Võ sư Đoàn Bảo Châu là một trong những gương mặt nổi bật trên các mạng xã hội tiếng Việt. Ông thường lên tiếng về những vấn đề bất cập ở Việt Nam. Trong thời gian qua thì ông đã phải lánh mặt khỏi người thân và gia đình của mình vì những điều ông chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình và ông cho biết ông có nguy cơ bị bắt giữ bởi chính quyền Việt Nam vì những bài viết và những lần ông trả lời phỏng vấn trên các báo đại nước ngoài.
Mai Hoa: Xin ông có thể tự giới thiệu về mình với khán thính giả Việt ngữ Úc Châu thưa ông.
Đoàn Bảo Châu: “Dạ, tôi là người có mấy chục năm mà làm về báo chí. Tôi là phóng viên viết và phóng viên ảnh và cũng cộng tác với nhiều hãng thông tấn nước ngoài như AP Reuters, AFP và đặc biệt là New York Times. Và tôi cũng là một nhà văn có sáu cuốn tiểu thuyết được xuất bản, và là một võ sư dạy karate. Ngoài ra thì tôi cũng là đi phiên dịch cabin, đó là một cái nghề mà tôi rất là thích vì là mỗi một công việc được giao thì mình bao giờ cũng học được một cái điều gì đó thú vị. Tóm lại tôi là người làm rất là nhiều những lĩnh vực khác nhau.”
“Bên cạnh đó thì tôi là những người viết lách. Tôi thấy những vấn đề của xã hội thì cứ lên tiếng một cách hồn nhiên ở trên mạng xã hội thôi chứ cũng không nghĩ rằng nó là một cái điều gì ghê gớm cả. Bởi vì một xã hội mà muốn phát triển được thì bao giờ cũng phải có những cái tiếng nói nhận xét của người này người kia, vì không có ai kể cả những người mà vĩ đại nhất, thông minh nhất trên thế giới thì bao giờ cũng có lúc sai, một lúc sai thì phải có cái người khác nhận xét, chỉ ra cái sai đấy.”
Ông bắt đầu với những nhận xét, nói về những cái chuyện mà bất cập ở trong xã hội từ bao giờ thưa ông?
“Dạ vâng, nếu mà thực sự lúc bắt đầu mà có những vấn đề đối với chính quyền nó là vào năm 2000, khi tôi đang là cái phóng viên ảnh cộng tác cho hãng thông tấn Mỹ AP thì cô Phân xã Trưởng ấy có nhờ tôi đi làm “một cái việc khó khăn” thì tính của tôi là con nhà võ nên không hỏi chi tiết để làm gì. khó khăn có nghĩa là gì, tôi cứ nghĩ đó là đi xa, làm đêm làm hôm, và chỉ là giúp cho một người bạn thôi chứ không phải là lấy tiền. Thế thì hóa ra là họ nhờ mình đi dịch cho mấy cuộc phỏng vấn đối với cả cái tờ gọi là Orange County Register. Vào thời điểm đó thì tôi cũng chỉ là cái người mà rất là thích có những cái tác phẩm nhiếp ảnh trên những hãng thông tấn nước ngoài chứ cũng đâu có để ý nhiều đến chính trị đâu. Thế thì họ nhờ mình đi dịch mấy cuộc phỏng vấn đối với cả ông tướng Trần Độ, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và ông Hoàng Minh Chính.”
Và lúc đó thì là ông có nhận thức được rằng là Tướng Trần Độ, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Vọng Hoàng Minh Chính là những người phản biện xã hội ở trong nguồng máy của chế độ nhưng mà có tiếng nói khác với chính quyền.
“Dạ, cái này thì chính xác là hồi đó tôi không biết gì về chính trị đâu ạ. Tôi chỉ để ý là đi làm sao mà có những tác phẩm nhiếp ảnh tốt thôi, và được đăng ở những báo nước ngoài là tôi thích rồi, tôi có biết để ý gì đến chính trị đâu. Thế nhưng mà khi mà đi dịch mấy cái cuộc phỏng vấn đó thì về cái là tôi bị đủ các cái à phòng ban của bên an ninh người ta gọi là người ta gặp tôi ở quán cà phê như là A25, PA2, PA37, A35. Và lúc đấy tôi bắt đầu quan tâm đến những cái nhân vật bất đồng chính kiến, tìm đọc về họ trên những cái trang có sẵn lúc đó.”
“Dù sao thì đối với tôi thì cái việc đó cũng chưa phải là cái việc mà tôi quan tâm lắm, nhưng mà vì cái việc đó mà họ cấm tôi không được chụp ảnh cho các cái báo chí nước ngoài. Lúc đó tôi mất rất nhiều những hợp đồng với cả The Times, The New York Times, hay là thông tấn AP lúc đó là khách hàng thường xuyên của tôi. Thế sau một năm thì thì trong quá trình công việc mình cũng có chơi với cả anh em ở bên an ninh. Bởi vì công việc nên họ gặp thì cuối cùng là cũng lại quen nhau thì cũng là bia bọt rồi làm quen. Tôi cũng nhờ họ, bảo có việc như thế này thì anh xem có thể xử lý được không, thì họ ở bên A25 tác động tới vụ báo chính bộ ngoại giao để cho phép tôi được chụp lại, tức là lại hoạt sinh hoạt trở lại.”
Có nghĩa là vào thời điểm đó thì cái mối quan hệ của anh với những cái người mà làm công tác an ninh khá là thân thiện, dễ dàng đúng không ạ?
“Vâng, thì bởi vì là tôi thì cũng là cái người mà phụ thuộc vào cái người trong cái gọi là một cái đất nước này thì muốn làm được việc cho cái hãng thông tấn nước ngoài thì mình phải có sự cho phép của họ thì mình phụ thuộc vào họ chứ.
Từ năm 2000 đến bây giờ là 24 năm, và mặc dù là anh đã bị an ninh gọi lên răn đe hoặc là nhắn nhủ khuyên răn gì đó về những cái lần mà anh được mời hay là được mướn làm theo đúng công việc cái chuyên môn của anh là phóng viên và phóng viên ảnh, thì tại sao cho đến bây giờ mới có cái nguy hiểm là anh có khả năng bị bắt mà không phải là trong cái thời gian đó, mặc dù trong suốt thời gian đó rất là nhiều người bị bắt vì những cái bài viết rất là khá chung chung về vấn đề xã hội thưa anh.
“Vâng, thì cái việc mà làm thông tấn nước ngoài, báo chí nước ngoài thì cái việc đấy nó không có gì đáng phải bị căng thẳng liên quan đến chính trị, chỉ là đi chụp ảnh để đưa tin một chút thôi chứ nó không phải là cái gì nghiêm trọng. Thế nhưng mà khi mà tôi tham gia vào Facebook thì mình mới có được nhiều nguồn thông tin thì mình mới bắt đầu viết những cái ý kiến của mình trên mạng xã hội."
"Nhưng dù sao thì tôi vẫn cứ chủ quan nghĩ rằng là không bao giờ cái rủi ro đó xảy ra đối với mình. Bởi vì mỗi khi tôi viết một cái bài nào đó, (vấn đề) nhạy cảm nào đó mà nhân viên an ninh gọi điện cho mình bảo cái bài này nó sốc quá hoặc là cái câu chữ này nó không được, tôi sẵn sàng kéo xuống, bởi vì tôi biết rằng trong cuộc thay đổi xã hội thì cái sự mềm mại trong cái cách làm của mình là một cái điều cần thiết, không nhất thiết là cứ phải cứng nhắc để làm gì cả. Bởi vì thực ra là nó rất là nhiều bài. Thế thì đôi khi có những cái bài mà họ không hài lòng thì họ bảo kéo xuống thì kéo xuống, thậm chí sửa một đôi câu chữ tôi cũng sửa.”
“Hơn nữa là khi họ cần tiếp cận với tôi thì họ đến nhà nhiều lần thì tôi mời cà phê, mời rượu, bia. Tức là tôi vẫn giữ một mối quan hệ thân thiện với cả anh em anninh. Đối với tôi, họ cũng chỉ là những cái người mà làm công ăn lương, tôi chẳng coi họ là cái gì đối nghịch với tôi cả. Và tôi giữ một cái thái độ thân thiện với tất cả mọi người. Tôi đã đến nhà tôi là tôi là người yếu khách. Do đó thì tôi nghĩ rằng là không bao giờ xảy ra cái tình huống là họ sẽ đột nhiên muốn bắt tôi. Bởi vì trường hợp mà muốn bắt thì bao giờ cũng phải có những cuộc gặp gỡ, những cái sự cảnh cáo nào đó, chứ không bao giờ bắt ngay cả, tôi là như vậy.”
Thế thì điều gì dẫn tới cái việc anh thấy rằng là mình có nguy cơ bị bắt? Và cũng phải nói cho mọi người biết rõ rằng lúc này là anh đang lẩn trốn đúng không ạ? Không thể ở chung với gia đình, không để ở chung với người thân và cũng phải giấu hết tất cả những phương tiện liên lạc của mình để giữ an toàn cho mình, đúng không ạ?
“Dạ vâng. Vâng, khi tôi đang đi làm việc đi đi phiên dịch cabin ấy cho một hội nghị của Liên Hợp Quốc tức là UNODC, tự nhiên là tôi thấy cậu công an phường, cậu gọi hỏi ‘anh ở đâu đấy’. Tính tôi mà tự nhiên là có người hỏi ‘anh đang ở đâu đấy’ là tôi rất là khó chịu. Bởi vì tự do là cái quyền của tôi tự nhiên lại hỏi ‘anh đang ở đâu đấy’. Tôi có phải là tội phạm đâu, nên tôi cứ đùa cậu bảo ‘anh đang đi hoạt động’, ý nói là khiêu khích thực ra là bực, ý nói đang hoạt động đấy, thì mình cười nói vậy thôi nhưng không ngờ là sau đấy là nhận được cái gọi là ‘gửi giấy triệu tập’ đối với tôi. Tôi thực sự sốc, bởi vì lần đầu tiên mình gặp cái giấy triệu tập thì đó là một tín hiệu, một cái gì đó rất là nghiêm trọng.”
Cái giấy triệu tập đó gửi vào lúc nào?
“Vâng, thì lúc đó tôi đang làm việc ở Huế thì à vào ngày người ta mời tôi là vào ngày 21 tháng 6.”
Năm 2024?
"Vâng, cũng phải xin nói luôn là ngày tháng thì có thể nhầm lẫn chị nhé. Thế từ phút đấy giây phút đấy trở đi thì rõ ràng là trong lòng tôi có một cái cảm giác rất là bất an. Bởi vì là đấy là một cái gì đó rất là khác biệt so với tất cả những lần gặp trước, nhưng rồi tôi nghĩ rằng là Putin chuẩn bị sang Việt Nam, mình là cái người mà kêu gọi ủng hộ Putin bốn lần trên mạng xã hội…”
Anh kêu gọi ủng hộ Putin?
"À không, xin lỗi là ủng hộ cho cho nạn nhân của Ukraine, nói rõ, tức là nạn nhân của chiến tranh ấy, tôi là người phản đối Putin mà, tôi biết nhiều bài phản đối Putin lắm, thế thì tôi nghĩ rằng mình là cái người mà ủng hộ à Ukraine thì có thể là họ nghĩ Putin sắp sang Việt Nam thì họ gọi lên để giữ chân mình đây, vì họ có thể sợ mình làm một cái điều gì đấy, biểu tình chẳng hạn, thế thì cứ tự án ủi như vậy. Thế thì sáng thứ Hai đấy thì khi mà tôi tới thì thực ra mà nói thì tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần và cũng lường trước rằng sau khi có nhiều trường hợp đến đấy xong rồi lúc về là về cùng với cả an ninh, và công an, họ khám nhà và người bắt luôn. Thế thì tôi cũng nói với vợ tôi là thôi thì chuẩn bị tinh thần có khả năng điều này xảy ra. An ủi vậy vậy nhưng trong lòng thì cũng thấy hồi hộp lắm. Hai vợ chồng xác định thôi thì xảy ra thì nó xảy ra, biết mình biết làm sao.”
Sau cái buổi gặp đó thì là anh đã phải lẫn trốn chưa hay là còn vài buổi gặp nữa thì anh mới quyết định là lẫn trốn?
“Sau buổi đấy tôi tôi trốn luôn.”
Dạ, tức là từ nửa năm nay rồi.
“Vâng.”
Tôi thấy trên Facebook của anh có chia sẻ là một tin nhắn của một cái nữ nhân viên an ninh nói rằng là họ chính quyền không có ý định bắt anh đâu, tự anh đi bỏ trốn thôi, và khuyên anh cứ việc đi về đi thì mọi cuộc sống nó bình thường bởi vì cuộc sống lẫn trốn không có gì mà dễ dàng cả. Vì sao anh không có nhận cái lời đề nghị này hoặc là cái đưa tay này ra này của chính quyền thưa anh?
“Để trả lời đến câu hỏi của chị thì cũng phải nói quay trở lại cái cái trình tự của cái ngày hôm đấy để làm sao mà tôi đưa ra quyết định trốn. Tức là khi tới đó bước vào làm việc thì họ đưa ra một cái gọi là ‘Kiến nghị khởi tố’, rất là dày. Tội danh là ‘xúc phạm chính quyền’, rồi ‘lợi dụng’ gọi là ‘chiến tranh tâm lý để thao túng tâm lý quần chúng gây bất ổn hoang mang dư luận’. Đấy, thế thì tôi hoảng quá."
"Thực sự lúc đấy mình mới cảm nhận được cái mức độ nghiêm trọng, không phải là gọi lên để ngăn chặn mình biểu tình gì, mà là có cái kiến nghị khởi tố, nhìn như thế thì thôi rồi, cái việc bắt là coi như mình cảm thấy là trăm phần trăm rồi. Không ai người ta vẽ ra một cái kiến nghị khởi tố dày công phu như vậy, trong đó có sáu cái clip mà năm clip là tôi phỏng vấn mọi người, còn một clip là của BBC phỏng vấn cùng bốn năm người khác nữa về một cái gọi là cái bão lục ở miền Trung. Họ làm cẩn thận gỡ băng từng chút một như vậy thì thì cái mức độ nghiêm trọng nó rất là rõ ràng. Tôi biết là mình sẽ bị bắt.”
“Cho đến lúc bốn giờ chiều thì họ đưa ra cái gọi là ‘giấy cấm xuất cảnh’. Khi họ đưa cái giấy cấm xuất cảnh đó ra thì tôi trong lòng tôi, tôi đã biết là bị bắt là cái chắc, mà bây giờ đưa cái giấy cấm xuất xuất cảnh này tức là chưa bắt hôm nay, đây là cơ hội tôi phải đi. Vâng.
"Nói về cái chuyện của cái cô an ninh đó, cô có nhắn qua bạn tôi, bảo là thôi về để làm việc tiếp chứ còn chưa đến mức bắt ngay. Thế thì đấy là cái lựa chọn của tôi thôi. Tôi mà nghe theo lời của cô đấy thì… ờ. thì cũng có thể họ chưa bắt ngay, nhưng mà chưa bắt ngay không có nghĩa là họ sẽ không bắt.”
“Mà chưa bắt ngay thì có nghĩa rằng là tôi từ xưa đến nay tôi sống là một một người chính trực, lên tiếng về vấn đề xã hội. Chưa bắt ngay thì có nghĩa là từ giờ trở đi tôi sẽ không được nói những tiếng nói của bản thân mình nữa. Thì cuộc sống của tôi lúc đấy nó có còn giá trị nữa không? Và tôi có còn là tôi nữa không khi mà mình phải chấp nhận một cái sự thỏa hiệp như vậy?”
“Vì thế tôi chọn cái giải pháp không quay về. Nhưng họ nói là một chuyện, còn việc họ làm là vấn đề khác. Cái đó phải là những người rất là hiểu họ thì mới đưa ra quyết định đúng đắn được. Bởi vì thực tế họ nói là không bắt nhưng mà họ lùng sục tôi rất là ghê, họ theo tôi theo vợ tôi về quê giỗ mẹ, giỗ tức là mẹ vợ tôi đó. Họ theo về mấy trăm cây số về.”
READ MORE
Vì sao các tù nhân phải tuyệt thực?
Theo anh về quê? Về giỗ mẹ ở quê họ theo anh? Tại sao họ không bắt?
“Họ theo vợ tôi, tôi trốn rồi đâu mà theo tôi, họ đang theo dõi để tìm bắt tôi. Họ thuê một cái phòng gần nhà anh vợ tôi và nằm trực ở đó. Tôi không nhớ là chính xác như chắc là bốn năm ngày gì đó để xem tôi có xuất hiện không. Có chi tiết này hoàn toàn là vô tình nhưng mà nó cũng rất là buồn cười. Tôi là người hay đánh đàn, thế thì vợ tôi thấy cái vỏ đàn cũ nó cũng hỏng rồi, cho đồ đạc vào đấy xách đi họ an ninh nhìn thấy tưởng là xách đàn đi để tìm tôi, thì mới đi theo vợ tôi về quê ở Lạng Sơn mấy trăm cây số, xong rồi cứ nằm chờ đối diện với nhà anh vợ tôi ở gần đấy, túc trực ở đấy để xem tôi có xuất hiện không thì bắt. Sau mấy ngày không được chờ sốt ruột rồi thì họ mới ra hỏi cây đàn đâu thì anh tôi mới bảo là có cây đàn nào, chỉ có mỗi cái vỏ đàn ở bên trong là toàn những đồ linh tinh. Thế thì họ mới biết là nhầm.”
"Xong rồi họ cũng lại theo con trai tôi. Nó đi tập võ thì vào câu lạc bộ nó hỏi. Nó đi du lịch thì cũng đi theo. Mà không hiểu sao lại cố tình nạt nộ cơ, chứ không phải chỉ là theo dõi bí mật. Họ cố tình để cho cảm giác là con tôi bị theo dõi. Họ bảo với bạn con tôi rằng là nó là đòi nợ thuê, nó đi theo, ý nói là con tôi là người nợ nó. Thậm chí là nó còn đến trường. Con tôi học năm thứ tư đại học rồi, mà nó còn đến trường cấp ba để gặp cô giáo cũ và gặp bạn cũ của nó để hỏi về con tôi.”
Quay lại với câu chuyện của anh, anh có nghĩ rằng việc anh lẫn trốn như thế này, liệu có kéo dài hay không, và anh không thể nào lẫn trốn hoài được. Bởi vì đó là một áp lực tâm lý rất là lớn cho chính bản thân anh và cho những người nhà của anh. Anh nghĩ gì về cái việc này, thưa anh?
“Thì một sự việc cái biến cố xảy ra thì phải có thời gian để mình cảm nhận, nắm bắt tình hình thực sự đang ở đâu. Cí việc mà trốn ra khỏi nhà cũng giống như là một cái biện pháp trung dung ở giữa để mình xem là thực sự thái độ của họ như thế nào, để xem họ có phát lệnh truy nã hay không. Đấy là cái bước mình phải lắng nghe. Tôi vẫn đang lắng nghe đây, tôi đâu có muốn rời khỏi nhà đâu.”
Tôi không có gì phải ân hận trong việc làm của mình. Nếu có phải làm lại một nghìn lần tôi cũng sẽ làm và không ân hận gì cái điều đó.
Trong thời gian lắng nghe đó thì chính quyền dù không nói ra nhưng mà rất mong đợi rằng sẽ không có nghe anh nói gì nữa, nhưng mà anh vẫn sử dụng phương tiện của mình có trong tay là Facebook và những phương tiện xã hội để mà chia sẻ quan điểm của mình, về chính sự việc của anh. Vì sao anh làm như vậy thưa anh? Vì sao anh không hoàn toàn im lặng?
“Mỗi người có một cái cách ứng xử, cách mà chị nói nó là cái cách thông thường của đa phần mọi người. Tôi thì có cách khác. Khi mà họ giao hẹn rằng là nếu như anh lộ những thông tin tài liệu này ví dụ như là cuộc thẩm vấn này, hoặc là anh lộ thông tin của cấm xuất cảnh này thì anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thì trong lòng tôi đã thấy buồn cười, tôi là người vô tội, giả sử bây giờ một con sói nó bảo con dê là bây giờ nó chuẩn bị ăn thịt con dê mà nó bảo ‘bây giờ mày kêu lên là tao là tao xử lý đấy.’ Thế thì con dê có nên kêu không hay là nó cứ lặng lẽ để cho con sói ăn thịt nó?”
“Tình huống tôi cũng như thế. Tôi là người vô tội. Tôi là người chỉ lên tiếng về những vấn đề của xã hội. Bây giờ họ răn đe như vậy và tôi cũng lại im lặng để cho họ làm gì thì làm? Thế thì cái cách làm của tôi là gì? Với tư cách là một người phóng viên lâu năm trong nghề mấy chục năm, và tôi là một cái người mà hoạt động tích cực trên mạng xã hội, thì tôi muốn công luận qua cái việc này hiểu về cái công việc của tôi. Do đó, tôi đề nghị mọi người sẽ là “luật sư công dân” của tôi, “luật sư” để xem trong giấy dấu kép ấy. Tôi đưa toàn bộ cái sự việc lên không có thiếu một chi tiết nào và không có nói dối, thêm thắt tình tiết nào nặng lên, để tạo ra một cái drama gì trong xã hội hết.”
“Tất cả chỉ là sự thật. Toàn bộ con người của tôi được phơi bày trên Facebook để cho mọi người nhìn thấy con người tôi, công việc của tôi, và cái việc chính quyền đàn áp tiếng nói của một con người chính trực. Thế thì đấy cũng là một cách góp phần của tôi đối với thông tin và nhận thức của xã hội và tôi tôi chấp nhận cái rủi ro đấy. Còn đương nhiên thì chính quyền sẽ không bao giờ thích tôi lên tiếng. Lên tiếng bất cứ lĩnh vực gì họ cũng không thích bởi vì họ là có tư tưởng độc tài.”
READ MORE
Ký ức tháng Tư: Thảm sát Tân Lập
Dạ vâng, anh cũng đã tường thuật lại câu chuyện của mình bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh và gửi tới những cơ quan quốc tế. Mục đích của anh để làm điều đó để làm gì? Anh mong đợi gì ở những phản ứng của các cơ quan quốc tế thưa anh?
“Khi là người bị hại, bị nguy hiểm thì mình kêu lên. Tiếng kêu bình thường, như một người bị hại họ kêu lên, ai nghe được thì nghe. Mình hy vọng gì? Đầu tiên là sự quan tâm, sau đó có thể giả sử về sau này mà tôi bị bắt chẳng hạn, thì họ biết câu chuyện của tôi rồi, họ sẽ lên tiếng với chính quyền Việt Nam để làm sao mà có thể bản án được giảm nhẹ đi hoặc là họ can thiệp vào những cái điều khác nữa. Và cũng giống như đối với quần chúng, họ cũng nhận thức được chính quyền Việt Nam đang làm gì đối với cả người dân của mình, một người đang thực hiện cái quyền gọi là tự do ngôn luận một cách rất là ôn hòa.”
Nếu một cái lời nhắn nhủ nào đó với chính quyền và với những người quan tâm câu chuyện của anh thì anh muốn nói gì thưa anh?
“Tôi nhắn nhủ với chính quyền rằng là các vị, thực ra tôi vẫn nhắn nhủ thường xuyên mà nhắn nhủ quá nhiều. Chị hỏi tôi trả lời thôi. Tôi nhắn nhủ là các vị muốn xã hội phát triển thì các vị phải cởi bỏ cho cái việc tự do ngôn luận và phải biết phân biệt ai là thù ai là bạn. Tôi là cái người góp ý một cách gọi là ôn hòa, tôi chưa bao giờ có ý tưởng là tham gia đảng phái hay lật đổ chính quyền hay làm cái gì chống phá chính quyền. Tôi là cái người mà rất là ôn hòa trong cái lời nói của mình. Cái từ cộng sản trong những bài viết của tôi, tôi thậm chí hầu như không bao giờ dùng cả. Bởi vì là dùng cái từ đó đôi khi nó khiến cho họ cảm giác là mình ghét họ, tôi không muốn truyền tải cái cái thông điệp đấy.”
“Tôi chỉ muốn là một người mà phản biện ôn hòa, từ tốn, bởi vì thời gian đâu, tôi không có làm cái việc đó. Tôi là nhà văn, tôi là võ sư, suốt ngày sống như một tu nhân, rèn luyện rồi dạy dỗ cho học trò, và viết ra những điều võ đạo, võ thuật và truyền cảm hứng cho con người ta sống một cách lành mạnh nhất trong xã hội. Tôi là người có đóng góp tích cực của xã hội. Vậy mà các vị không chịu đựng được thì chứng tỏ các vị là độc tài, nó đơn giản thế thôi.”
“Tôi không có gì phải ân hận trong việc làm của mình. Tôi đã nói rồi, tôi viết trên mạng xã hội là có phải làm lại một nghìn lần tôi cũng sẽ làm và không ân hận gì cái điều đó. Bởi vì tôi là người biết tiến, biết lui, biết mềm mại, biết tiếp thu ý kiến. Khi các vị muốn tôi làm điều gì đó tôi mềm mại mặc dù không phải là cái mà tôi nghĩ coi là đúng đâu, nhưng mà tôi phải kéo bài xuống. Tức là có một sự mềm mại rồi mà các vị vẫn lấn tới, và các vị vẫn muốn bắt tôi thì điều đó là tôi không chấp nhận được và tôi phải tìm sự bênh vực của công luận. Và nhân việc này, tôi muốn truyền bá thông tin để cho công luận nâng cao cái tầm nhận thức, và thông qua hiểu biết về sự việc của tôi thì họ cũng có một nhận thức tốt hơn về điều gì đang diễn ra trong xã hội.”
Với khán thính giả SBS, anh có lời nhắn nhủ gì về cái trường hợp của anh nếu anh bị bắt?
“Qua sự việc của tôi, tôi cũng mong các khán giả của quý đài quan tâm nhiều hơn tới những người lên tiếng về công lý ở Việt Nam. Quý vị đa phần là những người sống ở nước ngoài, cuộc sống ổn định rồi, nhưng ở trong nước thì những người thực hiện đến quyền tự do ngôn luận của mình rất là nguy hiểm. Tôi chỉ mong chờ một cái sự gọi là quan tâm của quý vị thôi. Tôi lên tiếng không phải chỉ cho cá nhân mình mà cho nhiều những người đã vào tù, hoặc là những người mà cũng muốn lên tiếng giống như tôi thì họ cũng sẽ chịu nguy hiểm. Xã hội muốn phát triển được thì sự quan tâm của tất cả mọi người về những điều gì đang xảy ra là rất là quan trọng.”
Dạ vâng, thưa cám ơn võ sư Đoàn Bảo Châu rất là nhiều cho thời gian cũng như là sự chia sẻ của ông.
“Dạ vâng, xin cảm ơn bà Mai Hoa đã dành thời gian cho cái cuộc phỏng vấn này và cũng xin cảm ơn các quý vị khán giả đã dành thời gian để lắng nghe cái câu chuyện của tôi."
Vừa rồi là võ sư đoàn Bảo Châu trả lời phỏng vấn SBS từ nơi ẩn náo. Và chúng tôi cũng đã liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Úc để nghe phản hồi từ phía đại sứ quán về những cáo buộc được đưa ra từ phía ông Đoàn Bảo Châu. Chúng tôi sẽ quay lại với quý vị ngay sau khi nhận được hồi đáp của đại sứ quán.
Đồng hành cùng chúng tôi tại và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ hay