Lo sợ về thảm họa môi trường khi chiếc tàu dầu cháy ở biên đông Trung Hoa

Panama-registered tanker 'Sanchi' on fire

Panama-registered tanker 'Sanchi' on fire Source: AAP

Các nhân viên cấp cứu thuộc 3 quốc gia cũng tìm kiếm 31 thủy thủ của chiếc tàu dầu bị mất tích và tìm cách chế ngự dầu tràn dễ phát nổ khi đám cháy trên tàu dầu vẫn chưa được dập tắt


Các tàu tuần duyên Nam hàn cho biết, màn khói dầy đặc vẫn bốc lên từ chiếc tàu dầu của Iran bị cháy tại biển Đông Trung Hoa, sau khi đụng với một tàu hàng Trung quốc vào tối thứ bảy tuần qua.

Các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ các thủy thủ của chiếc tàu dầu vẫn tiếp tục, trong lúc chiếc tàu vẫn bị bốc cháy sau vụ đụng nhau xảy ra.

Họ tìm cách dập tắt đám cháy, hiện bao trùm một phần chiếc tàu.

Phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung quốc, Lục Khảng cho biết Trung quốc hiện làm việc bất kể giờ giấc, để tìm kiếm những người mất tích.

“Chính phủ Trung quốc xem các tai nạn trên biển như thế nầy rất nghiêm trọng và đã phái nhiều toán tìm kiếm và cứu hộ đến ngay hiện trường. Điều kiện thời tiết hết sức bất lợi cho công cuộc tìm kiếm, thế nhưng Trung quốc vẫn nỗ lực tối đa”.

Trong khi nhà cầm quyền tiếp tục công cuộc tìm kiếm các thủy thủ bị mất tích, thì các chú ý hiện nay chuyển sang các quan ngại, về hậu quả có thể hết sức tai hại của vụ tràn dầu.

Chiếc tàu dầu đã chở theo gần một triệu thùng dầu loại thật nhẹ, có nhiều hơi và đậm đặc.

Chiếc tàu dầu nầy được một số người mô tả là một quả bom nổi, và nếu nó phát nổ thì có khả năng tạo nên vụ tràn dầu tệ hại nhất về loại nầy, kể từ năm 1991.

Nhiếp ảnh gia dưới biển là ông Simon Boxall cho biết, loại dầu nầy có màu trong sáng và ít mùi hôi hơn dầu thô loại nặng, khiến cho việc tìm kiếm và chế ngự trở nên khó khăn hơn.

Tiến sĩ Boxall cho đài BBC biết rằng, nó có thể tạo nên một hậu quả về mặt môi trường hết sức nghiêm trọng.

“Nếu chiếc tàu chìm, thì chúng tôi sẽ nghiên cứu hậu quả sự thẩm thấu của loại dầu thô rất nhẹ nầy vào trong lòng biển, vốn có thể kéo dài trong nhiều tháng trời".

:Điều đó có nghĩa là, các vùng đặc quyền kinh tế về vấn đề đánh cá trong khu vực, sẽ bị ảnh hưởng lớn lao về mặt đời sống của sinh thực vật dưới đáy biển”, Simon Boxall.
"Thế nhưng chúng ta cần có đầy đủ tin tức về những gì đã làm để khởi sự thủ tục dọn dẹp sạch sẽ”, Peter Steinberg.
Trong khi đó, Giám đốc của Viện Hải Dương hoc Sydney là giáo sư Peter Steinberg, hậu thuẩn lời tuyên bố của tiến sĩ Boxall.

“Nếu dầu tràn giạt vào bờ thì nó có thể ảnh hưởng đến hàng năm trời, tùy theo loại hậu quả như thế nào, do nó không chỉ gây nguy hiểm mà còn có thể gây tổn hại cho các cộng đồng và số lượng các loài thủy tộc trong biển, cũng như phải mất một thời gian để hồi phục”.

Thế nhưng giáo sư Steinberg cho biết, có một hy vọng là dầu sẽ cháy hết trong một đám cháy mà nhà cầm quyền hiện tìm cách chế ngự.

“Chắc chắn nó sẽ làm giảm nhẹ mối nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường biển cả, mặc dù những gì xảy ra đối với chất hydrocarbon một khi chúng được phóng thích vào trong không khí lại là một vấn đề khác".

"Thế nhưng thực sự là hậu quả của dầu tràn là một nhiệm vụ phải biết về số lượng dầu thất thoát, loại dầu nào và cuối cùng nó chấm dứt ra sao".

"Vì vậy nếu nó cháy hết và không ngấm vào trong biển, thì hậu quả sẽ gảm nhẹ đi”, Peter Steinberg.

Giáo sư Steinberg hy vọng, điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra.

“Nếu lượng dầu nầy cuối cùng kết thúc ở xa bờ, khoảng 150 kí lô mét cách bờ biển nơi mà tôi nghĩ tai nạn đã xảy ra, rồi thì rất nhiều dầu sẽ từ tờ chìm xuống đáy đại dương hay phân tán ra rồi chìm xuống đáy mà chúng ta không thấy được".

"Nó sẽ không gây ra một hậu quả cho sinh thực vật dưới đáy biển cũng như cho nước biển tại đó”, Peter Steinberg.

Ông tiên đoán vụ chảy dầu nầy, có thể nằm trong 20 vụ tràn dầu tệ hại nhất, do các tàu bè gây ra trên khắp thế giới.

Thế nhưng ông thừa nhận là cần có thêm thông tin, để tính toán chính xác về các hậu quả.

“Một cách lý tưởng những người chịu trách nhiệm quản lý và dọn sạch vụ nầy sẽ bắt đầu nói về tầm mức của vụ tràn dầu, không chỉ về hậu quả đối với môi trường mà còn là các hậu quả với con người nữa, đó là sự kiện mà chúng ta không biết được những gì xảy ra cho hơn 30 thủy thủ là chuyện rất đáng sợ".

"Thế nhưng chúng ta cần có đầy đủ tin tức về những gì đã làm để khởi sự thủ tục dọn dẹp sạch sẽ”, Peter Steinberg.

Còn tiến sĩ Simon Boxall cho biết, hy vọng tốt nhất hiện nay là dập tắt được đám cháy và tìm cách giúp cho tàu khỏi bị chìm.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share