Các trường đại học Úc có thể mất 16 tỷ đô la doanh thu trong bốn năm tới.
Đó tính toán dựa theo mô hình mới do các trường đại học Úc thực hiện.
Catriona Jackson là giám đốc điều hành của cơ quan quản lý giáo dục đại học và trên đại học nói rằng, doanh thu của lĩnh vực này thu từ học phí sinh viên quốc tế đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc đóng cửa biên giới của Úc.
"Gần một nửa số sinh viên quốc tế sẽ nhập học vào học kỳ thứ hai, vì vậy mà bây giờ rõ ràng họ sẽ không thể nhập cảnh để vào Úc được, và như thế cũng có nghĩa là một số lớn các tân sinh viên sẽ không thể nhập học. Khi mà sinh viên năm nhất không thể bắt đầu vào năm nay thì sẽ không có sinh viên năm 2 cho năm tới, và sẽ không có sinh viên năm 3 cho năm tới nữa. Điều đó cho thấy nó không phải là vấn đề của một năm cho các trường đại học. Đó là một vấn đề của hai, ba, bốn năm."
Mô hình tính toán của các trường đại học Úc cho thấy ước tính khu vực giáo dục đại học sẽ thất thu từ 3,1 tỷ đô la đến 4,8 tỷ đô la trong năm nay.
Bà Jackson cho biết các ước tính độc lập đưa ra con số là từ 3,3 tỷ đến 3,5 tỷ đô la vào hoạt động nghiên cứu ở đại học.
"Đây là một nguồn thu mà quốc gia không cho phép mình bị mất đi. Sở dĩ chúng ta làm tốt việc hạn chế lây lan của coronavirus phần lớn là nhờ nỗ lực phi thường từ nghiên cứu và các chuyên gia y tế, những người đang giúp bảo vệ sự an toàn cho chúng ta hàng ngày ở tuyến đầu, trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị và tìm vắc-xin. "
Giáo sư Frank Larkins là cựu Phó hiệu trưởng phụ trách về các dự án nghiên cứu tại Đại học Melbourne.
Giáo sư Larkins nói rằng, mô hình mà ông thực hiện với một đồng nghiệp đã cho thấy, bảy trường đại học không có dự trữ tiền mặt và đầu tư cần thiết để đối phó với tác động tức thời của sự suy giảm doanh thu từ các sinh viên quốc tế trong năm nay.
Ông nói rằng các trường đại học Monash, R-M-I-T, U-T-S, La Trobe, Central Queensland, Southern Cross, và Canberra nằm trong nhóm có nguy cơ cao nhất, tất cả các trường này ngoại trừ La Trobe thì có đến hơn 30% doanh thu của họ là từ học phí sinh của viên quốc tế.
"Nếu một trường đại học làm mất nguồn thu từ việc học hành nghiên cứu của các sinh viên nước ngoài, như chúng tôi dự đoán, và về cơ bản, đó là 40% doanh thu cho cả năm nay, các trường đại học như RMIT, sẽ bị hụt khoảng 137 triệu, Đại học UTS thiếu khoảng 77 triệu. "
Giáo sư Larkins nói rằng mô hình cho thấy vấn đề sẽ ngày càng tồi tệ hơn trong dài hạn.
"Do các khoản lỗ tích lũy sang năm thứ hai và thứ ba, chúng tôi đã tính toán thì thấy rằng ví dụ như RMIT, vào năm 2023, sẽ thiếu khoảng 500 triệu. UTS sẽ thiếu khoảng 330 triệu."
Giáo sư Larkins nói rằng các trường đại học sẽ phải hành động quyết liệt để cắt giảm chi phí hàng năm để cân đối ngân sách, bao gồm xem xét số lượng khóa học được cung cấp và đánh giá khả năng mở cửa của nhiều cơ sở.
"Hơn 50% chi phí mà một trường đại học bỏ ra là trả cho nhân viên. Một điều có thể nhìn thấy trước cũng như các trường đại học Úc và các trường khác đã dự đoán rằng khoảng 21.000 việc làm trong lĩnh vực này có thể bị mất trong thời gian từ ba đến năm năm tới."
Đại học Deakin là một trong những tổ chức giáo dục lập kế hoạch cho việc giãn người lến đến hàng trăm vị trí.Catriona Jackson nói rằng các trường đại học đang xem việc cắt giảm việc làm như một phương sách cuối cùng phải viện đến.
"Tất cả các loại dự toán về tài chánh, về cơ sở hạ tầng quan trọng, đã bị hoãn lại, tất cả các loại thảo luận đang được thực hiện với các cơ quan nhà nước, với các ngân hàng về các khoản vay cũng đã dừng lại. Mọi lựa chọn đang được thực hiện là nhằm cố gắng và giảm bớt sự quá khả năng giới hạn để các trường đại học còn có thể có cơ hội thoát khỏi điều này một cách ít thiệt hại nhất. Điều đó nói rằng, 16 tỷ đô la trong bốn năm là một khoản tiền rất lớn và sẽ cần thêm hỗ trợ từ chính phủ liên bang."
Bà nói rằng nền kinh tế Úc sẽ không phục hồi ở trạng thái cần thiết nếu không có nghiên cứu đi đầu.
"Đó là một thứ tạo ra kiến thức, tạo ra việc làm, tạo ra các ngành công nghiệp mới, và đó chính là những gì chúng ta cần ngay bây giờ giữa tình trạng suy thoái tài chính rất nghiêm trọng này. "
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung