Chuyện Queensland: Dịch vụ chăm sóc tại gia

Nhân viên Homecaring, Oxley

Vài nhân viên của Homecare Oxley Source: Supplied

Có thể quý vị từng nghe qua các dịch vụ chăm sóc tại gia cho người cao niên và chăm sóc cho người khuyết tật nhưng để hiểu rõ hơn hầu hỗ trợ cho người thân xin mời quý thính giả đến thăm một trong những công ty cung cấp các dịch vụ này.


Một mai cha mẹ yếu già,

Bát cơm đôi đũa, kỷ trà con dâng

Đó chính là một trong những nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam thể hiện qua tình yêu thương trong gia đình; cha mẹ thì hy sinh, yêu thương con như trời như biển, con cái thì một lòng hiếu kính, phụng dưỡng mẹ cha.

Tuy nhiên, với đà phát triển của xã hội, thì ngày nay việc chăm lo cho người thân hoặc cho chính bản thân mình hầu làm nhẹ bớt gánh nặng cho người thân, đã không còn gói gọn trong phạm vi mỗi gia đình nữa mà còn được hỗ trợ rất nhiều từ xã hội.  

Có thể quý vị từng nghe qua, nhưng còn ngần ngại hay có những định kiến chưa đúng, hoặc chưa biết rõ về những loại dịch vụ chăm sóc tại gia homecaring và chăm sóc cho người khuyết tật.

Thế nên hôm nay chúng tôi xin mời quý vị tới trụ sở Homecaring tại Oxley làm quen với anh Jonathan Nguyễn - Giám đốc điều hành - và anh Thanh Võ - nhân viên tư vấn khách hàng Care Adviser.

Trước tiên là anh Jonathan giới thiệu sơ lược về công ty, “công ty Homecaring và trụ sở của chúng tôi hiện tại ở Oxley là một franchise của một chuỗi công ty và head office của công ty hiện tại ở Sydney. Homecaring Brisbane đã được thành lập từ tháng 6 năm 2019. Cho đến nay số lượng nhân viên từ 60-65 nhân viên, khoảng 70% là người Việt trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nhân viên văn phòng có sáu người, phụ trách quản lý giấy tờ hồ sơ, điều phối nhân viên trong việc chăm sóc khách hàng.”

Tất cả nhân viên đều có bằng cấp chuyên môn và còn phải hoàn tất tất cả các bài training online của công ty với số điểm 80%. Để trau dồi kỹ năng và kiến thức, cứ mỗi ba hay bốn tháng nhân viên phải hoàn tất bài training online gửi trực tiếp từ head office. Các nhân viên chăm sóc khách hàng luôn cân nhắc để điều phối nhân viên phù hợp nhất với yêu cầu của thân chủ.

Anh Thanh Võ giải thích về các loại dịch vụ của công ty, “Công ty Homecaring chuyên cung cấp dịch vụ cho người cao niên trên 65 tuổi qua gói chăm sóc tại nhà bao trọn ‘Homecare package’ và người khuyết tật dưới 65 tuổi qua chương trình NDIS. Chương trình chăm sóc người lớn tuổi thì homecaring giúp cho người lớn tuổi có sự giúp đỡ tại nhà trong những phương diện như chăm sóc cá nhân, hỗ trợ trong việc dọn dẹp nhà cửa, việc xã hội, và những việc thiết yếu hàng ngày.

Điều kiện cơ bản nhất để có thể xin cái gói hỗ trợ này thì, trước nhất là người đó trên 65 tuổi, có quốc tịch Úc hoặc PR. Sau đó liên lạc lên cơ sở chính phủ gọi là My Aged Care xin được thẩm định cho cái gói này. Sau đó họ sẽ có chuyên viên xuống và làm cuộc phỏng vấn. Tùy theo nhu cầu của mình họ sẽ chấp thuận cho gói package hay không.”

Hai anh cho biết, công ty có hướng dẫn hỗ trợ miễn phí cho khách hàng để nộp đơn xin gói ‘Homecare package’ hoặc NDIS, bao gồm cả việc thông dịch. Sau khi nộp đơn, sẽ có hai cuộc phỏng vấn từ My Aged Care. Phỏng vấn lần đầu qua phone khoảng 5-10 phút. Lần phỏng vấn sau thì tại nhà khoảng 1 đến 1 tiếng rưỡi để quyết định chính xác mức độ nhận homecare qua việc quan sát thẩm định thực trạng của người nộp đơn. Từ khi nộp đơn cho tới khi sử dụng được gói trợ cấp, mất khoảng vài ba tháng đến cả năm.
Jonathan Nguyễn (phải) và Thanh Võ
Jonathan Nguyễn (phải) và Thanh Võ Source: Supplied
Jonathan: “Nếu người đó không phải là full pensioner đang vẫn có income thì trong đơn mình phải kê khai với Centrelink, thì đương nhiên là hỗ trợ cho những người đó phần nào cũng bị ảnh hưởng, nhưng không có nghĩa là tôi còn đi làm hay không phải fulltime pensioner thì tôi không được ‘Homecare package’. Đó là cái mình phải rõ ràng. Tại vì, ở đây xin lỗi là có một số trường hợp họ không phải là fulltime pensioner nhưng họ nói tôi là fulltime pensioner, thì hai, ba, bốn tháng sau Centrelink cũng khám phá ra và khi đó giấy tờ thủ tục càng phức tạp hơn, vì homecare package tạm dừng lại để họ giải quyết những chuyện xảy ra ba, bốn tháng trước. Họ vẫn tiếp tục cho, nhưng mình đã có cái vết không tốt đối với My Aged Care rồi.”

Mức trợ cấp Homecare package này mỗi năm mỗi thay đổi nhưng hiện tại là 4 level, sẽ dao động theo mức là $8000, $16000, $32000, và $49,000 cho mỗi năm. Nếu quy ra số giờ dịch vụ có thể sử dụng trong một tuần là 2 tiếng rưỡi cho level 1, 5 tiếng cho level 2, 8 tiếng cho level 3, và 15 tiếng cho level 4. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng vào việc khác như đi vật lý trị liệu, bác sĩ tâm lý, hoặc mua nhu yếu phẩm hỗ trợ sức khỏe như máy đo huyết áp, wheelchair, walker xe đi…Những chi phí này sẽ làm giảm số giờ hàng tuần của mình.

Về chương trình NDIS, thì anh Thanh giải thích, “chương trình NDIS dành cho những người có khuyết tật permanent dưới 65 tuổi, nghĩa là không thể trị được hoàn toàn và có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Qua chương trình hỗ trợ của chính phủ về NDIS, họ nhận được sự giúp đỡ đó, chăm sóc trong việc cá nhân và sinh hoạt xã hội tùy theo khuyết tật của họ và nhu cầu của họ như thế nào. Số tiền nhiều khi có thể lên tới cả trăm ngàn tùy theo sự phức tạp của chăm sóc mà họ cần.”

Hưng Việt: Trong những định kiến sai lầm của người Việt mình là nghe tới chữ ‘khuyết tật’ thì nghĩ tới một người tàn tật chứ không phải là khuyết tật. Trong khi đó ‘disability’ mà chính phủ định nghĩa bao trùm những lãnh vực khác, thí dụ một người học hành chậm chạp, hoặc lo lắng nhiều quá, cũng được coi là khuyết tật. Ngoài định kiến đó thì người Việt còn định kiến nào khác về việc nhờ dịch vụ bên ngoài chăm sóc cho người thân, xin hai anh có thể trình bày cho thính giả được rõ không ạ? 

Jonathan: Có nhiều định kiến về việc thuê người bên ngòai chăm sóc cho người thân của mình. Nhưng một trong những định kiến có lẽ nói riêng trong cộng đồng người Việt mình là khi có người đến nhà chăm sóc cho ba mẹ hoặc con cái của mình, thì cái đầu tiên người ta sẽ lo ngại đó là cái sự dị nghị của hàng xóm hoặc bạn bè, thí dụ, À, nhà đó có người khuyết tật, hay con của nhà đó bị bệnh, đôi khi mình sợ cái nhìn, cái đánh giá của người khác, cho nên đôi khi mình bị thu gọn thế giới của gia đình mình hay con mình lại.

Khi tụi em làm, tụi em thấy có những gia đình nhiều năm nay họ cứ gắng gồng, họ cố gắng tự lo cho con của họ. Họ không đi tìm một sự giúp đỡ nào khác vì họ ngại sự dị nghị đó và đôi khi vô tình mình đánh mất đi những cơ hội hoặc chương trình chính phủ dành cho người thân của mình. Có những người lại ngại là khi người ngoài vô nhà thì người ta sẽ đánh giá như là không có lo cho cha, lo cho mẹ. Sanh con ra không có lo cho con được sao mà phải đi nhờ người khác.

Đương nhiên không phải ai cũng có thể trở thành một người carer, họ cũng phải học qua trường lớp, được chính phủ công nhận, hoặc cũng qua những khóa đào tạo. Ngay cả khi nhân viên đã được công ty thuê vô làm carer thì họ vẫn nhận được sự hỗ trợ liên tục. Khi mình có được người có chuyên môn vào chăm sóc thì đương nhiên sự chăm sóc của họ sẽ có chiều sâu hơn. Người Việt mình sẽ nói nó con tui mà sao tui hổng biết. Nhưng đôi khi mình gò ép người thân vô cách mà mình nghĩ là tốt, nhưng chưa chắc nó đã đủ, hoặc đôi khi mình nghĩ là tốt, nhưng chưa chắc là cần, thì khi người ngoài họ vô có đào tạo bài bản họ chăm sóc thì sẽ có cái nhìn tổng quan hơn.

Ngày xưa trước khi em làm công việc này em đã từng có suy nghĩ là cha mẹ hay con cái mình là trách nhiệm của mình. Dù gì đi chăng nữa thì mình vẫn phải lo và bất cứ giá nào cũng phải để ở nhà. Nhưng chưa hẳn như vậy, ngày nay mình thấy là nhiều người già bị tiểu đường, bị heart attack, hoặc bị stroke ở nhà thì mình có đủ kỹ năng và thời gian để ở với gia đình mình trong suốt 24/7 không. Đôi khi những dịch vụ như vầy, được hỗ trợ của chính phủ là cách phần nào giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

 Những hình thức chăm sóc thân chủ
Những hình thức chăm sóc thân chủ Source: Supplied


Sử dụng dịch vụ bên ngoài không có nghĩa là mình ít trách nhiệm với gia đình. Tại dịch vụ này họ chỉ có vài tiếng thôi, nó chỉ là một phần nào thôi. Trách nhiệm vẫn là trách nhiệm của gia đình. Đó là một trong những định kiến là dùng dịch vụ tức là không có hiếu hay không có quan tâm chăm sóc. Mình có quan tâm có chăm sóc mình mới dùng thêm dịch vụ hỗ trợ để hỗ trợ nhiều hơn. Mình đừng bao giờ nghĩ rằng tôi có dịch vụ này rồi thì tôi bỏ người thân tôi qua một bên hay hổng lo nữa. Chỉ khi nào mình nghĩ như vậy thì mới sai. Còn cái này chỉ là cái hỗ trợ để làm cho bảo đảm là gia đình mình được sự chăm sóc chu đáo hơn thôi.

Hưng Việt: Theo thiển ý của tôi thì làm công việc chăm sóc người lớn tuổi và chăm sóc người khuyết tật thì đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng ngược lại công việc này chắc chắn sẽ mang lại những niềm vui sướng và hạnh phúc đối với người làm công việc này. Hai anh có thể cho biết hai anh tìm thấy niềm vui gì khi làm công việc chăm sóc cho những thân chủ như thế này?

Thanh Võ: Khi bước vào công việc này có nhiều thứ lúc trước Thanh chưa biết nhứt là về hỗ trợ của chính phủ cho những người lớn tuổi, đặc biệt với đồng hương người Việt của mình. Khi Thanh biết sự hỗ trợ này đang có, đó là điều vui mừng của Thanh - là có thể chia sẻ cho những người Việt biết về dịch vụ chăm sóc này và hỗ trợ của chính phủ như thế nào, làm sao để xin những trợ cấp này. Và giai đoạn mình xin cũng rất là lâu, khi mà những cô chú bác này qua một thời gian chờ đợi được chấp thuận, nhiều khi cũng lo âu, cho nên khi mà mình nhận được kết quả đã được chấp thuận thì Thanh rất là vui cho họ. Có thể nói là có sự thành công khi đã giúp họ xin được gói hỗ trợ đó vì mình biết là sau khi họ nhận được được gói hỗ trợ đó sẽ theo họ suốt quãng đời còn lại và họ có được sự chăm sóc cần thiết.

Jonathan: Năm nay là năm thứ 15 Jonathan được làm công việc này. Ngày xưa mình là một y tá trong viện dưỡng lão thì mình nghĩ công việc của mình chỉ là sáng 6g đi làm, chiều 2 giờ 30 về cứ ngày này qua ngày nọ như vậy thôi. Mình có niềm vui là giúp được những người lớn tuổi ở trong viện dưỡng lão, nhưng cảm giác mình làm trong nursing home thì rất là khác, bởi vì thế giới của mình chỉ bó buộc trong môi trường đó thôi và mình nhìn những người lớn tuổi đó ngày họ bước vào viện dưỡng lão rồi vài năm sau họ già yếu và mất.

Khoảng 3 năm gần đây em chuyển qua công tác về community work thì môi trường làm việc của mình mở rộng ra, mình không chỉ làm việc giới hạn trong viện dưỡng lão nữa, mà bây giờ mình tiếp xúc với bệnh viện, với công ty khác, biết đến cộng đồng, những cộng đồng các sắc dân khác, thủ tục giấy tờ rất là phức tạp từ quá trình xin cho đến khi được chấp thuận rồi giải thích cho khách sử dụng thế nào… Giống như anh Việt nói, ngoài cái việc mà mình phải thật là kiên nhẫn, kiên nhẫn rất là nhiều, thì mình làm công việc phải có cả tình yêu thương trong đó nữa. Đồng ý rằng đó là công việc cho mình kiếm sống hàng ngày nhưng nếu mình làm công việc này mà không có lòng thương thật thì thật sự rất là khó để tồn tại trong môi trường công việc này. Mình cũng phải giải thích, cố gắng cân bằng mọi thứ.

Nói chung là đôi khi cái công việc này mình cảm giác mình vừa là một y tá, vừa là một nhân viên xã hội, vừa là một luật sư để mình bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, mình là một social worker làm việc với nhiều bên, là một người bạn, đôi khi người khách không có con cái thì mình làm con của họ luôn,… rất là nhiều thứ. Nhưng mà bottom line thì mình vẫn phải có một boundary rõ ràng, đường ranh giới rõ ràng. Mình vẫn phải professional.

Em nghĩ niềm vui là mình thấy được nhu cầu của thân chủ được đáp ứng, cái quỹ mình xin được cho họ đủ để chi dùng. Thì những cái nho nhỏ như vậy làm cho mình cảm thấy muốn tiếp tục công việc này.

Hưng Việt: Với tư cách là Operations Manager của Homecaring trên nước Úc, anh Jonathan còn điều chi muốn chia sẻ thêm về dịch vụ của cơ quan của anh không?

Jonathan: Thưa anh Việt và chị Dung, em nghĩ đây là một chương trình của chính phủ đặt ra dành cho công dân Úc. Ngày xưa chúng ta không có nhiều thông tin về chương trình này và mình cũng không có nhiều nhân viên người Việt làm trong ngành này cho nên xưa giờ mình chưa biết, nhưng bây giờ mình đã có nhiều dịch vụ hỗ trợ, nhiều phương tiện rồi, theo quan điểm cá nhân em thôi, thì mình nên tận dụng. Vì ngân sách của My Aged Care hay NDIS mỗi năm đều có giới hạn, không phải là một ngân sách vô biên mà ai xin cũng được. Nếu mà ai xin cũng được thì mình đâu trải qua nhiều vòng phỏng vấn khó khăn để làm gì? Đôi khi chúng ta nghĩ là “tôi chưa cần” và một câu mà em hay gặp là “tôi không muốn làm phiền nhà nước.” Mình phải tính đường dài và bởi quá trình xin mất rất nhiều thời gian. Chúng ta không biết được là mình của tuần sau, tháng sau, năm sau nó sẽ như thế nào, nhất là những cô bác anh chị lớn tuổi đang sống một mình, con cái đang ở xa, thì mình nên bắt đầu chương trình này từ bây giờ. Khi mình có rồi, mình không dùng, mình để đó hoặc nhu cầu chưa nhiều như vậy thì mình dùng ít cũng không sao, chứ khi mà mình cần rồi mới bắt đầu xin mà mình đợi cả năm như vậy thì đôi khi mình có quỹ đó rồi, không còn cơ hội để dùng nữa. Đó là lời thật lòng của em.

Văn phòng của Homecaring bây giờ đã bao phủ tất cả các tiểu bang trên nước Úc rồi, quý cô bác anh chị em nào sống ở trong khu vực Brisbane, hoặc mình có người thân ở tiểu bang khác mà mình lo lắng không biết người thân thế nào, và nếu cần sự hỗ trợ, đôi khi chỉ cần tư vấn thôi không nhất thiết là bắt đầu chương trình này thì tụi em rất vui lòng chia sẻ những điều gì mà tụi em biết được về chương trình này. Lời cuối là lời khuyên thật lòng của Jonathan là khi mình còn có thời gian mình nên bắt đầu apply cho chương trình này vì nó là quyền lợi của mình.

Số điện thoại liên lạc của văn phòng Homecaring Oxley là


Share