởng gồm bốn chương nói về sự sợ hãi, tuyệt vọng, sau cùng, thắng lợi, ngợi ca tình yêu cuộc sống.
Hãy để định mệnh hạnh phúc gõ cửa nhà thay vì là định mệnh bât an.
Hãy để những Bethoven tương lai được hưởng hạnh phúc trên một hành tinh mà ông bà để lại là màu xanh chứ không phải là những trận cuông phong, tsunami, cháy rừng và rác rưởi.
Hãy bắt đầu từ mỗi người từ những việc nhỏ nặt nhất tôn trọng sự sống của mọi loài đừng vì sự sông của con người mà tận diệt thiên nhiên.
Đừng để rác thải nhựa hôm nay của chúng ta trở thành vấn nạn cho tương lai của thế hệ sau.
Và cùng nhau lên tiếng nói về môi trường.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại