Cuộc điều tra Hoàng gia tìm kiếm những vấn đề của người khuyết tật qua lăng kính văn hóa

Sydney pedestrians

Pedestrians walk on the streets of the CBD in Sydney, Wednesday, September 4, 2019. Source: AAP

Cuộc Điều Tra Hoàng Gia Về Việc Đối Xử Với Người Khuyết Tật yêu cầu người dân Úc khuyết tật thuộc nguồn gốc di dân không nói tiếng Anh, hãy chia sẻ các kinh nghiệm sống của họ. Ủy Ban Điều Tra cho biết, các câu chuyện nầy sẽ giúp hiểu biết tốt hơn về thái độ, các rào cản ngôn ngữ và những điều cấm kỵ của họ.


"Là một quốc gia đa văn hóa, tôi khuyến khích những người khuyết tật thuộc nguồn gốc không nói tiếng Anh, hãy lên tiếng và kể lại câu chuyện độc đáo của mình".

"Đó là chuyện về một di dân khuyết tật, bị bạo hành cũng như những điều tích cực của một di dân bị khuyết tật”, Dominic Golding.

Đó là lời ông Dominic Golding, người phụ trách chính sách và kế hoạch, của Liên Minh Toàn quốc Những Người Khuyết tật Sắc tộc.

Chào đời tại Việt Nam, ông Golding là một trẻ mồ côi với đôi tai nghe không rõ cũng như bị bại não, khi di cư sang Úc vào thập niên 1990.

Ông cho biết, thái độ đối với người khuyết tật khác nhau giữa các cộng đồng.

Đó là lý do vì sao Cuộc Điều tra Hoàng gia về Người Khuyết tật muốn nói chuyện với họ, vốn thuộc nguồn gốc di dân hay không nói tiếng Anh.

Trong khi đó, chủ tịch của Ủy Ban Điều Tra là ông Ronald Sackville cho biết, đây là điều quan trọng là để Ủy hội biết được các vấn đề liên quan đến văn hóa của những người Úc nầy phải đối diện, hầu đưa ra các khuyến nghị hữu hiệu.

“Có khoảng 29 phần trăm những người khuyết tật từ trung bình đến nặng trên nước Úc, với nguồn gốc và văn hóa khác biệt, rồi có khoảng 25 phần trăm những người tương tự chẳng nói tiếng Anh ở nhà".

'Vì vậy chúng ta đề cập đến một số đông những người như vậy và nỗ lực của chúng tôi nhằm bảo đảm là, họ cảm thấy dễ chịu trong việc giao tiếp với Ủy ban".

"Đây là điều thực sự rất quan trọng, để chúng tôi hiểu được các khó khăn mà họ đương đầu”, Ronald Sacville.

Ông Golding nói rằng sáng kiến nầy có thể giữ một vai trò quan trọng, trong việc cải thiện việc chăm sóc cho những người khuyết tật có nguồn gốc văn hóa khác nhau và cho cuộc sống của họ.

“Khuyết tật và văn hóa hoàn toàn có các ảnh hưởng rất đáng kể, về việc họ nhận thức chính họ như thế nào, làm sao để giao tiếp với cộng đồng của họ và là sao để họ vượt qua những điều cấm kỵ về khuyết tật, mà theo khả năng của chúng tôi, được xem là ngang bằng với mọi người khác trong cộng đồng”, Dominic Golding.

Vì vậy tại sao Ủy ban Điều tra lại kêu gọi sự cộng tác của những người khuyết tật, thuộc nguồn gốc và văn hóa khác biệt?

Hồi tháng 10 năm rồi, Ủy ban yêu cầu cuộc điều tra được nới rộng thêm một năm rưỡi, cũng như kêu gọi có các kiến nghị giữa lúc có nhiều quan ngại, là cuộc điều tra chỉ có các dữ kiện giới hạn về những người khuyết tật thuộc các cộng đồng đa văn hóa.

Nay Ủy ban Điều tra Hoàng gia ban hành văn bản có tên là ‘Kinh nghiệm về Những Người Khuyết tật Thuộc Nguồn gốc Văn hóa và Ngôn ngữ khác biệt’.

Đây là một lời kêu gọi mới, nhằm nhận được các kiến nghị về các rào cản hay những thực hành tốt đẹp trong hệ thống, bao gồm sự tương tác với các dịch vụ như giáo dục, y tế, bác sĩ gia đình, bệnh viện, dịch vụ y tế cộng đồng, dịch vụ y tế tâm thần và nha khoa.

Việc nầy cũng hy vọng nhận được kinh nghiệm của người người khuyết tật với dịch vụ di trú, tòa án, nhà tù, cảnh sát, việc chuyên chở, nơi làm việc, các nhóm khác nhau và Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật NDIS.

Văn kiện nầy hiện có bằng các loại ngôn ngữ như Ả Rập, Pháp, Hindi, Samoa, tiếng Hoa, Tây Ban Nha, Tagalog, tiếng Việt và Anh ngữ.

Ông Sackville cho biết, việc nầy sẽ giúp cho Ủy ban đạt được mục tiêu sơ khởi, là tạo ra một xã hội gắn kết hơn trong việc chú tâm đến những người bị thiệt thòi.

“Nếu chúng tôi nghe được, từ những người khuyết tật thuộc các cộng đồng có nguồn gốc và văn hóa khác biệt, chúng tôi có những ý kiến tốt hơn về những gì họ đối phó, cùng các khuyến nghị để giúp họ tiếp cận với các dịch vụ tốt hơn".

"Họ trở thành một phần trong cộng đồng rộng lớn của nước Úc, để bảo đảm rằng họ không phải là đối tượng bị kỳ thị hay bất lợi, theo các cách thức đã xảy ra trong quá khứ”, Ronald Sackville.
"Nếu chúng ta có thể nhận được kết quả hai cuộc điều tra ngay trong thế hệ của chúng ta, thì đó là một điều rất tốt cho chúng ta và cho thế hệ con cháu, tôi thực sự hy vọng như vậy”, Mary Patetsos.
Ông hy vọng việc nầy sẽ giúp hiểu biết tốt hơn, về việc làm thế nào văn hóa và ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một số người khuyết tật, nếu các cộng đồng có các thái độ tích cực hay bảo vệ đối với họ và lý do vì sao, người ta vẫn chọn cách không bị xác định là người có khuyết tật.

Các phúc trình trước đây tìm thấy rằng, những người khuyết tật thuộc nguồn gốc và văn hóa khác biệt, thường bị cấm kỵ và cô lập, do thái độ hay những nhận thức sai lầm.

Ông Dominic Golding cho biết, việc nầy có thể quá đáng, qua thái độ đối với người khuyết tật của cộng đồng rộng lớn.

“Tôi có kinh nghiệm sống của một người khuyết tật, thuộc nguồn gốc và văn hóa khác biệt".

"Những rào cản và kinh nghiệm về di trú của chúng ta, vấn đề định cư và tầm trú của người khuyết tật, thực sự gây ảnh hưởng với chúng tôi, về việc làm thế nào để thương thảo và tương tác với dịch vụ khuyết tật".

'Ngoài ra còn các dịch vụ chính mạch như trường học, nhà thờ, cùng nền văn hóa ở cấp cao hơn, điều quan trọng là các kinh nghiệm của chúng tôi cũng có một lăng kính văn hóa, giống như tầm nhìn của họ”, Dominic Golding.

Vậy thì có bao nhiêu kiến nghị, mà Ủy ban Điều tra Hoàng gia nhận được?

Kể từ khi thành lập Ủy ban Điều tra Hoàng gia vào tháng 4 năm 2019, có hơn 2 ngàn kiến nghị và gần 8 ngàn cú gọi điện thoại đã nhận được.

Ủy ban đã ấn hành 14 tập tài liệu và 468 câu trả lời cho các ấn bản nầy.

Cho đến nay Ủy ban Hoàng gia cũng tổ chức 11 cuộc điều trần công khai và nhận được các bằng chứng về sự thiệt thòi trong hệ thống tư pháp, nhân dụng, giáo dục và liên quan đến những người Thổ Dân, cũng như các bất lợi đặc biệt trong thời buổi đại dịch.

Vì vậy chính xác là, Ủy ban Điều tra Hoàng gia mong muốn nghe tiếng nói của ai?

Được biết Ủy ban hy vọng nhận được kiến nghị từ các di dân, người tỵ nạn và người tầm trú, những người khiếm thính hay thính giác bị tỗn hại, người khuyết tật với visa tạm thời, người khuyết tật trong các trung tâm giam giữ di trú, giam giữ trong cộng đồng hay những nơi cầm giữ khác.

Trong khi đó, Liên đoàn Các Cộng đồng Sắc tộc hay FECCA có một Ủy ban Cố vấn về Khuyết tật, nhằm hỗ trợ những người thuộc mọi thành phần, trên khắp tiểu bang và lãnh thổ.

Chủ tịch là bà Mary Patetsos nói rằng, việc quản lý khuyết tật trong các gia đình thuộc nguồn gốc đa văn hóa, có thể là vấn đề phức tạp.

“Điều quan trọng là việc nhìn nhận rằng, các gia đình thường cảm thấy cô đơn và thiếu an toàn, họ thường cảm thấy hệ thống chẳng hiểu được nhu cầu của họ".

'Những gì chúng tôi cũng tìm thấy, là việc sử dụng chương trình Bảo hiểm Khuyết tật NDIS quá ít, dưới mức trung bình".

'Việc sử dụng chương trình NDIS đối với người khuyết tật thuộc nguồn gốc không nói tiếng Anh là rất thấp, do đó họ không tiếp cận dịch vụ nầy một cách đầy đủ”, Mary Patetsos.

Như vậy, làm thế nào quí vị có thể đệ đạt kiến nghị của mình?

Được biết việc đáp ứng có thể bằng văn bản, thu thanh hay quay hình, trong bất cứ ngôn ngữ nào.

Ngày hết hạn chính thức là 11 tháng 6, tuy nhiên các kiến nghị vẫn được chấp nhận sau kỳ hạn nầy, nếu cần thiết.

Các đáp ứng có thể được tiết lộ công khai nếu được phép của người công khai danh tính, hoặc có thể giữ ẩn danh.

Bà Patetsos khuyến khích mọi người hãy tiếp xúc với Ủy ban Điều tra Hoàng gia, vì Ủy ban sẽ cải thiện đáng kể hệ thống nầy cho các thế hệ mai sau.

“Sự thay đổi trong hệ thống là khó khăn, văn hóa thay đổi cũng khó khăn không kém, đó cũng là những khó khăn trong một môi trường mà tài nguyên giới hạn".

"Có hai Ủy hội Hoàng gia song hành nhau, đó là việc điều tra về giới cao niên hiện có bản phúc trình chung cuộc trước mắt chúng ta và việc điều tra về người khuyết tật".

"Cả hai đều đề cập đến các hệ thống xã hội lớn lao tại Úc".

"Nếu chúng ta có thể nhận được kết quả hai cuộc điều tra ngay trong thế hệ của chúng ta, thì đó là một điều rất tốt cho chúng ta và cho thế hệ con cháu, tôi thực sự hy vọng như vậy”, Mary Patetsos.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share