Các tham vấn dưới đây chỉ mang tính tổng quát, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào, mời quý vị gặp các chuyên gia để có những lời khuyên phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
Đôi dòng về khách mời: Anh Adam Lai là cố vấn tài chính được ủy quyền của Charter Financial Planning Limited, anh hiện làm việc tại Green Associates. Adam lấy bằng Cử nhân thương mại chuyên ngành Kế toán và Kế hoạch tài chính tại Đại học Griffith, có thâm niên trong việc cung cấp các lời khuyên và dịch vụ tài chính cho khách hàng. Với nỗ lực và sự chuyên nghiệp của mình, Adam được Giải thưởng "Cố vấn trẻ của năm" 2019 của Count Financial.
Những sai lầm tài chính thường gặp trong mùa lễ và cần tránh trong năm mới
Chi tiêu quá mức vào quà tặng và tiệc tùng: Lập ngân sách cho mùa lễ và tuân thủ nghiêm túc.
Tích lũy nợ thẻ tín dụng: Thanh toán các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao.
Bỏ qua các mục tiêu dài hạn: tiết kiệm hoặc đầu tư cho những nhu cầu ngắn hạn.
Mua sắm bốc đồng: Tiếp cận việc mua sắm một cách tỉnh táo và tập trung vào giá trị hơn là xu hướng.
Credit: Pixabay/charlesdeluvio
Xem lại ngân sách: Đánh giá thu nhập và chi tiêu để đảm bảo việc chi tiêu của bạn phù hợp với mục tiêu.
Đặt mục tiêu tài chính: Xác định rõ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, chẳng hạn như tiết kiệm cho một chuyến nghỉ mát cùng gia đình hoặc về hưu.
Kiểm tra quỹ khẩn cấp: Bạn nên có ít nhất 3–6 tháng chi phí dự phòng cho các tình huống bất ngờ.
Xem lại các chính sách bảo hiểm: Đảm bảo phạm vi bảo hiểm phù hợp với nhu cầu hiện tại của bạn.
Lập kế hoạch tài chính rõ ràng: Vạch ra các mục tiêu cho năm 2025 và xa hơn, bao gồm tiết kiệm, đầu tư và giảm nợ.
Theo dõi chi tiêu: Sử dụng ứng dụng hoặc công cụ để theo dõi dòng tiền và tìm ra các lỗ hổng tài chính cần cải thiện. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có công cụ phân tích chi tiêu cho khách hàng.
Xem lại và cập nhật kế hoạch trả nợ: Tập trung giảm nợ lãi suất cao và tối ưu hóa chiến lược trả nợ.
Chuẩn bị cho mùa thuế: Sắp xếp hóa đơn và hồ sơ để tối đa hóa khoản khấu trừ.
Kiểm tra báo cáo tín dụng: Tìm kiếm các sai sót và cải thiện điểm tín dụng nếu cần.
Kiểm tra các đăng ký dịch vụ và chi phí: Loại bỏ những chi phí không cần thiết để tối đa hóa khoản tiết kiệm.
Lập kế hoạch hưu trí: Xem lại tài khoản hưu bổng và tìm hiểu các chiến lược đóng góp nếu có thể.
Học hỏi thêm kiến thức tài chính: Cập nhật thông tin về xu hướng tài chính cá nhân, luật thuế và chiến lược đầu tư.
Credit: Unsplash/micheile henderson
Mang lại sự rõ ràng và tập trung: Giúp bạn đặt ra các mục tiêu khả thi cho năm mới.
Cải thiện việc quản lý dòng tiền: Xác định ưu tiên từ sớm giúp tránh chi tiêu quá mức và xây dựng sự kỷ luật tài chính.
Cơ hội tăng trưởng: Điều chỉnh sớm các khoản đầu tư cho phép thêm thời gian để lãi kép phát huy hiệu quả.
Giảm căng thẳng: Có kế hoạch trong tay giúp giảm bạn lo lắng về tài chính và tăng sự tự tin cho tương lai.
An toàn dài hạn: Lập kế hoạch thường xuyên giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các sự kiện lớn trong cuộc sống và những thách thức bất ngờ.
Mời quý vị nhấn vào audio để nghe toàn bộ bài phỏng vấn.