Bà Nicole Forbes-Hood nhớ lại, người chị của bà cứ nằng nậc đòi đưa gia đình đi khỏi Tân Tây Lan.
Bà và hai con được xem là mù một cách hợp pháp, vì vậy bà hết sức kinh ngạc khi đữa con trai 16 tuổi Cameron là người duy nhất trong gia đình, mà đơn xin thường trú bị bác.
Cameron đã không hội đủ tiêu chuẩn y tế về di trú của chính phủ, bởi vì đứa con trai bà còn bị tự kỷ và thiểu năng trí tuệ, mà theo bộ Di Trú, sẽ rất tốn kém cho người thọ thuế Úc.
Mẹ của Cameron cho biết, không thể nào hiểu nỗi quyết định nói trên.
“Đó thực sự là rất hủy họai và không thể hiểu được bằng nhiều cách".
"Tôi chỉ cảm thấy như chính phủ Úc, đang thực sự loại bỏ sự khuyết tật của con tôi".
"Tôi đã bị sốc và đau lòng rằng, họ có thể chấp nhận một đứa trẻ này, chứ không phải đứa kia mặc dù về mặt kỹ thuật cả hai đều có khuyết tật”, Nicole Forbes Hood.
Gia đình gồm 4 người đã di chuyển về Brisbane hồi năm 2009.
Họ nghĩ rằng con đường để được quốc tịch Úc sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt khi họ vừa từ Tân Tây Lan sang và ông nội các cháu lại là công dân Úc.
“Chúng tôi chỉ muốn có những cơ hội tốt hơn cho gia đình chúng tôi, thời tiết ấm áp hơn và tôi nghĩ đó mới thực sự là lối sống của người dân Úc”, Nicole Forbes Hood.
Bà và người chồng nhanh chóng kiếm được việc làm, xây dựng nhà cửa và cảm thấy đã thực hiện được giấc mộng của người dân Úc, trước khi giấc mộng nầy bị gián đoạn do các đòi hỏi về y tế của bộ Di Trú trong việc cấp visa Úc cho họ.
Đó là luật lệ đòi hỏi mọi người xin visa hay tư cách thường trú không bị khuyết tật hay bệnh tật nào đòi hỏi việc chữa trị y tế hay dịch vụ y tế cộng đồng, vốn y phí tốn kém hơn 49 ngàn đô la trong 10 năm, hay trong thời gian họ xin visa tạm thời.
Trong thực tế, điều đó có nghĩa là một vài gia đình và cá nhân bị ngăn cấm vào Úc mỗi năm, trên căn bản là người khuyết tật hay bị bệnh kinh niên, ngay cả trong trường hợp không có dấu hiệu nào cho thấy, họ cần đến dịch vụ khuyết tật hay dịch vụ y tế của chính phủ.
Nhân viên di trú là bà Jan Gothard, chuyên trách về vấn đề khuyết tật.
Bà là một phần trong chiến dịch Hoan Nghênh Người Khuyết Tật, được các nhà tranh đấu về khuyết tật, luật sư và các chuyên viên di trú tham gia và đã kêu gọi chính phủ, nên xét lại bản phúc trình Enabling năm 2010.
“Đã 10 năm kể từ khi phúc trình Enable Australia, về việc đối xử với những di dân khuyết tật đã được soạn thảo và trình lên chính phủ, thế nhưng rất ít chuyện đã được thực hiện”, Jan Gothard
Chiến dịch nầy hy vọng việc cứu xét lại một quan điểm cũ kỷ và lỗi thời, trong các đòi hỏi về y tế của di trú là kỳ thị và không công bằng,đối với những người khuyết tật.
“Quí vị biết các chính phủ liên tiếp đã bỏ qua chuyện này, chúng tôi nghĩ nay là lúc chính phủ được lưu ý nên chịu trách nhiệm về chuyện nầy”, Jan Gothard
"Chỉ vì một số người bị khuyết tật, không có nghĩa là họ không thể đóng góp cho xã hội”, Nicole Forbes Hood.
Giám đốc Hiệp Hội Down Syndrome Australia là bà Ellen Skaldzien, hiện ủng hộ cho chiến dịch và nói rằng việc đòi hỏi về y tế là một vấn đề vi phạm nhân quyền.
“Ý tưởng cho rằng chính phủ yêu cầu mọi người phải hội đủ các yêu cầu khác nhau để có được visa, và không được vào Úc chỉ vì đơn giản là sự kiện họ có một đứa con bị chứng Down Syndrome là không công bằng và đi ngược lại mọi nguyên tắc mà chúng ta vẫn duy trì, liên quan đến quyền của người khuyết tật”, Ellen Skaldzien.
Bà nêu lên nghi vấn về ý niệm, theo đó Úc là một nước công bằng.
“Tôi nghĩ điều quan trọng là phải suy nghĩ về thực tế rằng, các loại luật này củng cố sự kỳ thị và phân biệt đối xử, mà người khuyết tật đang phải đối mặt và chúng ta khó có thể tiếp tục gọi mình là một quốc gia hòa nhập, hoặc làm việc theo đường hướng thống nhất, nếu chúng ta chấp nhận luật pháp về di dân phân biệt đối xử với người khuyết tật”, Ellen Skaldzien.
Các đòi hỏi y tế của Bộ Di trú nhắm vào 3 mục tiêu: nhằm bảo vệ cộng đồng khỏi các nguy cơ về y tế công cộng, ngăn tránh cho người Úc không thể tiếp cận các dịch vụ y tế và bảo vệ ngành y tế công của Úc khỏi tốn kém nhiều chi phí.
Bộ Nội Vụ luôn cho rằng, các luật lệ như vậy không mang tính chất kỳ thị, bởi vì nó áp dụng cho mọi loại visa cũng như đơn xin thường trú một cách đồng đều, thế nhưng bà Gothard vạch rõ rằng, các qui luật thuộc đạo luật Di Trú được bãi miễn từ Đạo Luật Kỳ Thị Người Khuyết Tật.
“Nếu chúng ta nói đó không phải là kỳ thị, tại sao chuyện này lại được bãi miễn với Đạo Luật Kỳ Thị Khuyết Tật?
"Chuyện đó hoặc là thế này hay cách khác, chớ quí vị không thể bắt cá hai tay được”, Jan Gothard.
Được biết Cameron Forbes Hood đã được quốc tịch Úc vào năm 2018, sau khi Tổng Trưởng Di Trú thời bấy giờ là ông Peter Dutton can thiệp vào trường hợp của gia đình nầy.
Mẹ của Cameron nói rằng, việc nầy theo sau một tiến trình lâu dài, mệt mõi và tốn kém, khiến cho gia đình phải mất hơn 20 ngàn đô la, chưa kể những mất mát lớn lao về mặt cảm xúc.
“Tôi chỉ không muốn thấy những người khác, chịu cùng chung cảnh ngộ như vậy".
"Tôi nghĩ đó là chuyện riêng tôi và quả là kinh khủng, khi đặt tên cho một số người với chứng khuyết tật và cũng tô màu cho họ, với cùng một chính sách".
"Chỉ vì một số người bị khuyết tật, không có nghĩa là họ không thể đóng góp cho xã hội”, Nicole Forbes Hood.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại