Thế nhưng một tổ chức hiện giúp đỡ những người trải qua các kinh nghiệm nói trên và được một quán cà phê ở khu ngoại ô tài trợ cho việc nầy.
Trường học dành cho những người sống sót được tự do, có tên đầy đủ là Freedom Hub Survivor School, đã được khánh thành tại Sydney năm 2014.
Đó là một nơi, mà những người sống sót thoát khỏi cảnh nô lệ được huấn luyện, được khuyến khích và chuẩn bị tham gia vào lực lượng lao động.
Những người sống sót đến từ các nguồn gốc văn hóa khác nhau, hiện hồi phục từ những hình thức nô lệ khác biệt.
Bà Sally Irwin là giám đốc của Freedom Hub nói rằng, cho đến nay có đến 50 người tham gia vào chương trình.
"Vì vậy phần lớn những người tìm đến chúng tôi đều đã trải qua việc lao động cưỡng bách, có thể trong một nhà hàng, một quán cà phê, một tiệm làm móng tay hay những việc khác, nơi họ không được trả lương và bị buộc làm việc dài giờ".
"Chúng tôi có những thiếu nữ bị cưỡng bách và bán cho những vụ kết hôn chỉ mới 14 hay 15 tuổi, để làm việc nhà hay nô lệ tình dục ngay trong nhà của họ".
"Chúng tôi xác định vài người đàn ông trong kỷ nghệ xây dựng không được trả lương và dĩ nhiên mọi quốc gia đều có nạn vận chuyển phụ nữ phục vụ tình dục nữa". Bà Sally Irwin nói.
Năm rồi, bà khai trương quán cà phê Freedom Hub, với 100 phần trăm tiền lời của quán cà phê, được xử dụng cho trường học.
Có 52 tình nguyện viên dạy học tại trường và một người có lòng nhân ái, trả tiền thuê chỗ của trường học.
Bà Irwin nói rằng, những người sống sót đến từ một loạt các nguồn gốc khác biệt về văn hóa và đã trải qua các hình thức nô lệ khác nhau.
"Những gì khiến trường học khác biệt với những trường khác như TAFE".
"Chúng tôi gởi họ đến trường TAFE hay có thể gởi họ đến các khóa học của cộng đồng, thế nhưng hầu hết những người sống sót đều bị hội chứng chấn thương tâm lý".
"Đôi khi họ không hiểu tiếng Anh hay văn hóa, vì vậy chúng tôi phải điều chỉnh khóa học cho rất thực dụng và liên hệ nhau".
"Chúng tôi thực sự hoạt động chậm theo mức độ của họ, cũng như chúng tôi có các lớp học nhỏ, chỉ có một, hai hay ba người một lúc". bà Sally Irwin.
Cô Hershey Hilado 24 tuổi là một người tình nguyện.
Cô giúp dạy về các kỷ năng về xã hội, ăn mặc thế nào khi dự cuộc phỏng vấn xin việc và dạy về trang điểm nữa.
"Nhiều phụ nữ có thể hội nhập trở lại, thế nhưng họ nghĩ họ không còn xứng đáng nữa cho xã hội, và tôi không muốn họ cảm thấy như vậy".
Cô biết tình cảm như vậy rất rõ.
"Những phụ nữ nầy, những người sống sót nầy không cần sự thương hại, mà rất cần sự hỗ trợ". Cô Hershey Hilado 24 tuổi, là một người tình nguyện.
Chính bản thân cô, đã bị mẹ buộc làm gái mại dâm vào lúc mới được 14 tuổi, tại Phi luật Tân.
Thế nhưng bà mẹ cuối cùng tìm thấy rằng, chẳng có khách nào muốn đụng đến cô bé vị thành niên nầy, vì thế đến năm 16 tuổi, cô lại bị bán trong một cuộc hôn nhân cưỡng bách.
"Quí vị không thể mong đợi điều đó từ cha mẹ, những người sẽ bảo vệ quí vị về mọi mặt, họ sẽ là người thực sự làm việc đó cho quí vị".
"Đó là cảm tưởng bị bỏ rơi không giúp đỡ gì được".
"Tôi mong ước không ai phải trải qua chuyện nầy, bởi vì nó rất u tối và tôi đã tìm cách tự tử hồi đó, bởi vì tôi không có nơi nào để đến và không có gia đình". Cô Hershey Hilado.
Vào tối tân hôn, trong khi người chồng ngủ say, cô đã trốn thoát.
"Tôi phải chạy trốn khỏi ngôi nhà đến 3 cây số và chẳng mang gì theo được, khi mọi người đều ngủ. Thế nhưng trước khi có thể thoát được, thì tôi đã bị cưỡng hiếp".
Tại Úc, cưỡng bách hôn nhân là một tội ác, thế nhưng không được công nhận tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Philippines.
Các cô dâu thường rất trẻ, sợ hãi và đôi khi cảm thấy tủi nhục, khiến rất khó để biết chính xác có bao nhiêu người bị lợi dụng.
Bà Jennifer Burn là một luật sư đại diện cho những người sống sót Úc nói rằng, các cuộc điều tra về hôn nhân cưỡng bách ngày càng gia tăng.
"Những vụ liên quan đến cưỡng bách hôn nhân đã chiếm một tỷ lệ phần trăm lớn lao được chuyển đến cảnh sát liên bang, năm rồi là 44 phần trăm thuộc lãnh vực hôn nhân cưỡng bách".
"Đây là những gì mà chúng tôi thực sự không dự đoán trước và sẽ là một khó khăn lớn lao tại nước Úc". Bà Jennifer Burn.
Bà cho rằng, hình thức nô lệ một cách rộng rãi là một khó khăn cho cả nước.
Các cơ quan phi chính phủ thuộc tiểu bang và liên bang đưa ra các hình thức giúp đỡ, thế nhưng bà muốn thấy Ủy viên Chống Nô Lệ, giúp đỡ trong việc điều hợp cách đối phó.
"Vào lúc nầy, dường như có sự phân chia chi tiết trong việc đáp ứng với vụ nầy, giữa liên bang và các tiểu bang và giữa việc xác định các hình thức đặc biệt của sự thương tổn". Bà Jennifer Burn.
Một người sống sót sau khị bị bắt làm nô lệ là cô Hershey đã trải qua một con đường khá dài, từ cuộc sống của cô tại Phi luật Tân.
Sau khi trốn thoát, cô nầy vô gia cư trong 2 năm, cuối cùng tái hôn và sang được nước Úc và nay khởi sự công việc cho chính mình.
Nay cô rất phấn khởi để giúp đỡ những người khác, làm những gì mà cô đã thực hiện trước đây.
"Những phụ nữ nầy, những người sống sót nầy không cần sự thương hại, mà rất cần sự hỗ trợ".
"Họ không cần bất cứ ai xem thường họ, khi thốt lên 'ồ, tội nghiệp cho các chị quá', chúng tôi không cần những chuyện như vậy mà là một sự hỗ trợ thực sự, thay vào đó là tình yêu thương và sự chăm sóc từ những người khác". Cô Hershey Hilado.