Hơn 80% người Hồi giáo bị phân biệt đối xử ở Úc

Feature

Zaahir Edries Source: Supplied

Một phúc trình mới cho thấy phần lớn người đạo Hồi ở Úc đã trải qua một số hình thức phân biệt đối xử trong cuộc đời của họ. Các phát hiện được Ủy ban Nhân quyền Úc công bố hôm nay (19/7).


Khi thoát khỏi chế độ Apartheid ở Nam Phi vào lúc 5 tuổi, Zaahir Edries đã tưởng tượng ngôi nhà mới của mình là một nơi hoàn toàn bình đẳng.

"Tôi sinh ra ở Nam Phi, lúc còn nhỏ tôi cùng gia đình di cư đến Úc, thoát khỏi chế độ Apartheid khắc nghiệt ở Nam Phi. Vì vậy, điều quan trọng đối với chúng tôi là được đến một nơi cho chúng tôi cơ hội tốt, đếnÚc."

Nhưng khi ở Úc vào lúc thế giới vừa chứng kiến vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ, cậu bé Hồi giáo và gia đình trải qua không ít khó khăn.

“Một thời gian sau ngày 11 tháng 9, mọi thứ đối với tôi thay đổi khá nhiều. Thái độ của người xung quanh trở nên khác đi đối với đức tin và danh tính của tôi, khiến tôi khó tương tác với họ hơn. Tôicũng được yêu cầu giải thích các sự kiện của một số tội phạm khủng bố ở bên kia thế giới, chúng tôi chưa từng bị chất vấn như vậy.

Edries nói rằng khi ông lớn lên và tiến bộ trong sự nghiệp, ông cũng từng bị phân biệt đối xử.

"Vào tháng Ramadan, tôi đang nhịn ăn, quản lý của tôi khi đó đề nghị cấp trên dời  buổi họp mặt nhân viên sang tuần khác vì một vài ngườiđang nhịn ăn. Và người quản lý cấp cao nói là: có bao nhiêu người trong số họ đang làm việc ở đây? Có lẽ chúng ta nên để mắt đến họ. Thái độ kiểu đó không phải là bất thường. Nó khiến tất cả chúng ta bị sốc, nhưng nó đã trở thành tiêu chuẩn cho rất nhiều người đang sống và làm việc trong một xã hội phân biệt chủng tộc."

Một phúc trình mới được gọi là "Chia sẻ kinh nghiệm của người Hồi giáo ở Úc" cho thấy Edries không đơn độc. 80% trong số hơn 1.000 (1017) người tham gia khảo sát nói rằng họ đã trải qua một số hình thức phân biệt đối xử.

50% cho biết họ bị phân biệt đối xử khi làm việc với cơ quan thực thi pháp luật.

48% cho biết họ bị nhắm mục tiêu ở nơi làm việc hoặc khi tìm việc làm, trong khi 29% cho biết đã trải qua một số hình thức phân biệt đối xử trong các cơ sở giáo dục.

Nhà hoạt động chống kỳ thị Hồi giáo, Mariam Veiszadeh chia sẻ về hành vi lạm dụng có chủ đích.

"Tất cả mọi thứ, từ việc cảnh sát tuần tra nhà tôi vì những lời đe dọa chết chóc mà tôi liên tục nhận được, cảnh sát theo dõi cuộc gọi từ những kẻ phạm tội liên tục nhắm vào tôi và đe dọa tôi ... chođến những điều kỳ lạ như địa chỉ của tôi bị tiết lộ, cũngmay làtôi đã chuyển nhà, tôi biết điều đó sau đó thịt heođược gửi đến địa chỉ cũ của tôi. Nhiềuđiều khác nhau xảy ra với tôi nhưng tôi biếtrằng đó là những ví dụ cực đoan do tôi tham gia chống kỳ thị người Hồi giáo."
Phúc trình cũng cho thấy cứ bốn người Hồi giáo ở Úc thì có một người không dám lên tiếng khi bản thân họ, hoặc một người nào đó mà họ biết, bị phân biệt đối xử.
Bà Mariam Veiszadeh nói rằng điều đáng lo ngại hơn là những người dám lên tiếng không được hỗ trợ đầy đủ.

"Tôi e rằng có nhiều cá nhân hàng ngày đang đối mặt với tình trạng ghét Hồi giáo mà chúng tôi đang tìm cách thay đổi, để có một tổ chức mà cộng đồng Úc có thể hướng tới để có thể ghi nhậnnhững sự việc này. Nhưng tôi không ngạc nhiên về những phát hiện này. Như tôi đã nói, chúng tôi yêu cầu các nguồn lực bổ sung dành riêng cho lĩnh vực này để có thể vẽ một bức tranh chính xác hơn về tình trạng kỳ thị Hồi giáo đang xảy ra trên khắp nước Úc."

Một trong những khuyến nghị trong phúc trình là kêu gọi chính phủ Liên bang lập khuôn khổ chống phân biệt chủng tộc.

Ông Chin Tan, Ủy viên Chống Phân biệt Chủng tộc tại Ủy ban Nhân quyền Úc cho biết:

"Úc tự hào là một quốc gia bình đẳng và vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải nhấn mạnh sự bình đẳng bằng cách tôn trọng phẩm giá và quyền được đối xử bình đẳng của mọi người tại quốc gia này."

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share