Biện pháp giới hạn sử dụng nước ở cấp 2 ảnh hưởng đến quí vị thế nào?

Sydney's water storage is currently at 46%

Sydney's water storage is currently at 46% Source: AAP

Thủ hiến New South Wales Gladys Berejiklian loan báo lệnh hạn chế nước ở mức độ 2 sẽ được thi hành khi mức nước dự trữ trong các đập đã sụt giảm với thời tiết khô hạn vẫn tiếp diễn. Biện pháp hạn chế nước ở mức độ 2 như thế nào và việc áp dụng ra sao.


Chính phủ tiểu bang New South Wales đã nhanh chóng hoàn thành lệnh hạn chế sử dụng nước ở cấp độ 2, khi các đập dự trữ nước giảm xuống nhanh hơn dự tính.

Việc hạn chế sẽ có hiệu lực vào ngày 10 tháng chạp và cố vấn cao cấp của Thủy Cục Sydney là ông Peter Hadfield giải thích, việc nầy sẽ ảnh hưởng đến chuyện sử dụng nước của dân chúng bên ngoài nhà của họ như thế nào.

“Mọi người sẽ cất đi các vòi phun nước và những vòi xịt nước tự động. Quí vị chỉ có thể tưới vườn trước 10 giờ sáng hay sau 4 giờ chiều, chỉ với xô nước hay bình tưới cây".

"Việc sử dụng các loại vòi nước tự động đều bị cấm, cũng như việc xịt nước lên các sân xi măng hay lối xe hơi ra vào, đều bị cấm đoán".

"Quí vị chỉ có thể rửa xe với một xô nước hay tại một nơi rửa xe, chứ không được dùng vòi nước".

"Quí vị có thể châm thêm nước vào hồ bơi trong 15 phút, để giữ cho mực nước ở trên mức thấp của hồ”, Peter Hatfield.

Lệnh hạn chế sử dụng nước áp dụng cho cư dân trong thành phố Sydney, vùng Blue Mountain về phía tây và khu vực Illawara ở về phía nam Sydney.

Các viên chức Thủy Cục Sydney đã cộng tác với cộng đồng để bảo đảm rằng, mọi người tuân thủ với lệnh hạn chế sử dụng nước hiện tại và ông Hatfield cảnh cáo có những hậu quả quan trọng nếu vi phạm.

“Đối với người nào không chấp hành lệnh hạn chế sử dụng nước, có thể bị phạt vạ 220 đô la, còn với một thương vụ mức phạt là 550 đô".

"Tôi cũng nói rằng, các doanh nghiệp nếu họ sử dụng nước bên ngoài nhà, họ cần xin một giấy phép cho các doanh vụ dùng nước bên ngoài cơ sở của họ”, Peter Hatfield.

Được biết các đập dự trữ nước ở Sydney hiện chỉ còn 46 phần trăm mực nước và sẽ giảm xuống 45 phần trăm vào tháng tới.

Thông thường lệnh hạn chế sử dụng nước ở cấp 2, chỉ áp dụng khi các con đập giảm xuống 40 phần trăm, Thủ hiến Gladys Berejiklian cho biết, do tình trạng thiếu mưa và dự báo thời tiết mùa hè nóng bức, thì việc hạn chế nước xảy ra sớm hơn.

“Chúng ta phải làm chuyện nầy, vì chúng tôi muốn bảo đảm có đủ lượng nước cung cấp và không phải gây ra bất cứ quan ngại nào".

"Chúng tôi phải thi hành lệnh hạn chế nước cấp 2 là do cẩn thận, thế nhưng cũng do tin chắc rằng mực nước sụt giảm, vượt mức những gì chúng ta trông thấy trong quá khứ”, Gladys Berejiklian.

Bộ trưởng phụ trách về nước của tiểu bang là bà Melinda Pavey cho biết, mức độ sụt giảm nước trong đập dự trữ đáng báo động và với tình trạng nạn hạn hán vẫn đang tiếp diễn, thì việc hạn chế sử dụng nước là rất cần thiết.

“Mực nước sụt giảm trong các đập dự trữ nước tại Sydney, vượt ngoài dự tính của chúng ta trong kế hoạch cung cấp nước của đô thị, khi thực hiện việc hạn chế nước trong mùa hè nầy ở cấp 2".

"Đây là chuyện đúng phải làm, để bảo đảm rằng chúng ta có thể kéo dài việc sử dụng nước trong các đập dự trữ”, Melinda Pavey.

Nếu tình trạng hạn hán vẫn tiếp tục và dự báo không có mưa, ông Hatfield cho biết các lệnh hạn chế mới sẽ được đặt ra, dựa trên tình hình thực tế.
"Chính phủ đã đầu tư trong dài hạn, để cộng tác với các chính phủ tiểu bang, cũng như xây dựng các hạ tầng cơ sở về nước”, Bridget McKenzie.
Ông khuyến khích mọi người nên tiết kiệm nước, không chỉ bên ngoài mà cả trong nhà nữa.

“Khoảng 3 phần 4 việc sử dụng nước của cư dân dùng trong nhà. Hãy chắc chắn là máy rửa chén hay máy giặt, được tận dụng với khả năng tối đa trước khi bắt đầu bật máy, cũng như chắc chắn là quí vị bịt kín các chỗ rò rỉ nước nếu có".

"Ngoài ra một việc được xem là lớn nhất nhưng dễ làm, là giảm bớt thời gian tắm dưới vòi sen, vì chỉ bớt một phút là quí vị có thể tiết kiệm đến 9 lít nước".

"Chuyện nầy xem ra không đáng kể với một cá nhân, thế nhưng nếu 5 triệu người trên khắp Sydney tiết kiệm như vậy, thì có thể bớt được 45 triệu lít nước hàng ngày”, Peter Hatfield.

Trong khi đó tại tiểu bang Tây Úc, mặc dù điều kiện khô hạn và nóng bức diễn ra trên toàn nước Úc, tiểu bang nầy là nơi duy nhất đặt ra việc hạn chế sử dụng nước đầu tiên và chính phủ tiểu bang đề ra lịch trình cho việc sử dụng các vòi phun nước tự động.

Theo kế hoạch nầy, cư dân tại Perth và Mandurah, chỉ được phép sử dụng vòi phun nước tự động 2 ngày 1 tuần, và nếu sử dụng nước giếng thì có thể dùng thêm một ngày thứ ba.

Các biện pháp tiết kiệm và bảo tồn nước, hiện có hiệu lực tại Nam Úc và thường trực tại lãnh thổ thủ đô ACT, cũng như tại Victoria.

Hiện chưa có việc hạn chế sử dụng nước bó buộc, tại lãnh thổ Bắc Úc, Tasmania và Queensland.

Tổng trưởng Nông nghiệp, Thượng nghị sĩ Bridget McKenzie cho đài Sky News biết rằng, chính phủ chuẩn bị cộng tác với các tiểu bang và lãnh thổ ,để cải thiện các cơ cấu hạ tầng cơ sở về nước, cũng như thảo luận về các vấn đề chia sẻ nguồn nước.

“Chúng ta cần phải dự trữ thêm nước, cũng như cần tái sinh nước các loại và sử dụng nước một cách khác biệt".

"Có những thí dụ trên khắp thế giới cho thấy, các quốc gia khác đã đối phó như thế nào và họ sử dụng nước tốt hơn ra sao".

"Tôi nghĩ chúng ta có thể làm nhiều hơn trong lãnh vực đó".

"Chính phủ đã đầu tư trong dài hạn, để cộng tác với các chính phủ tiểu bang, cũng như xây dựng các hạ tầng cơ sở về nước”, Bridget McKenzie.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share