Các tham vấn dưới đây chỉ mang tính tổng quát, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào, mời quý vị gặp các chuyên gia để có những lời khuyên phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
Adam Lai là cố vấn tài chính được ủy quyền của Charter Financial Planning Limited, anh hiện làm việc tại Green Associates. Adam lấy bằng Cử nhân thương mại chuyên ngành Kế toán và Kế hoạch tài chính tại Đại học Griffith và có thâm niên trong việc cung cấp các lời khuyên và dịch vụ tài chính cho khách hàng. Với nỗ lực và sự chuyên nghiệp của mình, Adam được Giải thưởng "Cố vấn trẻ của năm" 2019 của Count Financial.
Financial Advisor Adam Lai, 2019 Count Financial “Young Adviser of The Year”
Cố vấn tài chính có thể giúp gì cho bạn?
Người Việt tại Úc thường có các mục tiêu tài chính gắn liền với giá trị văn hóa như chăm sóc gia đình, sở hữu nhà để an cư lạc nghiệp, xây dựng tài sản cho thế hệ sau. Dưới đây là một số mục tiêu phổ biến và cách mà cố vấn tài chính có thể hỗ trợ cho quý vị:
- Sở hữu nhà
Mục tiêu: người Việt xem việc sở hữu nhà là biểu tượng của sự ổn định và thành công, nhiều người muốn trả nợ nhanh hoặc đầu tư thêm bất động sản.
Hỗ trợ: Tư vấn lựa chọn vay mua nhà, lập ngân sách, tận dụng các ưu đãi của chính phủ và lên kế hoạch trả nợ. Hướng dẫn đầu tư bất động sản để tăng tài sản và tối ưu hóa thuế. - Trả tiền học cho con cái
Mục tiêu: Đảm bảo con cái được học tập chất lượng, từ tiểu học đến đại học, trường tư hoặc trường công.
Hỗ trợ: Lập kế hoạch tiết kiệm, tư vấn tài khoản đầu tư hiệu quả về thuế, và xây dựng chiến lược dài hạn cho chi phí học hành của con cái. - Xây dựng quỹ dự phòng
Mục tiêu: Lập quỹ khẩn cấp hoặc mua bảo hiểm để ứng phó với rủi ro tài chính.
Hỗ trợ: Đề xuất mức quỹ phù hợp, tư vấn các sản phẩm bảo hiểm (như bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe), giúp khách hàng ổn định tài chính khi gặp khó khăn. - Kinh doanh nhỏ và mở rộng doanh nghiệp
Mục tiêu: Độc lập tài chính qua việc tự làm chủ, đặc biệt trong ngành nhà hàng, bán lẻ, và dịch vụ.
Hỗ trợ: Quản lý dòng tiền, lập ngân sách, kế hoạch thuế, và tìm nguồn vốn. Đề xuất chiến lược mở rộng hoặc tái đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận. - Lập kế hoạch hưu trí và quỹ hưu bổng
Mục tiêu: Hưu trí an nhàn, hoặc hỗ trợ gia đình trong giai đoạn hưu trí.
Hỗ trợ: Hướng dẫn hệ thống hưu bổng (superannuation), thiết lập việc tự đóng góp thêm vào quỹ hưu bổng thường xuyên, tư vấn đầu tư trong quỹ hưu và tối ưu hóa lợi ích thuế. - Đầu tư và tạo tài sản
Mục tiêu: Xây dựng sự độc lập tài chính lâu dài và tạo di sản cho thế hệ sau.
Hỗ trợ: Hướng dẫn về các lựa chọn đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu, ETF, bất động sản), xây dựng danh mục đầu tư đa dạng, giảm rủi ro, và tối ưu hóa thuế. - Hỗ trợ gia đình ở Úc hoặc Việt Nam
Mục tiêu: Gửi tiền trợ giúp gia đình ở Úc hoặc quê nhà thông qua kiều hối, quà tặng tài chính, hoặc đầu tư.
Hỗ trợ: Tư vấn phân bổ ngân sách, lập kế hoạch tiết kiệm bền vững để hỗ trợ gia đình mà vẫn duy trì ổn định tài chính cá nhân. - Kế hoạch di sản và thừa kế
Mục tiêu: Bảo tồn và chuyển giao tài sản cho thế hệ sau.
Hỗ trợ: Làm việc cùng luật sư lập di chúc, quỹ tín thác, và đưa ra công cụ lập kế hoạch di sản. Đảm bảo tài sản được quản lý hợp lý, giảm thiểu thuế và thực hiện mong muốn của khách hàng về di sản gia đình.
Xây dựng các kế hoạch tài chính phù hợp Credit: courtneyk/Getty Images
Ai sẽ cần cố vấn tài chính?
Quan niệm rằng chỉ những người thu nhập cao mới cần cố vấn tài chính là một hiểu lầm phổ biến, không chỉ trong cộng đồng người Việt mà cả ở nhiều cộng đồng khác. Thực tế, bất kỳ ai cũng có thể hưởng lợi từ việc lập kế hoạch tài chính, vì nó mang lại sự tự tin và định hướng trong việc quản lý tiền bạc.
- Xây dựng nền tảng tài chính vững chắc: Lập ngân sách, tiết kiệm và quản lý nợ giúp đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng, ngay cả với thu nhập khiêm tốn.
- Tối ưu hóa các nguồn lực hạn chế: Hướng dẫn ưu tiên chi tiêu, cắt giảm chi phí không cần thiết, và đầu tư ngay cả với số tiền nhỏ, giúp cải thiện cuộc sống và tăng trưởng tài sản.
- Quản lý nợ và giảm áp lực tài chính: Tư vấn chiến lược trả nợ hiệu quả, giảm lãi suất và cải thiện điểm tín dụng, tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu tài chính khác.
- Thiết lập và đạt được mục tiêu: Hỗ trợ tiết kiệm mua nhà, lập quỹ giáo dục hoặc quỹ hưu bổng, giúp mọi người đạt được các mục tiêu mà không cần thu nhập cao.
- Tiếp cận cơ hội đầu tư: Giới thiệu các cơ hội đầu tư phù hợp như ETF, quỹ hưu bổng hoặc quỹ hưu bổng tự quản lý, để tăng trưởng tài sản bền vững qua thời gian.
- Điều hướng trợ cấp chính phủ và tiết kiệm thuế: Giúp tận dụng các lợi ích, ưu đãi thuế và giảm thiểu chi phí thuế, đặc biệt hữu ích cho người có thu nhập thấp hoặc trung bình.
- Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp và bảo vệ thu nhập: Lập quỹ khẩn cấp và chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp, giúp giảm áp lực tài chính khi gặp tình huống bất ngờ.
- Tạo lộ trình đảm bảo và phát triển tài chính: thúc đẩy tư duy hướng đến sự độc lập tài chính lâu dài.
Các mục tiêu tài chính theo từng độ tuổi
1. Đầu 20 đến đầu 30 tuổi (Bắt đầu xây dựng sự nghiệp)
Hiểu biết tài chính: Tìm hiểu hệ thống tài chính Úc như lập ngân sách, ngân hàng, tín dụng và thuế.
Xây dựng tín dụng và quản lý nợ: Hiểu điểm tín dụng, quản lý khoản vay học đại học và tạo lịch sử tín dụng tốt.
Tiết kiệm tiền đặt cọc mua nhà: Nhiều người Việt tại Úc bắt đầu tiết kiệm tiền mua nhà từ giai đoạn này.
Phát triển sự nghiệp và tăng thu nhập: Đầu tư vào giáo dục hoặc kỹ năng để cải thiện cơ hội nghề nghiệp
Hỗ trợ từ cố vấn tài chính: Cố vấn tài chính giúp thiết lập ngân sách, lập kế hoạch tiết kiệm, quản lý nợ, và đặt mục tiêu thực tế để mua nhà hoặc bắt đầu đầu tư.
2. Giữa 30 đến giữa 40 tuổi (Lập gia đình và sở hữu nhà)
Mua nhà: Quản lý khoản vay và trả góp vay mua nhà.
Lập gia đình: Lập ngân sách cho nuôi con, chi phí học tập và sinh hoạt.
Bảo hiểm: Đảm bảo ổn định tài chính qua bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ và bảo vệ thu nhập.
Tiết kiệm cho giáo dục con: Bắt đầu tích lũy để trang trải chi phí học tập tư thục hoặc đại học.
Hỗ trợ từ cố vấn tài chính: Cố vấn hỗ trợ quản lý [khoản vay mua nhà, lập ngân sách gia đình, chọn bảo hiểm phù hợp, và thiết lập quỹ tiền học cho con cái.
3. Cuối 40 đến đầu 50 tuổi (Đỉnh cao sự nghiệp và tích lũy tài sản)
Đầu tư và xây dựng tài sản: Tập trung vào đầu tư bất động sản, cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư.
Mở rộng kinh doanh nhỏ: Lập kế hoạch tái đầu tư và tăng trưởng bền vững.
Tăng tiết kiệm hưu bổng: Tăng đóng góp vào quỹ hưu bổng khi gần đến tuổi nghỉ hưu.
Hỗ trợ gia đình mở rộng: Giúp đỡ cha mẹ hoặc thành viên gia đình ở Úc và quê nhà.
Hỗ trợ từ cố vấn tài chính: Cố vấn cung cấp chiến lược đầu tư, tối ưu hóa hưu bổng, và lập kế hoạch thuế. Đồng thời hỗ trợ cân bằng giữa việc hỗ trợ gia đình và phát triển kinh doanh.
4. Cuối 50 đến đầu 60 tuổi (Chuẩn bị nghỉ hưu)
Lập kế hoạch hưu trí: Đảm bảo quỹ hưu bổng đủ để duy trì cuộc sống thoải mái.
Trả nợ hoặc thu nhỏ chi phí nhà ở: Giảm chi phí nhà ở hoặc trả hết nợ vay mua nhà.
Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe: Đảm bảo tài chính cho các nhu cầu y tế trong tương lai.
Kế hoạch di sản: Chuẩn bị chuyển giao tài sản một cách hiệu quả.
Hỗ trợ từ cố vấn tài chính: Cố vấn giúp lập kế hoạch rút quỹ hưu bổng, quản lý thu nhập hưu trí, và tiết kiệm thuế qua kế hoạch di sản.
5. Giữa 60 tuổi trở lên (Nghỉ hưu và để lại tài sản thừa kế)
Duy trì lối sống nghỉ hưu thoải mái: Quản lý quỹ hưu bổng để đảm bảo thu nhập ổn định.
Chi phí y tế và chăm sóc tuổi già: Lập kế hoạch cho chi phí chăm sóc dài hạn hoặc y tế.
Hỗ trợ con cháu: Góp quỹ giáo dục hoặc tặng tài sản trong lúc còn sống.
Di sản: Hoàn thiện di chúc và kế hoạch chuyển giao tài sản.
Hỗ trợ từ cố vấn tài chính: Cố vấn hỗ trợ quản lý thu nhập bền vững, lập kế hoạch chi phí y tế, và tối ưu hóa kế hoạch chuyển giao tài sản.
Mời quý vị nhấn vào audio để nghe toàn bộ bài phỏng vấn.