Biểu tình tại Ấn độ khi phụ nữ bất chấp lệnh cấm vào một ngôi đền của Ấn giáo

A protest against reports of two women of menstruating age entering the Sabarimala temple in Kerala

A protest against reports of two women of menstruating age entering the Sabarimala temple in Kerala Source: AAP

Các cuộc biểu tình đã nổ ra tại Ấn độ sau khi 2 phụ nữ bất chấp lệnh cấm từ nhiều thế kỷ qua, ngăn cấm phụ nữ được vào một trong những đền thờ linh thiêng nhất của Ấn độ giáo.


Hồi cuối năm nay Tối cao Pháp viện Ấn phán quyết rằng phụ nữ ở vào tuổi có kinh nguyệt có thể được phép vào đền thờ nói trên ở tiểu bang miền Nam Ấn độ là Kerala.

Thế nhưng các nhóm cực đoan Ấn giáo cho rằng phụ nữ sẽ làm ô uế đền thờ do sự bất tịnh của họ.

Cảnh sát Ấn độ đã bắn hơi cay và dùng vòi rồng, để giải tán đám đông những người biểu tình, tại tiểu bang miền Nam Ấn độ là Kerala.

Họ ca hát, ngăn chận đường xá và đốt vỏ xe, nhằm phản đối 2 phụ nữ đi vào, một trong những đền thờ thiêng liêng nhất của Ấn giáo.

Được biết những phụ nữ hay các cô gái ở vào tuổi kinh kỳ, khoảng từ 10 đến 50 tuổi, trong hàng thế kỷ qua đã bị cấm đi vào đền thờ Sabarimala, tại thủ phủ tiểu bang Kerala.

Phán quyết của Tối cao Pháp viện Ấn độ, đã ra lệnh dỡ bỏ lệnh cấm hồi tháng 9, thế nhưng ngôi đền nói trên vốn thu hút hàng triệu người đến chiêm bái mỗi năm, đã từ chối thi hành phán quyết nói trên.

Các cố gắng sau đó của nhiều phụ nữ đến viếng thăm ngôi đền, đã bị hàng ngàn tín đồ ngăn cản.

Thủ tướng Ấn độ Narenda Modi, thuộc đảng quốc gia Ấn giáo, là một trong những người cho rằng ngôi đền có quyền cấm phụ nữ đi vào.

“Ấn độ có quan điểm là mọi người đều có quyền hạn như nhau. Có những đền thờ tại Ấn vẫn còn truyền thống của họ là phái nam, vốn không được vào hay không được đến những nơi đó".

"Với ngôi đền nầy, một nữ thẩm phán ở Tối cao Pháp viện đã đưa ra một vài nhận xét và phải cần vài phút để đọc, chẳng có dính líu chi đến bất cứ đảng phái chính trị nào cả".

"Với phụ nữ cũng vậy, bà cũng đưa ra một số đề nghị và chuyện nầy sẽ được thảo luận nữa”, Narenda Modi.

Các thước phim video cho thấy, cảnh sát giúp đỡ 2 phụ nữ ở vào độ tuổi 40 vào và sau đó ra khỏi ngôi đền nói trên, vào lúc sáng sớm.

Thế nhưng khi tin tức cho biết về vụ việc nói trên, người đứng đầu ngôi đền đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ khu vực, để ngôi đền có thể được thanh tẫy toàn diện.

Các nhóm bảo thủ Ấn giáo nói rằng, những phụ nữ ở vào tuổi có kinh nguyệt, là không trong sạch và có thể làm ô uế bên trong ngôi đền.
"Chuyện đó nên là thái độ của mỗi người và đây là vấn đề khuyến khích sự mạnh dạn của họ, để cho thấy giới phụ nữ làm việc nầy là do quyền hạn của họ”, Jameela Prakasam.
Một trong những người phản đối là ông SJR Kumar nói rằng, họ sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi Tối cao Pháp viện rút lại phán quyết.

“Suốt những ngày tháng nầy và vào các dịp khác nhau, chúng tôi phản ứng rất ôn hòa".

"Chúng tôi chỉ thực hiện các cuộc hành hương, các thánh lễ với lửa và những chuyện như vậy".

"Thế nhưng chính phủ với vị đứng đầu nội các, đặc biệt đã rất cứng rắn trong việc cho phép các thiếu nữ được vào đền Sabarimata”, SJK Kumar.

Tối cao Pháp viện dự trù sẽ nghe tranh tụng về phán quyết của họ vào ngày 22 tháng giêng nầy.

Thế nhưng bà Annie Raja thuộc Liên đoàn Toàn quốc Phụ nữ Ấn độ cho đài Al Jazeera biết rằng, vấn đề luật lệ không phải là mấu chốt của các khó khăn.

“Rõ ràng đây là một vấn đề chính trị, chỉ nhắm vào mục đích bầu cử. Tại sao tôi nói như vậy?

"Đã có những tín đồ thuần thành có mặt ở đó khi hai phụ nữ đi vào đền thờ, mà họ không phản đối cũng như không chống chế".

"Họ rất yên lặng và không nói gì, khi cho phép các phụ nữ nầy vào đền để lễ bái”, Annie Raja.

Phản ứng giận dữ nói trên, đã khiến vấn đề tôn giáo được đặt ngay trong chương trình nghị sự, trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử, dự trù vào tháng 5.

Một lãnh tụ địa phương là bà Jameela Prakasam cho biết, phụ nữ có quyền hành đạo cũng giống như nam giới mà thôi.

“Thượng Đế ở khắp nơi, thế nhưng nếu tôi bị lôi cuốn đến một nơi đặc biệt nào đó để tiếp cận với Ngài, thì ai có quyền cấm đoán tôi?

"Chuyện đó nên là thái độ của mỗi người và đây là vấn đề khuyến khích sự mạnh dạn của họ, để cho thấy giới phụ nữ làm việc nầy là do quyền hạn của họ”, Jameela Prakasam.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share