Cuộc điều trần về thực trạng của vụ nô lệ thời hiện đại

Diễn viên Rachel Griffiths, Johanna Pride và Sophia Touch

Diễn viên Rachel Griffiths, Johanna Pride và Sophia Touch Source: AAP

Nước Úc hiện được khích lệ để dẫn đầu trong việc chấm dứt việc mua bán nô lệ thời hiện đại, bằng cách chính thức soạn thảo đạo luật về vấn đề nầy.


Được biết một cuộc điều trần liên bang hiện tiến hành và đã chuyển đến Melbourne, nơi một nạn nhân của vụ mua bán nô lệ và của một ngôi sao điện ảnh Hollywood đưa ra các bằng chứng.

Đứng cạnh ngôi sao điện ảnh Hollywood là Rachel Griffiths và giữa không khí giá lạnh khác thường của mùa đông Melbourne, một nạn nhân sống sót người Cam Bốt là cô Sophia Touch đã đến Quốc hội Victoria, để nói về sự thực về một chu kỳ gian ác của bọn buôn người.

Qua một thông dịch viên, cô gái năm nay được 24 tuổi can đảm kể trước Quốc hội về những kinh nghiệm bạo hành cũng như những lợi dụng khi cô nầy bị tách rời khỏi gia đình lúc mới 4 tuổi, khi cô nuôi nhiều hy vọng cho tương lai.

"Cũng như những đứa trẻ khác, tôi chỉ muốn được hoàn toàn tự do và có thể làm những gì tôi muốn. Tôi muốn có cha mẹ yêu thương và tôi được đi học như những trẻ em khác".

Nô lệ thời hiện đại được mô tà là một loạt các hành động lạm dụng, trong đó có việc buôn người, bó buộc làm việc, ăn chận lương bổng, lạm dụng tình dục và bắt phải đi ăn xin.

Ngôi sao điện ảnh Rachel Griffiths, là người đỡ đầu cho tổ chức bảo vệ trẻ em, có tên là Hagar Australia.

Cô cũng lên tiếng trong cuộc điều trần, trong đó thẩm định khả năng đẩy mạnh tiến trình tại Úc ,bằng cách đề ra đạo luật Modern Slavery Act.

"Sự thực là có nhiều người bị nô lệ ngày nay, hơn là bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Đây là vụ mua bán bất hợp pháp lớn hàng thứ hai sau ma túy, trên hành tinh của chúng ta và nó diễn ra hầu như trong khu vực của chúng ta".

Chỉ số về nô lệ toàn cầu tức Global Slavery Index năm 2016 ước lượng, có gần 46 triệu nạn nhân bị buộc làm nô lệ trên khắp thế giới.

Hai phần ba những người nầy sống ở vùng Á châu Thái Bình Dương, với khoảng 4 ngàn được biết sống tại Úc.
"Khuyến khích và yêu cầu các doanh nghiệp hãy nhìn vào chuỗi cung cấp của quí vị, hãy nhìn vào sản phẩm đến từ đâu để thực sự tìm ra tình trạng nô lệ trong đó, vì nó tiềm ẩn trong hầu hết các chuỗi cung cấp", bà Jo Pride.
Bà Jo Pride là Giám đốc Hagar Australia cho biết sự kiện có tên là Orphanage Tourism hay 'du lịch các cô nhi viện', hoặc tình nguyện đến những nơi được gọi là nhà nuôi dưỡng cô nhi, trong khi nếu chú ý kỹ, thì việc nầy có thể cung cấp nhiều ánh sáng trong sự hủy hoại rất nhiều gia đình.

"Chúng tôi biết rằng tại Cambodia, cứ 4 em thì có 3 em trong cô nhi viện vẫn có cha hay mẹ còn sống".

"Nhiều em không muốn ở đó, thế nhưng chúng tôi phải thành lập 'cô nhi viện vì kinh tế' nầy, do các cha me sống trong nghèo khó đành phải chia cách gia đình, việc nầy gây ra một chấn thương từ thế hệ nầy sang thế hệ khác", bà Jo Pride.

Cô Rachel Griffiths cũng đồng ý như vậy.

"Người ta cảm thấy ấm áp khi có khoảng 50 đứa trẻ đến ôm quí vị, rồi quí vị có thể ra đi khi nghĩ rằng quí vị đã làm một công việc tốt, cũng như các bức ảnh tự chụp cho thấy rất tốt đẹp".

"Thế nhưng khi quí vị thực sự phân tích các sự kiện và chúng tôi hiểu từ các tâm lý gia và những nhà tội phạm học, là điều đó không thật".

"Sự thực là nhiều cô nhi viện được điều hành ở vùng Đông Nam Á không được đăng ký và không nhằm mục đích phục vụ các em, chúng không có ở đó và những ai điều hành đều không có chứng nhận làm việc an toàn với trẻ em", Rachel Griffiths.

Còn bà Jo Pride cho biết chính phủ Úc có thể giữ một vai trò lãnh đạo, bằng cách hoàn thành đạo luật Modern Slavery, tương tự với một đạo luật mới được đề ra tại Anh quốc.

"Khuyến khích và yêu cầu các doanh nghiệp hãy nhìn vào chuỗi cung cấp của quí vị, hãy nhìn vào sản phẩm đến từ đâu để thực sự tìm ra tình trạng nô lệ trong đó, vì nó tiềm ẩn trong hầu hết các chuỗi cung cấp".

"Vì vậy hãy thực sự ăn mừng khi tìm ra sự minh bạch trong việc đó, rồi chúng ta có thể đề cập đến vấn đề nầy".

"Chúng tôi cảm thấy họ cần có sự khích lệ, khi đã có một số ngọn đèn hướng dẫn đã sáng lên trong không gian nầy, thế nhưng có những nơi khác cần có thêm sáng kiến trong các qui luật của chính phủ đòi hỏi họ phải báo cáo chính xác", Jo Pride.

Cuộc điều trần của Quốc hội dự trù sẽ tiếp nhận với hơn 200 kiến nghị về chuyện nầy.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 


Share