Liên Hiệp Quốc kêu gọi Myanmar chấm dứt hành động quân sự

Newly arrived Rohingya Muslims

Newly arrived Rohingya Muslims Source: AP

Tổng thư ký Liên hiệp quốc kêu gọi Myanmar phải chấm dứt ngay tức khắc các hành động quân sự khiến cho những người Rohingya Hồi giáo và những người khác phải lánh nạn sang Bangladesh.


Mô tả đó quả là cơn ác mộng của người tỵ nạn, ông Antonio Guterres hiện thúc giục Myanmar cho phép các cơ quan cứu trợ được vào tiểu bang Rakhine đã bị cuộc xung đột tàn phá.

Kể từ khi bạo động bùng phát tại tiểu bang Rakhine ở miền Bắc Myanmar, những người thuộc sắc tộc Rohingya Hồi giáo và những người khác đã đổ vào Bangladesh đến hàng trăm ngàn người.

Tuyên bố trong cuộc họp đầu tiên của Liên hiệp quốc về vụ khủng hoảng nầy, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Antonio Gutarres nói rằng con số những người tỵ nạn hiện lên đến nửa triệu người.

"Tình hình đã leo thang để trở thành cơn ác mộng nhân đạo và một tình trạng khẩn cấp với diễn biến nhanh chóng nhất".

"Tôi tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Myanmar hãy thực hiện 3 bước ngay lập tức: thứ nhất chấm dứt các cuộc hành quân của quân đội, thứ hai cho phép các hỗ trợ nhân đạo được đến nơi mà không bị ngăn cản và thứ ba bảo đảm việc hồi hương an toàn, tự nguyện, tôn trọng và có thể chấp nhận được của những người tỵ nạn trở về khu vực nguyên thủy của họ", Antonio Gutarres.

Rohingya là sắc tộc thiểu số bị đàn áp lâu đời tại quốc gia Myanmar có đa số dân chúng theo Phật giáo, họ bị chính phủ từ chối việc ban cấp quốc tịch.

Ông Guterres cho biết ông đã nghe những cẩu chuyện lạnh người về nhiều vụ bạo động tàn ác từ những người phần lớn là phụ nữ đã băng qua biên giới.
 
"Dường như có một hình thức bạo động hết sức tàn nhẫn và tiếp theo là việc ra đi lớn lao của một nhóm sắc tộc khỏi nhà cửa của họ".

"Sự thất bại trong việc đáp ứng với tình trạng bạo lực có hệ thống có thể dẫn đến việc xóa sạch Trung tâm Rakhine, nơi có thêm 250 ngàn người Hồi giáo có thể đối diện với việc mất hết nhà cửa", Antonio Gutarres.

Liên hiệp quốc đã bị nhiều chỉ trích là quá chậm chạp và quá yếu kém trong việc can thiệp và giúp đỡ người Rohingya.
“Bất cứ quốc gia nào hiện cung cấp vũ khí cho quân đội Myanmar nên đình hoãn hành động nầy cho đến khi các biện pháp thích hợp đầy đủ được thi hành”, Nikki Haley.
Cựu thành viên của Liên hiệp quốc cho đài BBC biết rằng, họ được chỉ thị là khéo léo trong vấn đề, nhằm tránh cho chính phủ Myanmar trở nên bất hợp tác.

Một học giả trường đại học Oxford là giáo sư Edward Mortimer vốn là cố vấn cho cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan đã bênh vực cho chiến thuật như vậy.

“Trong số những chuyện khác, niềm hy vọng của tôi về các trợ giúp nhân đạo có thể đến được các nạn nhân trong tình thế như thế nầy, mà đôi khi họ tìm cách ngăn cản các tuyên bố thẳng thừng về chuyện mà họ lo sợ, sẽ khiến cho tình hình càng tệ hại thêm nữa”.

Ông cho biết sự lên án của công chúng không phải luôn luôn là đường lối hữu hiệu nhất.

“Chính họ không thay đổi được tình thế, do chỉ là một phần tử trong tình hình phức tạp và biến chuyển nhanh chóng về mặt ngoại giao và quân sự. Và tôi nghĩ quí vị sẽ thấy Liên hiệp quốc như vậy và chỉ biết nói rằng, ‘Ồ, Liên hiệp quốc quá chậm chạp’ và chuyện đó cũng giống như nói rằng ‘nỗ lực nhân đạo cũng quá chậm chạp”.

Có nhiều người tỵ nạn quá thất vọng đã tìm đường đến Bangladesh bằng thuyền.

Tổ chức Di Dân Quốc tế IOM cho biết một chiếc thuyền chở 130 người Rohingya đã bị lật úp ngoài khơi vịnh Bengal.

15 thi hài đã được tìm thấy trong đó có 10 là trẻ em.

Tại Liên hiệp quốc, Myanmar một lần nữa bác bỏ các cáo buộc thanh tẩy sắc tộc và cho rằng người Rohingya trốn chạy là do lo sợ đối với chính phiến quân có tên là quân đội Đoàn kết Arakan của Rohinyga.

Cố vấn an ninh quốc gia của Myanmar là Thuang Lun cho Đại hội đồng Liên hiệp quốc biết rằng Myanmar hiện thảo luận với Bangladesh về việc hồi hương những người tỵ nạn.

“Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc phải tự chế trong việc có những biện pháp quá đáng, tốt hơn là làm giảm nhẹ tình hình tại tiểu bang Rakhine”

Hoa kỳ cũng gia tăng các chỉ trích, khi đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc là bà Nikki Haley nói rằng các vụ hành quân cuả quân đội đã làm bẽ mặt các nhà lãnh đạo Myanmar, khi họ đã chiến đấu cho dân chủ trước đây.

Bà cũng đổ lỗi cho các nước cung cấp viện trợ quân sự cho Myanmar.

“Bất cứ quốc gia nào hiện cung cấp vũ khí cho quân đội Myanmar nên đình hoãn hành động nầy cho đến khi các biện pháp thích hợp đầy đủ được thi hành”, Nikki Haley.

Một phái đoàn Liên hiệp quốc dự định viếng thăm tiểu bang Rakhine, thế nhưng đã phải đình hoãn vì thời tiết xấu.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share