Một toán nghiên cứu của đại học ở Anh, University College London (UCL) đã phát hiện hơi nước trên bầu khí quyển của hành tinh có tên là K2-18b, nơi có nhiệt độ có thể sống được.
Tiến sĩ Angelos Tsiaras, một nhà khoa học về vũ trụ của đại học UCL cho biết đã sử dụng viễn vọng kính không gian Hubble để phân tích bầu khí quyển của hành tinh này.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi khám phá một bầu khí quyển quanh một hành tinh có thể sinh sống được. Điều đó có nghĩa là hành tinh này có nhiệt độ thích hợp để nước có thể tồn tại."
Hành tinh K2-18b quay quanh hành tinh K2-18 trong chòm sao Leo, nằm ngoài thái dương hệ.
Nhà khoa học vật lý vũ trụ, Tiến sĩ Ingo Waldmann lưu ý mọi người hành tinh này có nhiều phóng xạ hơn trái đất nên chưa thể quả quyết là sự sống có thể tồn tại trên đó.
"Chúng ta không thể dọn lên K2-18B để ở được. Thứ nhất nó ở rất xa. Thứ hai nó không nhất thiết là giống như trái đất. Hành tin này nặng hơn trái đất và có khí quyển chứa nhiều khí hydro cho nên có thể có sự sống nhưng chúng ta thật sự chưa hiểu rõ về nó."
"Ở xa như vậy cho nên chúng ta không có sự lựa chọn mà vẫn phải chăm sóc trái đất cho tốt thay vì nghĩ đến chuyện dọn đi nơi khác," Tiến sĩ Waldmann nói.
Hành tinh K2-18b chỉ là một phần trăm của các hành tinh có những điểm giống như trái đất nằm giữa Hải Vương Tinh và Trái Đất.
Nó cách trái đất 100 năm ánh sáng, có nghĩ là hình ảnh viễn vọng kính Hubble chụp được hôm nay thực ra là hình của hành tinh cách đây 100 năm.
Tiến sĩ Tsiaris cho biết với kỹ thuận hiện nay con người chưa thể lên tới hành tinh này, nhưng đây là là một khám phá có ý nghĩa đáng kể.
"Câu hỏi lớn chúng ta đang tìm cách trả lời là liệu trái đất có phải là một hành tinh đặc biệt so với vô số hành tinh khác trên kia hay không. Chúng ta tìm những hành tinh giống chúng ta nhưng không có nghĩa là chúng dọn đến đó. Điều đó chỉ mới là khoa học giả tưởng mà thôi."
Thế hệ viễn vọng kính tương lai, như là viễn vọng kính Ariel của Cơ quan Không gian Âu châu, với những dụng cụ tối tân hơn sẽ có thể phân tích các bầu khí quyền chi tiết hơn.
ARIEL sẽ được phóng lên trong năm 2028 và du hành trong vũ trụ trong 4 năm. Nó sẽ quan sát 1.000 hành tinh bên ngoài thái dương hệ, và lần đầu tiên thu thập những dữ liệu như nhiệt độ và các thành phần hóa học trên bầu khí quyển của chúng.
Artist’s concept of the ARIEL space telescope. Source: UCL