Katelyn Smith 23 tuổi thích đá banh, chơi bowling và nấu nướng.
Trong khoảng không gian an toàn của cô, xa rời các định kiến vẫn theo đuổi cô trong suốt cuộc đời.
“Tôi bị bắt nạt nhiều lần tại trường vì tôi học chậm hơn các bạn khác".
"Tôi chẳng giỏi Anh văn, tôi không thể làm thế nào để giúp cho tôi, vì vậy các bạn gọi tôi là đứa ‘khùng’, bởi vì tôi luôn hỏi thầy giáo về các đọc một vài chữ”, Katelyn Smith.
Cô gái 23 tuổi chậm phát triển về trí tuệ được xem là người có nhiều tham vọng, cô là một lực sĩ thành công và sẽ đại diện cho nước Úc trong môn ném lao.
Thế nhưng cô cho biết, cô vẫn tranh đấu để xứng đáng với những người mà cô chưa hề biết hết.
“Mọi người chẳng tôn trọng tôi chút nào bởi vì họ biết tôi hơi chậm chạp, vì vậy họ hay nói xấu về tôi như ‘đây là cách bạn biết hay làm chuyện nầy’, khi họ chẳng biết gì về chuyện đó".
"Thế nhưng do họ biết tôi hiểu chậm, nên họ cho là tôi chẳng biết chi cả".
"Giống như họ chẳng có tin tưởng và tin cậy gì nơi tôi, nên họ đối xử với tôi như một kẻ khùng và ngu xuẫn”, Katelyn Smith.
Đó là thái độ không chấp nhận của những người khác muốn loại bỏ những người thiểu năng trí tuệ và có lẽ đó là một vấn đề tiềm ẩn trong các cuộc điều trần cá nhân tại phiên điều tra hiện nay của Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Khuyết tật tại Sydney.
Một nhân chứng có mặt trong buổi điều trần là bà Toni Mitchell từ Toowoomba ở Queensland, ra khai trình vào hôm thứ tư 19 tháng 2 vừa qua, về những kinh nghiệm của bà với con trai bà và với hệ thống y tế.
Bà cho biết bà phải luôn luôn điều chỉnh cuộc sống của con trai bà là Joshua, thường được biết dưới tên Joshy.
Ngay trước khi chào đời, Joshy được một chuyên gia về quang tuyến trong cuộc xét nghiệm trước khi sinh là cháu trai sẽ mắc chứng Down.
Đây là giây phút bà được biết tin tức nói trên.
“Mọi người cứ to nhỏ trong lúc tôi vẫn còn khóc, rồi hắn ta quay lại và nói ‘đây là một cuộc hẹn để kết thúc việc học’, sau đó cho tôi một tờ giấy và đi ra".
"Mọi người khác cũng ra khỏi lớp, rồi tôi bị bỏ lại đó với mẹ tôi và con tôi đang khóc".
"Đó là khởi đầu của chúng tôi về chuyện đó, nó đặt ra một lối sống cho Toni bởi vì từ lúc đó, họ hoàn toàn xóa sạch cuộc sống của hắn ta, khi họ cho rằng hắn chẳng đáng để sống”, Toni Mitchell.
Bà cho biết bà không hề nghĩ đến chuyện phá thai.
“Mọi người cần nên cởi mở, cần thấy được quí vị không cần phải hoàn hảo, khuyết tật thì vẫn được".
"Việc đó khiến cho cộng đồng thêm dồi dào các quan điểm khác nhau, do người ta mang lại các kinh nghiệm dị biệt của họ”, Toni Mitchell.
"Chúng ta hiện nghe thấy và trân quí tiếng nói của những người thiểu năng trí tuệ, mà tôi nghĩ là chuyện quan trọng nhất”, Julian Trollor.
Thế nhưng khi bà phải chiến đấu chống lại cả một thế giới những người bên ngoài, thì chính Joshy là một thế giới đã ổn định cho bà.
“Một cách riêng tư, tôi thích cái cách mà Joshy nhìn vào cuộc sống, tôi thích cách nó chấp nhận cuộc đời, tôi cũng thích việc cháu chấp nhận mọi người mà không phân biệt chi cả".
"Tôi thích cách cháu nhìn thế giới chung quanh. Quí vị hỏi cháuthích màu gì, thì đó là màu cầu vồng nhưng nó chẳng nhất định ở một việc nào cả".
"Cháu rất cởi mở với thế giới bên ngoài và tôi nghĩ thế giới cần nên rộng mở hơn với Joshy và bạn bè của cháu”, Toni Mitchell.
Trong khi đó, ông Jim Simpson là cố vấn cao cấp tại Hội đồng Những Người Thiểu Năng Trí Tuệ ở New South Wales, cũng là một nhân chứng tại Ủy ban Hoàng gia Điều Tra về Khuyết tật.
Ông mô tả sự kiện làm thế nào những người thiểu năng trí tuệ thường bị đối xử như là những người bị loại ra khỏi xã hội.
“Tôi nghĩ có những tình cảm những người bị thiểu năng trí tuệ, không thể nhìn thấy trong cách thức mà họ nên có".
"Nếu không quen với những người mà quí vị không nhất thiết cảm thấy thoải mái với họ và đó là một vấn đề nghiêm trọng về mặt lịch sử, do luôn có một tình cảm với những người khác nhau là họ không giống chúng ta".
"Trong một vài trường hợp, họ không thực sự là con người và chuyện đó thật kinh khủng”, Jim Simpson.
Còn Ủy ban Hoàng gia Điều tra cho biết, đã nhận được hơn 590 kiến nghị từ những người khuyết tật, gia đình họ và những người khác.
Ủy ban cho biết, một số văn bản rất khó đọc và việc cung khai là hậu quả của sự thờ ơ và lạm dụng trong hệ thống chăm sóc y tế, vốn gây sốc cho lương tâm của người dân Úc.
Thế nhưng các nhà nghiên cứu như ông Julian Trollor, hiện là Chủ tịch Y Tế Tâm Thần về Thiểu Năng Trí Tuệ tại đại học New South Wales, thừa nhận rằng các bằng chứng được trình bày, đều được biết rõ trong lãnh vực khuyết tật.
“Vì vậy rất thường khi những người thiểu năng trí tuệ không có tiếng nói, nhiều khi họ là một số người giấu mặt vốn tranh đấu để hỗ trợ cho chính họ và nhu cầu của họ, bao gồm cả trong việc chăm sóc sức khỏe và những người chung quanh".
"Thật lòng là rất bận rộn trong việc phối hợp các hỗ trợ cho họ, cho người bị khuyết tật để đại diện hầu tranh đấu cho họ".
"Rất may chúng ta có những tổ chức đại diện, hiện thay đổi chuyện nầy".
"Chúng ta hiện nghe thấy và trân quí tiếng nói của những người thiểu năng trí tuệ, mà tôi nghĩ là chuyện quan trọng nhất”, Julian Trollor.
Người ta hy vọng rằng, một khi được nói ra thì các định kiến sẽ cuối cùng mất đi.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại