Các trường đại học Úc kêu gọi sinh viên tự tìm hiểu, thay vì nghe theo cảnh báo phân biệt sắc tộc của Trung Quốc

Các chuyên gia giáo dục quốc tế nói rằng sinh viên đang bị sử dụng như “những con tốt trong một ván cờ địa-chính-trị” sau khi Trung Quốc cảnh báo sinh viên nên thận trọng khi học tập tại Úc.

student, library, la trobe university

澳大利亚大学生如果在第一学年有一半课程不及格,他们可能会失去高等教育贷款项目HELP的资金支持 Source: Pixabay Andrew Tan

Highlights
  • Trung Quốc tuyên bố sinh viên đang hoặc định dụ học Úc nên xét lại việc đến Úc vì nạn phân biệt sắc tộc ở Úc và vì Úc không hiệu quả trong chống chọi coronavirus.
  • Các trường đại học Úc cho rằng sinh viên đang bị coi là “những con cừu” thúc giục sinh viên tự mình tìm hiểu chứ đừng vội tin.
  • Chưa có ngày chính xác Úc mở cửa biên giới cho sinh viên quốc tế quay lại, theo lộ trình ba bước sẽ là tháng Bảy.
Khu vực trường đại học của Úc đang kêu gọi chính phủ liên bang hãy gấp rút tu chỉnh mối quan hệ với Trung Quốc trước khi các trường đại học và sinh viên phải trả giá cho mối quan hệ căng thẳng này.

Vào tối thứ Ba, Bộ giáo dục Trung Quốc nói với sinh viên rằng họ nên “thận trọng khi chọn đi Úc hoặc quay lại Úc để học” sau “nhiều sự kiện phân biệt đối xử với người châu Á ở Úc”.
Với mô hình tình toán gần đây của các trường đại học Úc cho thấy các tổ chức giáo dục đại học sẽ mất tới $4.8 tỷ đô la trong bốn năm tới khi sự sụp đổ kinh tế vì coronavirus tiếp tục gây ảnh hưởng, thông báo của Trung Quốc chỉ mang lại thêm nhiều bất ổn cho ngành.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Úc Phil Honeywood cho biết ông hy vọng chính phủ liên bang sẽ làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc để bảo đảm sinh viên cảm thấy thoải mái khi trở lại đất Úc.

“Chúng tôi hy vọng rằng ý thức chung sẽ thắng thế ở đây và ngành này sẵn sàng hợp tác với chính phủ của chúng ta để chắc chắn rằng các cuộc đàm phán được thực hiện một cách thân thiện dễ chịu,” ông Honeywood nói với SBS News.

“Rõ ràng đó thực sự là một chuyện xấu hổ nếu sinh viên và những người trẻ tuổi đang bị sử dụng như những con tốt trong một ván cờ địa-chính-trị đang được chơi trên sân khấu thế giới.”
Các trường đại học đang vận động hành lang cho sinh viên quốc tế bị mắc kẹt ở nước ngoài vì biên giới đóng cửa để giải quyết dịch bệnh coronavirus được phép quay lại kịp thời gian bắt đầu học kỳ hai vào tháng tới.

Mặc dù Trung Quốc chưa đưa ra chính thức lệnh cấp sinh viên quay trở lại Úc, nhưng lời khuyên hôm thứ Ba từ phía Trung Quốc nói rằng Úc cũng đã không “kiểm soát hiệu quả” được đại dịch, thêm vào đó là “có những rủi ro trong việc đi lại quốc tế và mở cửa các khu học xá”.

Ông Honeywood cho biết ông hy vọng “lẽ thường sẽ thắng thế” khi Úc chuyển qua giai đoạn cho phép sinh viên quốc tế quay lại, trở về trường học.
“Phụ huynh Trung Quốc nhận thức rất rõ rằng Úc là một quốc gia an toàn, thân thiện và chúng tôi đã nhận được hơn 200,000 sinh viên Trung Quốc mỗi năm trong 15 năm hơn,” ông nói.

“Các cố vấn của Chính phủ Trung Quốc rõ ràng sẽ có một số ảnh hưởng, nhưng phụ huynh sẽ quyết định những gì tốt nhất cho con cái của họ.”

Thủ tướng Scott Morrison trước đây đã chỉ ra rằng sinh viên quốc tế có thể quay trở lại Úc sớm nhất là vào tháng Bảy, gia đoạn ba trong kế hoạch ba bước mở cửa lại nước Úc sau coronavirus của chính phủ ông, nhưng đến nay chưa có ngày nào được ấn định.
Giám đốc điều hành của Group of Eight (nhóm 8 trường đại học danh tiếng của Úc), Vicki Thomson nói rằng tuyên bố của Trung Quốc đã thực gây thất vọng và kêu gọi sinh viên tự tìm hiểu trước khi quyết định có quay trở lại Úc hay không.

“Go8 cam kết tuyệt đối với sinh viên quốc tế của chúng tôi và duy trì mối quan hệ hợp tác và tích cực với Trung Quốc, nhưng những tuyên bố như thế này khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn trong thời điểm khó khăn,” bà Thomson nói.

“Chúng tôi mong muốn có thể chào đón sinh viên trở lại trường của chúng tôi ngay khi lời khuyên về y tế của chính phủ Úc chỉ ra rằng chúng tôi có thể.”
Quyền Tổng trưởng Di trú Alan Tudge cho biết ông không đồng ý với đánh giá của Trung Quốc về các cuộc tấn công sắc tộc ở Úc.

“Tôi chỉ đơn giản nói rằng, ừ thì đã có một số trường hợp cá nhân nổi tiếng xảy ra ở Úc, nhưng chúng là hành động của một nhóm tuyệt đối thiểu số nhỏ bé của những kẻ ngốc hèn nhát,” ông Tudge nói vào sáng thứ Tư.

“Tôi nghĩ rằng đại đa số người Úc cũng đã kinh hoàng trong những trường hợp đó, như tôi, như ông thủ tướng.”
Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc ngày càng căng thẳng kể từ khi đại dịch coronavirus diễn ra vào đầu năm nay.

Tháng trước, Úc đã dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu thành công câu gọi thực hiện một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19, với việc Trung Quốc đáp trả bằng cách tát vô mặt kinh tế Úc, áp đặt 80 phần trăm thuế quan đối với nhập khẩu lúa mạch Úc, làm tê liệt ngành nông nghiệp.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 10 June 2020 3:37pm
Updated 12 August 2022 3:21pm
By Claudia Farhart, Trinh Nguyen

Share this with family and friends