Highlights
- Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton cho rằng coronavirus là hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan của Liên Hợp Quốc đã không hành động vì lợi ích toàn cầu.
- Chỉ trích WHO ủng hộ việc mở cửa lại chợ động vật sống của Trung Quốc, nhưng Úc sẽ không theo chân Mỹ rút tài trợ.
- Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg cho rằng WHO mang đến giải pháp tốt cho địa phương nhưng tệ trong các quyết định chính trị.
Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton đã chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới về thị trường động vật sống của Trung Quốc, ủng hộ việc đánh giá lại các liên kết của Úc với các cơ quan của Liên Hợp Quốc.
Nhưng Tổng trưởng Nội vụ cũng cảnh báo không đi theo hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump chấm dứt tài trợ cho WHO trong đại dịch coronavirus.
Ông Dutton tin rằng việc Úc cắt đứt quan hệ với cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc có thể khiến các quốc gia khác gặp nguy cơ không có được những tiến bộ chiến lược trong bối cảnh các quốc gia nghèo hơn ở Thái Bình Dương phải đối phó với sự bùng nổ tàn khốc của dịch bệnh.
“Chuyện quan trọng là chúng ta không để các quốc gia khác nhân cơ hội này sử dụng nó để tạo tác động đòn bẩy của họ trong một số cộng đồng,” ông nói với đài phát thanh 2GB hôm thứ Năm.
Ông Dutton nói rằng WHO cần phải nhận trách nhiệm trong thái độ ủng hộ việc mở lại các chợ động vật tươi sống của Trung Quốc, nơi nghi ngờ đã bắt nguồn đại dịch COVID-19 và cũng là nơi nghi ngờ virus này có khả năng đã được truyền sang người.
“Tôi nghĩ đó là một sai lầm to lớn và họ cần đánh giá lại lời khuyên của họ,” ông nói.
Ông nói rằng rõ ràng thông qua một số trường hợp, bao gồm cả dịch SARS bùng phát, chợ động vật sống là một vấn đề nghiêm trọng.
“Trung Quốc cần thay đổi một số cách thức, bao gồm cả việc liên quan đến chợ động vật sống, và cách dẫn đến sự lây lan của dịch bệnh,” ông nói.
Ông Dutton nói rằng chính phủ đã chuẩn bị để triệu tập WHO và các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, đồng thời đánh giá lại hành động của họ.
“Tôi nghĩ rằng đã có một hồi chuông cảnh tỉnh lớn về coronavirus,” ông nói.
Tổng trưởng Dutton là một người thường xuyên chỉ trích cơ quan tị nạn của LHQ liên quan đến những đánh giá thấp của tổ chức này đối với các chính sách bảo vệ biên giới của Úc.
“Có những cơ quan khác trong Liên Hợp Quốc mà tôi cho rằng đã không hành động vì lợi ích toàn cầu, chắc chắn đã không hành động vì lợi ích của nước Úc,” ông Dutton nói.
“Tôi nghĩ rằng đã có một sự thức tỉnh lớn từ đại dịch coronavirus. Nếu có một lợi ích nào đó trong tình trạng khủng khiếp này, thì đó là sẽ là một sự đánh giá lại một số trong những hành động này, và tôi nghĩ rằng công chúng sẽ không đòi hỏi gì nhiều hơn việc đó.”
Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg cho biết Úc sẽ tận dụng tư cách thành viên của WHO để thúc đẩy cải cách.
“WHO làm công việc quan trọng trong khu vực của chúng tôi và chúng tôi muốn thấy điều đó tiếp tục,” ông nói với đài phát thanh ABC.
“Các giải pháp thực tế do WHO cung cấp tại địa phương có lợi hơn nhiều so với một số quyết định chính trị mà họ đã thực hiện.”
Một nhóm các giáo sư người Úc làm việc tại các trung tâm hợp tác với WHO đã chỉ trích Hoa Kỳ việc rút tiền tài trợ.
"Chúng tôi nhất trí khi nghĩ rằng việc rút tài trợ của WHO là một thảm họa sức khỏe toàn cầu (điều đó) sẽ dẫn đến có thêm nhiều ngàn trường hợp tử vong và những trường hợp có khả năng tránh được trong dịch bệnh COVID-19,” họ nói trong một thông cáo.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại