Có 7 người bị giết trong một vụ xung đột diễn ra khi binh sĩ Ấn độ lùng kiếm các tay quá khích Hồi giáo vốn chịu trách nhiệm trong vụ nổ bom tự sát trước đó khiến 40 binh sĩ Ấn thiệt mạng.
Đây là cuộc tấn công tệ hại nhất vào lực lượng an ninh Ấn độ trong hàng thập niên qua, đã đe dọa dấy lên những căng thẳng giữa hai láng giềng có vũ khí nguyên tử, là Ấn độ và Pakistan.
Được biết vụ tấn công bằng bom tự sát vào một đoàn xe cảnh sát tại vùng Kashmir do Ấn độ kiểm soát, đã giết chết ít nhất là 40 người và đây là vụ tấn công riêng rẻ gây chết người nhiều nhất vào lực lượng an ninh Ấn, trong suốt 30 năm tại vùng dân chúng đa số theo Hồi giáo.
Nhóm quá khích có trụ sở tại Pakistan, có tên là Jaish-e-Mohamed gọi tắt là JEM, đã nhận trách nhiệm trong vụ tấn công, mà phía Ấn cáo buộc Pakistan đã chứa chấp nhóm nầy.
Trong khi săn lùng phiến quân trong khu vực Pulwama, thì lực lượng chính phủ Ấn đã bị hỏa lực súng máy mạnh mẽ khiến 4 binh sĩ Ấn thiệt mạng, 2 nghi can là phiến quân và một thường dân cũng bị tử thương.
Về mặt địa lý, Kashmir là khu vực cực bắc của tiểu lục địa Ấn Độ.
Cho đến giữa thế kỷ 19, nói đến Kashmir là chỉ nhắm vào thung lũng Kashmir, giữa các tuyết sơn gồm dãy Hy Mã Lạp Sơn và dãy Pir Panjal.
Ngày nay nó biểu thị một khu vực rộng lớn hơn, bao gồm lãnh thổ Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý, các lãnh thổ Azad Kashmir và Gilgit-Baltistan của Pakistan quản lý, rồi lãnh thổ của Aksai Chin và Vùng Trans-Karakoram.
Trong nửa đầu thiên niên kỷ thứ 1, khu vực Kashmir trở thành một trung tâm quan trọng của Ấn Độ giáo và sau này là Phật giáo.
Năm 1339, Shah Mir trở thành người cai trị Hồi giáo đầu tiên của Kashmir, khánh thành triều đại Salatin-i-Kashmir hoặc Shah Mir.
Kashmir là một phần của Đế quốc Mughal từ năm 1586 đến 1751, và sau đó cho đến năm 1820, thuộc Đế chế Durrani Afghanistan, năm đó người Sikh dưới thời Ranjit Singh, sáp nhập Kashmir.
Năm 1846, sau thất bại của người Sikh trong Chiến tranh giữa Anh và người Sikh đầu tiên, khi mua lại khu vực từ Anh theo Hiệp ước Amritsar, người đứng đầu Jammu là ông Gulab Singh, trở thành người cai trị mới của Kashmir.
Việc cai trị của con cháu ông dưới quyền giám hộ của Vương quốc Anh, kéo dài cho đến khi có việc phân chia vùng lục địa Ấn Độ vào năm 1947, khi vùng Kashmir bị cả Pakistan và Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.
Kể từ năm 1947, khu vực Jammu và Kashmir đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc, với Ấn Độ kiểm soát khoảng 43% diện tích đất liền của khu vực và 70% dân số, còn Pakistan kiểm soát khoảng 37% đất đai, trong khi Trung Quốc kiểm soát 20% còn lại.
Kashmir được coi là khu vực quân sự hóa nhất thế giới, khu vực này đã chứng kiến ba cuộc chiến lớn giữa Ấn Độ và Pakistan, một cuộc chiến tranh hạn chế khác giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều cuộc giao tranh biên giới, chiến tranh miền núi cao, một cuộc nổi dậy đang diễn ra và một cuộc di cư của người theo đạo Ấn Độ giáo hay Hindu.
Trở lại vụ tấn công vừa qua, Thủ tướng Ấn độ Narenda Modi cho biết, cần phải hành động để đối phó với những gì ông gọi là bọn quá khích và những người hỗ trợ cho chúng.
“Vụ tấn công tại vùng Pulwama thuộc Kashmir do Ấn độ quản lý rõ ràng cho thấy, thời giờ để đàm thoại đã qua rồi".
"Nay thì toàn thể thế giới cần cộng tác chặt chẽ nhau, để có những biện pháp cụ thể, hầu đối phó với nạn khủng bố và những kẻ hỗ trợ cho chúng".
"Chúng tôi không do dự trong các hành động chống lại khủng bố và những giá trị chống lại con người, bởi vì nếu chúng tôi không làm như vậy, điều đó có nghĩa là chúng ta khuyến khích cho bọn chúng”, Narenda Modi.
Phía Pakistan cảnh cáo Ấn độ về việc có dính líu về vụ tấn công mà không có cuộc điều tra nào cả, ngược lại cáo buộc Ấn độ đã dùng vụ nầy để chuyển sự chú ý của thế giới, khỏi những trường hợp vi phạm nhân quyền tại Kashmir.
Được biết vùng Kashmir hiện là tâm điểm của những vụ xung đột trong hàng thập niên qua, với Ấn độ và Pakistan mỗi bên đều cai trị một phần của Kashmir, thế nhưng cả hai đều cho rằng vùng nầy với đa số dân chúng theo Hồi giáo, hoàn toàn thuộc về sự cai trị của họ.
Khi người Anh rời khỏi vùng nầy hồi năm 1947, Kashmir được cho phép chọn lựa đứng về phía Ấn độ hay Pakistan.
Mặc dù hầu hết dân chúng theo Hồi giáo, người đứng đầu khu vực nầy vào lúc đó theo Ấn độ giáo và ông nầy chọn gia nhập Ấn độ.
Ngay từ lúc đầu, một số cư dân địa phương mong muốn trở thành một phần của Pakistan Hồi giáo và quyết định nói trên, đã dẫn đến hàng chục năm bạo động triền miên.
"Á rập Saudi và người Hồi giáo Ummah, không nên im tiếng về chuyện nầy”, Uzair Ahmeh Ghazali.
Bà Priya Chako, một giảng viên về môn chính trị quốc tế tại đại học Adelaide, nói rằng vấn đề chính yếu cho vùng Kashmir từ năm 2014, là chuyện xử dụng vũ lực của Ấn độ.
“Từ năm 2014, Ấn độ đã thay đổi đường lối trong chính sách về Kashmir, khi tỏ ra cứng rắn hơn đối với các nhóm quá khích và người dân đã chịu các hậu quả của các vụ biến động nầy".
"Họ đã phản ứng lại bằng những vụ biểu tình hay ném đá và tình trạng nầy thực sự làm băng hoại tình hình tại đây trong 4 hay năm qua”, Priya Chako.
Cuộc chiến diễn ra trong 2 năm, sau vụ phân chia lục địa Ấn thành 2 quốc gia là Ấn độ và Pakistan hồi thập niên 1940, sau đó Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết, kêu gọi mở cuộc trưng cầu dân ý để giải quyết tình trạng nói trên, thế nhưng cuộc trưng cầu dân ý như vậy không bao giờ xảy ra.
Kể từ đó, các cuộc xung đột trở nên thường xuyên hơn và đã gia tăng cường độ để trở thành các trận chiến toàn diện, trong các thập niên 1960 và 1990.
Sau đó là một cuộc ngưng bắn diễn ra vào năm 2003, đã được hai bên đồng ý.
Trong khi đó, nhóm quá khích có trụ sở tại Pakistan nhận trách nhiệm trong vụ tấn công mới đây, đã được thành lập vào năm 2000 và đã từng tấn công vào các mục tiêu là lực lượng an ninh và chính phủ Ấn, nhằm lật đổ sự cai trị của Ấn tại Kashmir.
Nhóm nầy trong quá khứ có liên hệ đến tổ chức khủng bố El Qada và đã bị chính phủ Pakistan chính thức ngăn cấm, thế nhưng một số chuyên gia về khủng bố tin rằng, nhóm nầy hiện được nhà cầm quyền Pakistan ủng hộ một cách không chính thức.
Bà Chako cho biết, tình hình hiện nay dường như là những gì lịch sử tái diễn, cho người dân tại vùng Kashmir.
“Tôi nghĩ chúng ta có một điềm báo trước hiện nay về những gì xảy ra tại Lashmir, do nó đã xảy ra hồi năm 1989".
"Vì vậy trong thập niên 1980, Ấn độ đã có lập trường tương tự đó là hết sức mạnh tay và tìm cách kéo Kashmir về phía mình bằng sức mạnh".
"Những gì xảy ra là phát sinh một vụ nổi loạn, rồi chúng ta bắt đầu thấy được tiến trình gần như quá khích, diễn ra tại Kashmir ngày nay".
"Vì vậy vụ tấn công mới đây, nhắm vào các binh sĩ Ấn là do những người Kashmir tiến hành, do đó việc nầy cho thấy người dân trở nên thất vọng và ngày càng thiên về bạo động nhiều hơn”, Priya Chako.
Trên đường phố của vùng Kashmir do Pakistan cai trị, những người biểu tình xuống đường lên án các vụ mà họ cho là, đánh đập và quấy nhiễu sinh viên Kashmir tại các thành phố Ấn độ, sau vụ tấn công mới đây tại Pulwama.
Những người biểu tình cần các biểu ngữ với hình ảnh của Đông CungThái Tử Á rập Saudi, ông Mohamed bin Salman, hiện viếng thăm chính thức Pakistan và kêu gọi ông nầy hãy ủng hộ người Hồi giáo tại Kashmir.
Uzair Ahmed Ghazali là một trong những người biểu tình nói trên.
“Chúng tôi kêu gọi Đông Cung Thái Tử Mohamed bin Salman, hãy hành động đúng vai trò của ông trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Kashmir".
"Ngày nay mọi người kêu gọi đến ông, là bất cứ khi nào ông gặp những người cai trị Ấn độ hay nói chuyện với họ, ông nên thảo luận về vấn đề Kashmir".
"Chúng tôi là một phần của những người Ummah, tức là những người Hồi giáo ly hương và chúng tôi hiện bị đè bẹp bởi hàng núi các thảm kịch".
"Á rập Saudi và người Hồi giáo Ummah, không nên im tiếng về chuyện nầy”, Uzair Ahmeh Ghazali.
Với cuộc bầu cử tại Ấn độ sẽ diễn ra vào tháng 4 sắp tới, có nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ Ấn sẽ phản ứng mạnh mẽ thế nhưng cả hai nước với khả năng nguyên tử, người ta không rõ phản ứng sẽ mạnh mẽ như thế nào trong tương lai.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại