Việc này theo sau quyết định của Trung Quốc cấm nhập rác để tái sinh và Âu Châu hy vọng sẽ tiết kiệm hơn 30 tỷ Úc Kim về những thiệt hại cho môi trường.
Các que nhựa có bông gòn ở đầu, ống hút, muỗng nhựa dùng để khuấy và những dao muỗng nhựa có thể biến chế để trở thành những vật thân thiện với môi trường.
Với rác thải nhựa chiếm đến 80 phần trăm rác thải ở biển, Liên Âu hiện xem xét các cách thức nhằm đối phó với vấn nạn ngày càng gia tăng.
Nhiều luật lệ mới nhắm vào 10 loại vật dụng chỉ xài một lần rồi bỏ, thường thấy ở các đại dương và bờ biển tại châu Âu, trong đó có các dĩa nhựa, các que nhựa cầm bong bóng thêm vào các bong bóng nữa.
Việc sử dụng các loại hộp nhựa đựng thức ăn và các ly hay tách nhựa cũng sẽ được giảm dần, ngoài ra còn có chương trình trả tiền cho các loại chai nhựa đựng nước uống, sẽ được thiết lập tại các quốc gia thành viên Liên Âu.
Phó Chủ Tịch Liên Âu là ông Frans Timmermans nói rằng, các loại rác thải tệ hại nhất không bị cấm ngay, mà chỉ hướng đến việc sử dụng cho tốt hơn.
"Chúng tôi cấm các loại đồ nhựa chỉ sử dụng một lần rồi bỏ, điều nầy có nghĩa là khi thực hiện qúy vị sẽ không thấy những que bằng nhựa có bông gòn ở đầu, để xài một lần rồi bỏ trên các kệ hàng ở siêu thị, thay vào đó là những thứ được chế tạo với tính chất thân thiện với môi trường hơn".
Mặc dù chưa có thời hạn nào được đặt ra, ông Timmermans cho biết ông hy vọng sẽ bắt đầu thấy được các kết quả trước tháng 5 năm 2019.
Trong khi vấn đề nầy còn phải được thông qua trước nghị viện Âu Châu và các quốc gia thành viên, chuyện nầy đã được đa số các nước ủng hộ.
Các viên chức cho biết, việc sản xuất các sản phẩm bằng nhựa hiện nay cao gấp 20 lần so với hồi thập niên 1960, cũng như bắt đầu thấy các sinh vật dưới biển như rùa, cá voi và chim biển ăn phải các vật bằng nhựa hay kẹt trong các túi nhựa, cũng như trong các hải sản khác mà con người tiêu thụ.
Ông Timmermans nói rằng, những nhà cung cấp và chế tạo các sản phẩm bằng nhựa cũng được yêu cầu đóng góp vào phí tổn quản lý chất thải và đề ra các sáng kiến nhằm phát triển những vật liệu thay thế ít gây hai cho môi trường.
Họ cũng cần cung cấp các thông tin về phương cách nào tốt nhất để loại bỏ các sản phẩm của họ.
"Vì vậy chúng tôi tạo nên một thói quen dùng lại các chai nhựa, thay vì một cá nhân phải mua trung bình 175 chai nhựa xài một lần trong năm", Fiona Llewellyn.
Ông Timmermans cho biết, chẳng còn nhiều thời gian nữa.
"Chúng ta đang có nguy cơ đầy nghẹt sông biển với chất nhựa, với ảnh hưởng nguy hại cho việc sản xuất lương thực và sức khoẻ con người. Đó là việc chất nhựa có trong không khí khi bị đốt, trong biển cả, trong thực phẩm và cuối cùng là trong cơ thể chúng ta", Frank Timmermans.
Trong khi đó, một ngành khác của Liên Âu là Ủy Hội Âu Châu cho biết, các doanh nghiệp nên xem đây là một cơ hội để trở nên cạnh tranh hơn trong các kỹ nghệ bền vững.
Họ cũng sẽ thấy được một loạt các luật lệ liên quan đến một thị trường có khoảng 500 triệu người tiêu thụ ở Âu Châu.
Ông Jyrki Katainen thuộc Ủy Hội Âu Châu phác họa các lợi ích nầy.
"Đây là một cơ hội cho Âu Châu, khi dẫn đầu trong phương cách nầy. Việc sản xuất ra các sản phẩm cho thế giới sẽ có nhu cầu cho hàng thập niên tới, cũng như trích xuất nhiều giá trị kinh tế từ những tài nguyên quí báu và giới hạn của chúng ta".
Các biện pháp như vậy sẽ tiết kiệm được khoảng 3,9 tỷ Úc Kim, về phí tổn do các chất thải nhựa gây ra cho môi trường.
Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã nhập cảng rác thải của cả thế giới, bao gồm các quốc gia như Úc, Mỹ và Anh quốc, cũng như hơn phân nửa các loại rác bằng nhựa đã được phân loại của Âu Châu.
Hồi đầu năm nay, Trung Quốc loan báo không còn nhập cảng rác từ nước ngoài nữa.
Những nước khác hiện cố gắng gây sự chú ý của mọi người về số lượng rác nhựa bị thải ra trong những phương cách rõ ràng nhất.
Sở Thú Luân Đôn tiết lộ một địa điểm có tính cách nghệ thuật làm bằng khoảng 15 ngàn chai nhựa bỏ đi.
Quản lý dự án là bà Fiona Llewellyn cho biết, việc nầy cho thấy vấn đề rác thải lớn lao đến mức nào
"#OneLess là chiến dịch nhằm biến đổi Luân Đôn, từ một thành phố hiện sử dụng hơn 1 tỷ chai nhựa xài một lần rồi bỏ đi mỗi năm, trở thành một đô thị thay vào việc bỏ đi có thể sử dụng lại".
"Vì vậy chúng tôi tạo nên một thói quen dùng lại các chai nhựa, thay vì một cá nhân phải mua trung bình 175 chai nhựa xài một lần trong năm", Fiona Llewellyn.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại