Cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G7 có lẽ nổi tiếng về các cơ hội chụp những tấm ảnh kỳ quặc và những cú bắt tay đầy căng thẳng, của các nhà lãnh đạo thuộc 7 cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới.
Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật bản, Hoa kỳ và Anh quốc đều có mặt.
Thế nhưng sự kiện Thủ tướng Scott Morrison của Úc, được mời tham dự cuộc họp thượng đỉnh của G7 năm nay, tại thành phố Biarritz ở miền Nam nước Pháp, là một chuyện đáng nói.
Nga có thời là một thành viên của nhóm, lúc đó gọi là G8, thế nhưng đã bị đình hoãn tư cách thành viên vô thời hạn vào năm 2014, theo sau vụ sát nhập bán đảo Crimea.
Tiến sĩ Emma Shortis là một chuyên gia về quan hệ quốc tế của đại học RMIT cho đài SBS biết rằng, bà không tin rằng nước Úc hiện được tô son điểm phấn để thay thế cho Nga.
“Quả là một điều độc đáo, khi nghĩ đến việc nước Úc thay thế cho nước Nga. Tôi nghĩ nước Úc hãnh diện khi có mặt tại Diễn đàn nầy, đặc biệt chúng ta đã có vai trò lớn lao tại cuộc họp G20".
"Tôi cho đó là chuyện đáng kể, khi Úc được mời tham dự với tư cách quan sát viên lần nầy".
"Tôi cũng sẽ rất ngạc nhiên, khi thấy được nước Úc được mời tham dự cuộc họp G7, vốn là một cuộc họp khá khép kín và khá độc đáo, khi cuộc họp nầy bị chỉ trích rất nhiều”, Emma Shortis.
Tuy nhiên bà cho rằng, việc mời gọi nước Úc là một dấu hiệu về tầm quan trọng trong mối quan hệ của Úc với Mỹ, đặc biệt khi căng thẳng diễn ra trong cuộc thương chiến Mỹ Trung.
“Chúng ta có các viên chức Mỹ tại đây và họ mới hỏi chúng tôi chọn Hoa kỳ hay Trung quốc".
"Vì vậy tôi nghĩ điều nầy quả thực sự đáng kể cho nước Úc, trong ý nghĩa là tiếp tục các cuộc thảo luận và đặc biệt rất cẩn thận, khi đề cập đến cuộc thương chiến Mỹ-Trung”, Emma Shortis.
Chắc chắn là có nhiều chuyện để thảo luận, chứ không chỉ là mối quan hệ ngày càng tệ hại giữa Trung quốc và Hoa kỳ, thế nhưng còn có chuyện Hong Kong, Brexit và Thay đổi khí hậu, dường như cũng xuất hiện trên nghị trình.
Việc xuất hiện của nhà lãnh đạo hai siêu cường chính trị có nhiều đặc điểm nổi bật, là Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump và Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, dường như thu hút sự chú ý của cả thế giới nhiều hơn.
Cố vấn cao cấp về các vấn đề Âu châu tại Viện Nghiên cứu Chiến Lược Quốc tế, là ông Francois Heisbourg cho biết, ông theo dõi vấn đề với nhiều thích thú, nhưng với một ít báo động.
“Sự kết hợp của hai tính cách không nổi tiếng về khả năng tự kiểm soát của họ, thực sự sẽ là một dịp chưa từng có".
"Họ có thể sẽ sống cùng nhau như một ngôi nhà đang bốc cháy, hoặc họ sẽ giả vờ. Cho dù điều này sẽ chỉ đơn giản là một chương trình bên lề, sẽ tạo ra một số phiền nhiễu và thậm chí có thể là giải trí, là một chuyện".
"Thế nhưng, nếu nó thực sự đi vào cách thức của các thủ tục tố tụng hơn, thì đó sẽ là một câu chuyện khác. Thế nhưng cùng nhau, cả hai là hiện tượng chính trị khá thú vị”, Francois Heisbourg.
Được biết Tổng thống Trump đã bỏ ngang cuộc họp G7 tại Canada và ra lệnh cho các viên chức của ông không ký vào bản thông cáo chung, khiến cho cuộc họp thượng đỉnh lâm vào cảnh xáo trộn.
Lần nầy, ông Trump hiểu rằng ông sẽ không vui lòng, khi Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp muốn đề tài thay đổi khí hậu, sẽ là một trong các sự kiện được thảo luận.
Tiến sĩ Shortis cho rằng, chuyện ông Trump đề cập đến việc mời Nga trở lại nhóm, là một dấu hiệu về cách thức ông Trump cảm nhận, về cuộc họp G7 năm nay.
“Ông Trump muốn thay đổi G7, ông thực sự chẳng muốn gọi đây là một Diễn đàn, do ông có các kinh nghiệm thú vị trước đây".
"Vì vậy tôi nghĩ đánh giá khả năng Nga trở lại trong một tổ chức gọi là G8, là chuyện mà ông Trump nghĩ đến, trước khi ông đạt được chuyện nầy và cài đặt sự thống trị của ông ta”, Emma Shortis.
Tình trạng bất bình đẳng, cũng là một chủ đề trong cuộc họp thượng đỉnh năm nay, cũng như khoảng cách lương bổng giữa nam nữ, sự nghèo khó và cơ hội thăng tiến cho những người trẻ, cũng được bàn đến.
“Chính phủ Úc sẽ thấy hội nghị là quan trọng trong vai trò của nước nầy trên bình diện an ninh thế giới, bởi vì đó là trọng tâm then chốt của G7”, Emma Shortis.
Thế nhưng những chủ đề xứng đáng đó, không ngăn chận được những người biểu tình, đã dựng lều ở hai bên biên giới Pháp và Tây ban Nha.
Những người biểu tình như người Pháp nầy, mặc áo khoác ngoài màu vàng, là ông Michel Ramonbordes cho biết, họ muốn thấy có được tự do.
“Chúng ta ở trong một giai đoạn mà chủ nghĩa tư bản nầy, chúng ta không còn chấp nhận được nữa",
"Những gì chúng ta mong muốn là hòa bình, thống nhất và thân hữu, cũng như công bằng và đặc biệt là phải tự do, một thứ tự do mà chúng ta không có hôm nay”, Michel Ramonbordes.
Còn ông Francois Heisbourg nói rằng, bất chấp các thất bại của cuộc họp G7, thì nó vẫn là một kỳ họp hữu ích.
“Hội nghị G7 cho dù chẳng mang lại điều gì, ngay cả khi nó đem đến các trường hợp tệ hại nhất như Canada hồi năm rồi, thì nó vẫn hết sức hữu dụng vì nó cho phép các vị quốc trưởng và đứng đầu chính phủ, có một cảm tưởng trực tiếp về những lập trường thực sự của các đối tác, những loại vấn đề có thể giúp họ giảm bớt sự tính toán sai lầm”.
Còn đối với Thủ tướng Úc Scott Morrison, cuộc họp G7 mang đến cơ hội cho ông, có một loạt các cuộc thảo luận song phương, với các nhà lãnh đạo thế giới bên lề cuộc họp chính thức.
Bà Emme Shortis nói rằng, đây cũng là cơ hội để tăng cường vị thế của Úc, như là một phần của hệ thống an ninh thế giới cuả Tây phương.
“Chính phủ Úc sẽ thấy hội nghị là quan trọng trong vai trò của nước nầy trên bình diện an ninh thế giới, bởi vì đó là trọng tâm then chốt của G7”, Emma Shortis.
Được biết, cuộc họp thượng đỉnh diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu vào thứ bảy vừa qua và kết thúc vào hôm nay.
Các nước hiện tìm các đạt được thỏa thuận về vấn đề mậu dịch và an ninh.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại