Có 8 triệu tấn nhựa plastic trôi xuống các dòng chảy trên thế giới hàng năm.
Nó thuộc những mảnh lớn như nhựa thương mại, chẳng hạn như chai lọ và túi đựng, cho đến các phân tử nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 milimét.
Các phân tử nhựa ngày càng gây nhiều quan ngại cho các nhà nghiên cứu, khi chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong nước uống của chúng ta.
Trong bản phúc trình được công bố hôm thứ năm, Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, con người hiện tiêu thụ các phân tử nhựa, thế nhưng hậu quả trực tiếp với cơ thể con người thì chưa được biết rõ.
Khoa học gia chuyên về môi trường thuộc đại học Macquarie là ông Paul Harvey cho biết, khoa học chỉ biết sự hiện diện của chúng mà thôi.
“Chúng ta không hiểu được về việc gì xảy ra, một khi các mảnh nhựa rất nhỏ đi vào trong cơ thể và bắt đầu tương tác với môi trường acid trong dạ dày, chúng ta thực sự không hiểu được các mảnh vụn nầy phân hủy như thế nào”.
Trong khi WHO nói rằng các mảnh nhựa có kích thước lớn hơn 150 micro mét, có lẽ đã trôi vào trong cơ thể con người, thì họ quan ngại về các phân tử nhỏ hơn, bao gồm các loại hạt nhựa thật nhỏ, có thể thẩm thấu vào các cơ phận hay trong máu của chúng ta và mang theo các loại vi trùng gây bệnh.
Ông Harvey nói rằng, đây là lãnh vực mà các nhà khoa học hiện nghiên cứu sâu xa hơn.
“Những mảnh nhựa li ti có thể hoạt động như một chiếc bè, để các loại vi trùng có thể di chuyển qua các môi trường như sông ngòi, đất đai, mùa màng ở ngoài thực tế, thì loại nhựa có thể tạo nên một số loại hóa chất cùng với vi trùng, để chống lại cách thức hiện thời mà chúng ta đối phó với chúng".
"Chúng ta có thể thấy được một số vi trùng kháng lại thuốc kháng sinh, chỉ vì loại hóa chất trong nhựa đã thay đổi gen của chúng”, Paul Harvey.
Tuy nhiên phúc trình của WHO cũng tìm cách trấn an người tiêu thụ rằng do thiếu việc nghiên cứu, họ tin là nguy cơ do các phân tử nhựa gây ra là thấp.
Ông Harvey cho biết suy nghĩ nầy gây nhiều vấn đề, mà ông tin rằng không chỉ vì chẳng có nhiều nghiên cứu về đề tài nầy, thì không có nghĩa là chẳng có lý do để quan ngại.
“Các mảnh nhựa nhỏ giống như mọi chất ô nhiễm trong môi trường, mọi chất gây ô nhiễm có thể xử lý theo cùng cách thức, đó là không có mức độ an toàn nào trong việc tiếp xúc”.
"Vì vậy một khi không tránh khỏi bị phóng thích vào môi trường, thì chúng không tồn tại hàng thập niên, hay hàng thế kỷ để phân hủy”, Stuart Khan.
Vấn đề về các phân tử nhựa chỉ trở thành một vấn đề quan tâm của công chúng trong 10 năm qua, lý do nhiều người thắc mắc là tại sao, có ít cuộc nghiên cứu trong lãnh vực nầy.
Tiến sĩ Thava Palanisami thuộc Trung tâm Toàn cầu về Cải Tạo Môi trường, thuộc đại học Newcastle cho biết, ông hy vọng có thêm các cuộc nghiên cứu trong một vài năm tới.
“Lãnh vực về các loại nhựa li ti và sức khỏe con người, đang xuất hiện tại Âu châu và là đề tài của chủ đề nầy, vì vậy chúng ta có thể thấy được một vài kết quả trong một hay hai năm tới”.
Nay ông cho biết không phải là lúc, để lùi một bước từ việc nghiên cứu trong lãnh vực nói trên.
“Chúng ta không thể tự mãn, do chúng ta đã gặp khó khăn do nhiều vấn đề ô nhiễm khác nhau".
"Nạn ô nhiễm giết chết nhiều người hơn là các bệnh tật, mà chúng ta không biết rõ mối liên hệ trực tiếp như thế nào”, Thava Palanisami.
Phúc trình cho biết, do việc không quan tâm đến các nguy cơ về sức khỏe của con người, các biện pháp nên được các nhà hoạch định chính sách và công chúng quản lý tốt hơn về các loại nhựa và giảm bớt việc sử dụng càng nhiều càng tốt.
Các chuyên gia cho rằng, việc xử lý nước thải là một biện pháp hữu hiệu, khi nó có thể loại ra khoảng 90 phần trăm phân tử nhựa trong nước, qua việc lọc nước.
Kỹ sư môi trường thuộc đại học New South Wales, ông Stuart Khan nói rằng, đây là vấn đề nên được xem là ưu tiên.
“Có lẽ chúng ta cần chú tâm nhiều hơn vào vấn đề xử lý nước thải, mọi thứ cống rảnh mà chúng ta thải vào môi trường, đó là nguồn gốc của các loại nhựa li ti nầy".
"Cần phải chủ động hơn trong việc xử lý nước thải ở mức độ cao hơn và chắc chắn rằng, chúng ta không thải các chất sợi hay những mảnh vụn nhựa vào đại dương, sông ngòi hay các dòng suối theo cách thức đó”, Stuart Khan.
Thế nhưng ông Khan thấu hiểu rằng, cách thức tốt nhất để giảm bớt việc tiếp cận của con người với các phân tử nhựa, là bài trừ nạn ô nhiễm về nhựa một cách rộng rãi.
Ông cho biết, việc đầu tư vào các loại vật liệu thay thế cho nhựa cũng quan trọng nữa.
“Tôi nghĩ chúng ta cần trở lại cách thức mà các loại nhựa được chế tạo, để cần chắc chắn rằng chúng ta chế tạo nhựa thành đủ mọi loại vật dụng, thế nhưng cuối cùng là chúng bị phân hủy sinh học".
"Vì vậy một khi không tránh khỏi bị phóng thích vào môi trường, thì chúng không tồn tại hàng thập niên, hay hàng thế kỷ để phân hủy”, Stuart Khan.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại