‘Lý thuyết Chủng tộc Phê phán rất mù quáng. Đó là một sự dối trá’.
Những chính trị gia như Ted Cruz chỉ trích Lý thuyết Chủng tộc Phê phán, và còn có những phụ huynh sống tại bang Virginia ủng hộ trường học, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục, nên dạy cho học sinh về những hình thức phân biệt sắc tộc ngược mà nạn nhân là người da trắng.
Đây là một môn học phức tạp, được đưa vào chương trình học từ những năm 1970, chỉ sau thời kỳ của phong trào dân quyền.
Môn học này không phân tích hành vi cá nhân, mà xem xét hệ thống phân biệt sắc tộc của cả một thể chế.
Nhiều giáo viên nói thực tế là môn học này không nên dạy cho học sinh, bởi vì nó quá phức tạp.
Chưa kể tại một vài trường học, trong đó có những trường của bang Ohio, đã bắt đầu cảm thấy khó khăn hơn khi dạy các vấn đề chẳng hạn như sắc tộc, sự công bằng và sự đa dạng, đó là hậu quả chủ yếu từ những cuộc biểu tình chống phân biệt sắc tộc chưa từng có đã xảy ra vào năm ngoái.
Những học sinh này thuộc miền Trung Ohio đang kể lại chính xác họ được dạy gì ở trường học.
‘Đó quả là một chủ đề khó. Và rất khó để mọi người trong lớp nói chuyện về chủ đề này mà không khiến cho một bạn nào đó buồn bã. Tôi nghĩ trường học đang thật sư lo ngại về môn học này.’
‘Chúng tôi nói về phân biệt sắc tộc, thỉnh thoảng mọi người nói đến phong trào Black Lives Matter và những điều tương tự. Họ nói rằng chúng ta phải công bằng trong mọi việc’.
Nếu quả như lời các học sinh nói thì môn học này nghe có vẻ vô thưởng vô phạt.
Tuy nhiên những người phản đối lý thuyết chủng tộc phê phán cho rằng khoác dưới lớp áo của sự nhạy cảm về sắc tộc, các trường học về căn bản là khiến những học sinh da trắng cảm thấy hổ thẹn.
‘Khi họ nói với trẻ em rằng họ bị áp bức, hay họ là kẻ áp bức, họ là người có đặc quyền hay họ là nạn nhân. Thì những điều này hoàn toàn sai rồi. Đó là giáo lý chứ không phải giáo trình.’
Ilana Fishbein là một nhân viên xã hội, và là người đứng đầu phong trào Chống Giáo dục Chuyển hướng Cánh tả. Đó là một tổ chức đấu tranh chống lại điều mà họ gọi là trẻ em ở trường học đang bị truyền bá những tư tưởng cánh tả.
‘Họ dạy cho những đứa trẻ da trắng rằng các em được thừa hưởng một đặc quyền, rằng các em là những người áp bức chỉ vì các em là người da trắng, và mọi thứ mà các em đạt được trong cuộc đời, dù với bất kỳ thành tựu nào, thì đều là nhờ một thực tế là các em có một làn da trắng. Chứ không phải vì các em đã làm việc chăm chỉ hay các em có tài năng.’
Thật sự có phải mọi thứ chỉ đơn giản như vậy? Nói rằng cứ người da trắng thì là những kẻ áp bức và người da màu thì sao? Họ là nạn nhân sao?
Giáo sư Vincent Jungkunz lý thuyết gia về sắc tộc phê phán, thuộc trường đại học Ohio nói:
‘Tất nhiên là không. Lý thuyết chủng tộc phê phán không nói về tội lỗi. Nó không nói rằng người da trắng là phân biệt sắc tộc. Và nó hoàn toàn không khiến cho ai cảm thấy tội lỗi cả. Nhưng bất cứ khi nào chúng tôi thúc đẩy tại Hoa Kỳ những điều căn bản chẳng hạn như cố gắng hòa nhập hơn, cố gắng mang lại sự bình đẳng nhiều hơn, đấu tranh chống lại sự phân biệt sắc tộc, thì phản ứng này đều xảy ra ở một số lượng đáng kể những người da trắng, họ chỉ chống lại nó mà không quan tâm nó là gì. Chúng tôi cố gắng nói rằng chúng ta đã đạt được những tiến bộ như thế này này và đây chính là sự tiến bộ. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ thật sự yêu cầu người da trắng có tư duy phản biện về sự phân biệt sắc tộc.’
Những người ủng hộ Lý thuyết Chủng tộc Phê phán nói rằng đảng Cộng hòa không thật sự hiểu về môn học này và họ chỉ đang sử dụng nó như một câu nói cửa miệng để củng cố nền tảng của đảng, khi họ đang tuyệt vọng thúc đẩy nhằm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm tới.
Còn những chuyên gia tư vấn tại trường học như cô Norma Ortega tại Ohio cảm thấy điều quan trọng là phải nói cho trẻ em biết.
‘Bởi vì các em đều nhìn thấy những gì đang xảy ra trên thế giới. Bạn biết đấy, chúng ta cần phải, ngay cả tôi đối với các con tôi, cũng cần phải giáo dục các em, để các em phát triển quan điểm cá nhân, nhưng hiểu biết rằng thế giới được làm nên bởi rất nhiều loại người khác nhau và làm cách nào chúng ta chấp nhận điều đó cũng như tôn trọng thực tế đó.’