Phá hoại một đền thờ Ấn Độ giáo tại miền tây Sydney

Vandals have desecrated the Hindu temple Pandit Paras Ram Maharaj in Sydney

Vandals have desecrated the Hindu temple Pandit Paras Ram Maharaj in Sydney Source: SBS

Một nhóm cộng đồng Ấn độ giáo kêu gọi gây quỹ để tái thiết đền thờ thuộc tôn giáo nói trên đã bị phóng hỏa và gây nhiều hư hại bên trong giáo đường.


Việc nầy diễn ra trong thời gian thiêng liêng nhất trong năm của Ấn độ giáo khi họ cử hành lễ hội Navratri trong 9 ngày.

Đền thờ Ấn độ giáo nhỏ bé Bhartiye Mandir ở vùng miền tây Sydney là một nơi thiêng liêng và nay trở thành một nơi diễn ra những hành vi tội ác hết sức vô tâm.

Vào hôm chủ nhật, một tín đồ trong đạo đến sớm, để chuẩn bị cho buổi lễ cầu nguyện theo chương trình vào buổi chiều tối.

Bà hết sức kinh ngạc khi thấy khói bốc ra từ bên trong đền thờ.

Bà Shivani Kumar là người gắn bó với đền thờ và kể lại những gì trông thấy.

“Người đầu tiên trong cộng đồng chúng tôi đến đền thờ vào khoảng 6 giờ rưỡi sáng chủ nhật, bà nầy thường đến để trang hoàng và chuẩn bị nơi thờ kính".

"Bà ta trở ra xe hơi và nhìn lại đền thờ thì thấy ngọn lửa cháy lan ra ngoài cửa sổ, bà có đôi chút hoang mang về chuyện gì đã xảy ra và nghĩ rằng, có lẽ những người cầu nguyện đã bắt đầu hay những chuyện gì như vậy".

"Thế nhưng khi bà ta thấy một thiếu nữ chạy ra khỏi đền thờ và chụp lấy một vòi nước rồi mang vào đền thờ, thì bà thực sự kinh hoảng".

"Là một phụ nữ lớn tuổi, bà thực sự bối rối và không biết phải làm gì, vì vậy bà chờ một số người khác đến và báo động với cảnh sát, Shivano Kumar”.

Trong khi đó, các tượng thánh bị vất lổm chổm trên sàn nhà và bị bôi đầy mỡ trâu, một chất liệu dùng để thắp đèn trong lúc cầu nguyện.

Những kẻ phá hoại đã làm hư hỏng các thiết bị âm nhạc, đổ sơn lên các tấm thảm, rồi đập vỡ các vật dụng và ngay cả vẽ hàng chữ “Jesus” trên tường.

Được biết, Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ.

Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

Kể từ thế kỉ 16 các nhà truyền giáo và du khách phương Tây thường nhắc đến tôn giáo và phong tục tại Ấn Độ và thường gọi những người bản xứ này là "ngoại đạo" (en. pagan, de. Heiden) nếu họ không tự nhận là theo một trong tôn giáo lớn (Ki-tô giáo, Do Thái giáo hoặc Hồi giáo).

Họ được gọi theo tiếng Latin là gentiles, tiếng Bồ Đào Nha là gentio và từ đó ra tiếng Anh là gentoo và tiếng Hà Lan/tiếng Đức là Heyden (Heiden).

Đến thế kỉ 18 thì từ "Hindoo" (tiếng Ba Tư Hindu) bắt đầu được dùng và cuối cùng, trong thế kỉ 19, danh từ "Hinduism" trở nên rất thông dụng.

Như vậy thì từ "Hinduism" - được dịch là Ấn Độ giáo ở đây - không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ, nhưng tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn Độ giáo (Neo-Hinduism) trong thế kỉ 19 và thế kỉ 20 vì nó gợi ý một sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay.

Tuy vậy, từ Hinduism có thể gây hiểu lầm, khi người ta bắt đầu dùng nó thì đã dựa trên hai điều kiện tiên quyết không đúng.

Thứ nhất là người ta tin là từ phái sinh từ gốc Ba Tư Hindoo (Hindu) chỉ tín đồ của một tôn giáo nhất định.

Thứ hai là người ta cho tất cả những người Ấn đều là tín đồ của tôn giáo này nếu họ không theo các tôn giáo lớn còn lại, ví như Hồi giáo, Công giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Kì-na giáo và cả hai điều kiện tiên quyết bên trên đều bị nhìn nhận sai.
"Vì vậy chúng tôi sẽ kêu gọi công chúng hãy giúp đỡ chúng tôi, cũng như kêu gọi đến những người ủng hộ của chúng tôi nữa”, Shivani Kumar.
Danh từ Ba Tư "Hindu" chỉ có nghĩa tương đương với từ có gốc Hy Lạp là "Indian", và cả hai đều có gốc từ tên con sông lớn Ấn Độ (tiếng Phạn: sindhu, tiếng Ba Tư: hindu, tiếng Hy Lạp: Indós), đã mang đến đất nước nó chảy qua tên này: Hindus là những người xuất xứ từ nước Ấn Độ (india).

Ngay khi người Hồi giáo nói tiếng Ba Tư đến xâm chiếm, phân biệt giữa tín đồ Hồi giáo và Hindus thì sự việc này cũng không có nghĩa là tất cả những người Hindu đều là tín đồ của một tôn giáo.

Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú.

Thế nên, từ "Hinduism", "Ấn Độ giáo", không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn. mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh).

Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau, nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái, Phật, Thiên chúa và Hồi giáo.

Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau.

Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau như vị Thần tối cao.

Trở lại vụ phá hoại đền thờ tại khu vực ngoại ô phía tây Sydney, người đứng đầu đền thờ là ông Indrajit Rai cho biết ông hết sức bàng hoàng và tìm cách hiểu được tại sao có người lại làm như vậy.

“Đầu tiên chúng tôi bước vào đền thờ và nghĩ rằng có lẽ kẻ gian đến để cướp tiền bạc, rồi chúng tôi thấy các pho tượng bị vỡ và không có tiền trong các pho tượng nầy, còn những nhạc cụ thì họ phá hoại để chúng tôi không thể xử dụng được, do hệ thống âm thanh của chúng tôi còn mới nên họ đổ nước vào các nhạc cụ nầy, để cho hư hỏng".

"Rồi tôi nhìn đến thùng quyên góp tiền bạc và tôi hết sức kinh ngạc, vì ít nhất nhất là họ đến để kiếm tiền, họ lẽ ra lấy cái thùng tiền vì nó không nặng lắm, vì vậy chúng tôi nhận ra nhiều gì họ vào đền thờ chỉ là để phá hoại nơi nầy”, Indrajit Rai.

Cộng đồng Ấn độ giáo nhỏ bé và gắn kết với nhau ở vùng miền Tây Sydney hiện hết sức quan ngại, vì đây là một trong những thời gian thiêng liêng nhất trong năm đối với họ, khi họ đang cử hành lễ Navratri trong 9 ngày.

Dường như thủ phạm xâm nhập vào đền thờ, không nhằm mục đích thu góp tiền bạc hay vật dụng, thay vào đó kẻ gian phóng hỏa bên trong điện thờ, làm tổn hại những vật dụng quí báu không thể thay thế được, nhiều đồ vật đến từ hải ngoại.

Tính chung, mức thiệt hại vượt quá 50 ngàn đô la.

Các thành viên cuả đền thờ, hiện được yêu cầu giúp tái thiết ngôi đền.

Bà Kumar cho biết, cộng đồng đã gắn bó với nhau.

“Vì vậy hiện nay chúng tôi thực sự tùy thuộc vào sự hỗ trợ của cộng đồng, để giúp chúng tôi gây quỹ hầu có thể mua các pho tượng và tranh ảnh cùng các vật trang hoàng mà chúng tôi đã có trước đây, có lẽ cũng thay thế những thứ khác như các tấm thảm đã bị hư hại".

"Vì vậy chúng tôi sẽ kêu gọi công chúng hãy giúp đỡ chúng tôi, cũng như kêu gọi đến những người ủng hộ của chúng tôi nữa”, Shivani Kumar.

Các tình nguyện viên sẽ gặp gỡ nhau tại đền thờ vào cuối tuần nầy, để khởi sự việc dọn dẹp các thiệt hại.

Trong khi đó, cảnh sát cho biết họ hiện tiếp tục việc điều tra.

Sự việc cũng nhắc nhở các thành viên của đền thờ phải xem xét các biện pháp an ninh chặt chẽ hơn nữa.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share