Cách thức nầy được nêu ra trong bản phúc trình.
Phúc trình mang tên ‘Chứng kiến Nạn Nô lệ Trong Chuỗi Cung cấp Hải Sản’ được đăng tải trên tạp chí Tân Tiến trong Khoa học, Science Advances, nhắm vào những người mua bán và trao đổi đồ biển, có được một dụng cụ để tránh được việc tiêu thụ các sản phẩm do nô lệ làm ra.
Một trong các tác giả là giáo sư Trevor Ward thuộc đại học Kỹ Thuật Sydney, đã làm việc cùng các công ty, hầu hỏi họ về nguồn gốc xuất xứ của hải sản.
“Đường lối của chúng tôi là chúng tôi nghĩ rằng khu vực doanh nghiệp hay tư nhân đều có trách nhiệm trong việc san sẻ gánh nặng nầy, trong việc sửa chữa tình trạng nô lệ tại bất cứ nơi nào xảy ra”.
Cùng làm việc với các tác giả của bản phúc trình, 18 công ty hải sản trên toàn cầu đã xem xét dây chuyền cung cấp của họ, để xem liệu có xử dụng lao động nô lệ trong bất cứ giai đoạn nào, từ việc đánh cá, chế biến và chuyển vận bằng đường biển hay không.
Luật lệ nghiêm nhặt hơn tại Úc và các chính sách bảo đảm rằng, các sản phẩm do Úc sản xuất hầu hết đều không có vấn đề lao động nô lệ, thế nhưng các kỹ nghệ ngư nghiệp tại Thái Lan, Nam Dương và Trung quốc, đều đầy dẫy các trường hợp nô lệ sản xuất.
Họ thường xử dụng các công nhân không có quốc tịch hay bất hợp pháp, vốn không thể than phiền với nhà cầm quyền, về việc họ bị bó buộc làm việc như những nô lệ, trong các điều kiện hết sức dã man.
"Đây là các dữ kiện, là những điều tốt nhất mà chúng ta hiểu được nguy cơ ra sao, vì vậy đó là một tiến trình thực sự mà chính người tiêu thụ sẽ đẩy mạnh”, Trevor Ward.
Hiệp hội có tên là 'Walk Free' là một tổ chức chống nô lệ, với giám đốc nghiên cứu toàn cầu là bà Fiona David cho biết, các ngư phủ trong những quốc gia đó, thường bị buộc làm việc trên tàu trong nhiều năm không được trả lương, dưới sự đe dọa của bạo lực.
"Chúng tôi chứng kiến trường hợp hết sức dã man, khi họ chứng kiến những vụ giết người, những người bị cầm giữ trên tàu, trong các lồng sắt và bị đánh đập, chúng tôi muốn nói đến những trường hợp bị đánh đập hết sức nghiêm trọng tại đây và hết sức dã man".
"Chúng tôi cũng thấy những trường hợp nầy xảy ra, trong kỹ nghệ đánh cá của Thái Lan. Dĩ nhiên, đây là quốc gia đứng hàng thứ tư trên thế giới, sản xuất các miếng cá fillet, tôm đông lạnh và ngay cả cá mòi đóng hộp nữa, tất cả được xuất cảng sang Úc".
"Chỉ số nô lệ toàn cầu năm nay cho thấy, không chỉ chúng ta gặp phải vấn đề nô lệ thời hiện đại ngay trước mắt, mà còn nhập cảng các sản phẩm vào siêu thị của chúng ta, vào những cửa hàng mà chúng ta mua bán, do tất cả đồ biển nầy đều có nguy cơ do các nô lệ sản xuất ra”, Fiona David.
Trong khi bản phúc trình kêu gọi, các doanh nghiệp nên đặt câu hỏi với những nhà cung cấp để bảo đảm rằng, họ không tiêu thụ các hải sản do các nô lệ sản xuất ra, Giáo su Ward cho rằng mục tiêu cũng là khách hàng tiêu thụ nữa.
“Khi các khách hàng có dịp đặt ra câu hỏi như, ‘Cá thu của tôi có đến từ dây chuyền sản xuất do những ênbị cưỡng bách lao động không?’, thì một công ty sẽ có thể trả lời và ‘Ồ vâng’ hay ‘Không’ hoặc ‘Có thể’.
"Đây là các dữ kiện, là những điều tốt nhất mà chúng ta hiểu được nguy cơ ra sao, vì vậy đó là một tiến trình thực sự mà chính người tiêu thụ sẽ đẩy mạnh”, Trevor Ward.
Chính phủ liên bang cam kết chi ra 3,6 triệu đô la, để thiết lập một đơn vị, nhằm đối phó với các doanh nghiệp xử dụng nô lệ.
Chính phủ sẽ cố vấn cho các doanh nghiệp Úc về các thức tốt nhất, để giải quyết vấn đề nô lệ trong chuỗi cung cấp và vận hành hàng hóa.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại