Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã đến thăm ngôi làng Sant 'Anna Di Stazzema của Ý trước cuộc họp của các ngoại trưởng nhóm G7 ở thành phố Lucca gần đó.
Vào năm 1944, hàng trăm lính SS của phát xít Đức đã bao vây ngôi làng này và tàn sát khoảng 560 thường dân, trong đó có 130 trẻ em. Đây là một trong những tội ác chiến tranh nghiêm trọng nhất tại Ý.
Gần 73 năm sau, ông Tillerson đã không ngần ngại khơi gợi lại những ký ức này sau khi cuộc tấn công bằng hơi độc xảy ra làng Khan Sheikhoun ở Syria tuần qua.
"Chúng ta tưởng nhớ những sự kiện xảy ra vào ngày 12 tháng 8 năm 1944 ở Sant 'Anna. Và chúng ta cũng tự nhắc nhở rằng chúng ta phản đối bất kỳ ai và bất kỳ hành động tội ác nào nhằm vào những người vô tội ở bất cứ đâu trên thế giới. Và nơi này sẽ nhắc nhở tất cả chúng ta về điều đó."
Tuy nhiên, cần phải làm gì để cuối cùng có thể mang lại hòa bình cho Syria lại là một vấn đề khác và đó là chủ để của các cuộc thảo luận gay gắt giữa ông Tillerson và các Ngoại trưởng nhóm G7.
Tham gia cuộc họp G7 lần này có đại diện các nước Canada, Pháp, Ý, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu.
Trớ trêu thay, những cuộc họp này đã từng được gọi là G8 cho đến khi Nga bị loại trừ ra khỏi nhóm vào năm 2014 sau vụ sát nhập Crimea từ Ukraine.
"Bây giờ là thời điểm thích hợp để nói về cách chúng ta có thể thúc đẩy quá trình hòa bình ở Syria trong cộng đồng quốc tế, với Nga, với Iran, với Ả-rập Xê-út, với châu Âu, với Hoa Kỳ, để ngăn chặn bạo lực quân sự đang leo thang."
Hiện nay, nhóm G7 lại thấy Nga có lỗi khi tiếp tục ủng hộ quân đội Bashar Al Assad của Syria.
Trong vụ tấn công bằng hơi độc do chính quyền Bashar Al Assad gây ra nhắm vào thường dân ở Syria xảy ra vào tuần trước, Nga một lần nữa lại đứng lên bảo vệ đồng mình của mình và nói rằng khí này xuất phát từ một kho vũ khí hóa học của các lực lượng đối lập.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói rằng Nga đã không hành động vì lợi ích tốt nhất của các bên khi đứng về phía ông Assad.
"Vị thế của ông Vladimir Putin, giờ đây ông ta đã khiến tiếng tăm của nước Nga vang dội bằng việc liên kết không ngừng nghỉ với một gã đàn ông tàn nhẫn đầu độc ngay chính những người dân của ông ta. Và tôi nghĩ rằng cả thế giới có thể nhìn thấy điều này."
Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn đang phải đối mặt với những nỗ lực nhằm thay đổi tư duy của Nga, một sự thật mà ông Johnson nhận thức được một cách dễ dàng.
"Những gì mà chúng tôi đang cố gắng làm là trao cho ông Rex Tillerson một nhiệm vụ rõ ràng nhất có thể để nói chuyện với người Nga, từ chúng tôi là những nước phương Tây, Anh quốc và tất cả các đồng minh của chúng tôi ở đây. Đây là sự lựa chọn của quý vị: gắn chặt với cái gã tàn nhẫn đó, dính vào chế độ bạo lực đó hay là phối hợp cùng chúng tôi để tìm ra một giải pháp tốt hơn."
Ông Tillerson sẽ tới Moscow sau cuộc họp của nhóm G7, mặc dù ông sẽ không gặp mặt ông Vladimir Putin.
Trong khi Nhà nước Hồi giáo Tự xưng IS vẫn là mục tiêu chính của cả Hoa Kỳ và Nga, vẫn chưa rõ rằng ông Tillerson sẽ thúc đẩy tổng thống Nga như thế nào.
Ông Johnson nói rằng ông muốn tìm kiếm thêm các lệnh trừng phạt đối với cả Syria và các nhân viên quân sự Nga, những người đã giúp Syria.
Canada cũng nói rằng họ đã sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga.
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói rằng cần có ý kiến thống nhất về vấn đề Syria và tập trung vào hòa bình.
"Những gì mà chúng tôi đang cố gắng làm là trao cho ông Rex Tillerson một nhiệm vụ rõ ràng nhất có thể để nói chuyện với người Nga, từ chúng tôi là những nước phương Tây, Anh quốc và tất cả các đồng minh của chúng tôi ở đây."
"Bây giờ là thời điểm thích hợp để nói về cách chúng ta có thể thúc đẩy quá trình hòa bình ở Syria trong cộng đồng quốc tế, với Nga, với Iran, với Ả-rập Xê-út, với châu Âu, với Hoa Kỳ, để ngăn chặn bạo lực quân sự đang leo thang."
Nhưng đồng thời, Hoa Kỳ cũng không loại trừ các hành động quân sự chống lại Syria.
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sean Spicer nói rằng điều này phụ thuộc vào chính phủ Syria.
"Cảnh tượng người dân thiệt mạng bởi hơi độc và bom đạn bảo đảm rằng nếu chúng ta nhìn thấy những hành động này một lần nữa, chắc chắn chúng ta sẽ hành động trong tương lai."
Các ngoại trưởng bên ngoài nhóm G7 sẽ tham gia cuộc họp vào ngày thứ hai và ngày cuối cùng.
Các bộ trưởng ngoại giao từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Jordan và Qatar - tất cả đều phản đối ông Assad - sẽ gặp các đồng nhiệm nhóm G7 của họ để thảo luận về tình hình Syria.
Cuộc họp của các ngoại trưởng nhóm G7 mở đầu cho cuộc họp thượng đỉnh nhóm G7 cũng sẽ diễn ra tại Ý vào tháng Năm tới.