Một lời kêu gọi cộng đồng dưới hình thức thông điệp qua băng video đã được thực hiện bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Ả Rập, Tagalog của Phi Luật Tân, tiếng Hoa, tiếng Samoa, Hindi và tiếng Việt, để giải thích về việc đệ đạt kiến nghị đến Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Khuyết tật.
Ủy ban xem xét việc lạm dụng người khuyết tật, hiện tìm kiếm các kinh nghiệm sống từ di dân thuộc các cộng đồng không nói tiếng Anh, là một phần trong cuộc điều tra.
Chủ tịch Ủy ban là ông Ronald Sackville cho đài SBS biết, ý niệm về khuyết tật có thể có những ý nghĩa khác biệt đối với cá nhân, thế nhưng ông cho rằng định nghĩa có tính cách tổng quát.
“Chúng tôi muốn hiểu được vấn đề ảnh hưởng đến những người khuyết tật trong các cộng đồng đa văn hóa và việc nhìn nhận là có những khác biệt lớn lao giữa các cộng đồng khác nhau".
"Dĩ nhiên một số cộng đồng đã được thành lập từ lâu tại Úc, vốn có những hệ thống và cơ cấu mạnh mẽ, còn những cộng đồng khác lại là những người mới đến nước Úc mà thôi”, Ronald Sackville.
Có những quan ngại về các dữ kiện có tính cách giới hạn về khuyết tật từ các cộng đồng đa văn hóa.
Người ta hy vọng lời kêu gọi trên trang mạng về các loại ngôn ngữ khác nhau, sẽ giúp vượt qua các rào cản trong việc thu thập các bằng chứng.
Các viên chức của Ủy ban thúc giục mọi người hãy đệ trình các câu chuyện của họ về chuyện bạo hành, lạm dụng, quên lãng hay lợi dụng, qua điện thoại thông minh, máy điện toán, gởi thư hay email.
Nếu quí vị muốn đệ đạt câu chuyện của mình, xin gọi số điện thoại 131 450.
Được biết có hơn 1500 kiến nghị đã được đệ nạp và đã có 5 ngàn rưỡi cú điện thoại gọi đến.
Những người không thuộc nguồn gốc nói tiếng Anh, có thể làm một băng video hay ghi âm bằng ngôn ngữ của họ, như là một cách thức dễ dàng hơn để kể lại kinh nghiệm của mình.
Chỉ cần thu âm hay thu hình rồi chuyển đến trang mạng của Ủy ban Hoàng gia là disability.royalcommission.gov.au
Ông Sackville hiểu rằng, có nhiều người do dự trong việc chia sẻ các kinh nghiệm, thế nhưng họ có thể làm chuyện nầy một cách kín đáo.
“Có những khó khăn hay rào cản, bởi vì tôi không chắc ý niệm về khuyết tật có được hiểu rõ trong các cộng đồng đa văn hóa hay không".
'Họ có thể có những nhận thức khác biệt, về tình trạng khuyết tật ra sao".
'Nhiều người do dự khi lên tiếng và kể lại câu chuyện của họ trước Ủy ban Hoàng gia Điều tra".
'Chúng tôi rất muốn nghe các câu chuyện của những người trong các cộng đồng đa văn hóa như vậy".
'Nếu họ muốn có một buổi điều trần riêng tư và kín đáo, thì chúng tôi có thể thu xếp như vậy, trên căn bản hoàn toàn bí mật”, Ronald Sackville.
Được biết Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Người Khuyết tật được thành lập vào tháng 4 năm 2019, nhằm đáp ứng với quan ngại của cộng đồng về các phúc trình về bạo hành đối với những khuyết tật, bị lãng quên, lạm dụng hay lợi dụng họ.
Ủy ban hiện nghe những người khuyết tật, hay gia đình của họ, những người hỗ trợ, các tổ chức và cộng đồng rộng lớn, trong cố gắng nhằm hiểu biết về tác hại trong lãnh vực nầy.
Mục tiêu là đưa ra các đề nghị nhằm tránh chuyện tái diễn.
Một cuốn băng video của bà Alice được đệ trình lên Cuộc Họp Thượng Đỉnh toàn quốc về Thanh niên Khuyết tật chỉ một tuần lễ trước và được Ủy ban chiếu lại vào hôm thứ hai ngày 12 tháng 10.
"Có thể có những người trong các cộng đồng đa văn hóa cũng nghĩ tương tự, hay họ có thể xem một số người bị tổn thương vể nhận thức thì thực sự không phải là khuyết tật, hoặc xem những dạng khiếm khuyết thể chất cũng không được xem là khuyết tật. Vì vậy họ có một ý niệm khác biệt về khuyết tật”, Ronald Sackville.
Sau đây là một phần của thông điệp đầy tình cảm của bà Alice.
"Khó khăn là chúng tôi cần áp dụng bước kế tiếp và hủy bỏ những bức tường ngăn cách giữa mọi người như tôi chẳng hạn, để đạt được phương thức mà chúng tôi cần đến".
"Chúng tôi cũng cần xóa bỏ đường lối ‘một kiểu mẫu thích hợp cho tất cả’, để hướng đến việc bao gồm mọi người".
"Chúng tôi đã đến từ trên một con đường rất xa, kể từ khi các lý tưởng đượm màu tình cảm, đã được phản ảnh trong các diễn tả như ‘bị gắn chặt vào chiếc xe lăn’ vân vân".
"Chúng tôi đã làm rất nhiều để giảm bớt việc sử dụng các từ, như ‘tê cứng’ hay ‘trì trệ’ hoặc ‘thiểu năng trí tuệ’.
"Những gì tôi đang đề cập là sự bất bình đẳng, được ngụy trang như là việc chấp nhận”, Alice.
Theo văn phòng Thống kê Úc, có 29 phần trăm những bị khuyết tật rõ ràng hay trầm trọng có nguồn gốc đa văn hóa và 25 phần trăm là những người không nói tiếng Anh tại nhà.
Ngoài ra có hơn 4 triệu người khuyết tật tại Úc, chiếm gần 17 phần trăm dân số.
Dù cho nguồn gốc văn hóa của quí vị và tiếng mẹ đẻ của quí vị là gì đi nữa, Ủy ban Hoàng gia sẽ dịch câu chuyện của quí vị trong việc điều tra.
Ông Sackville khuyến khích mọi người gốc Thổ Dân cũng nên nói lên tiếng nói của mình, bởi vì ý niệm về khuyết tật thay đổi theo các nền văn hóa khác nhau.
“Chúng tôi được biết rằng Những Người Úc Đầu tiên, không có ngôn ngữ và tiếng nói để chỉ tình trạng khuyết tật, bởi vì nền văn hóa của họ cung cấp cho mọi người là như vậy".
"Cộng đồng người Âu Châu gọi là ‘khuyết tật’, thế nhưng không xem những người bị khuyết tật là người ở ngoài xã hội, hay tách biệt với cộng đồng Thổ Dân".
"Có thể có những người trong các cộng đồng đa văn hóa cũng nghĩ tương tự, hay họ có thể xem một số người bị tổn thương vể nhận thức thì thực sự không phải là khuyết tật, hoặc xem những dạng khiếm khuyết thể chất cũng không được xem là khuyết tật".
"Vì vậy họ có một ý niệm khác biệt về khuyết tật”, Ronald Sackville.
Được biết phúc trình chung cuộc của Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Khuyết tật sẽ ban hành vào tháng 4 năm 2022, có nghĩa là vẫn còn nhiều thời giờ để mọi người suy nghĩ và đệ trình câu chuyện của mình.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại