Sức khỏe là Vàng: Hội chứng bàn chân bẹt và đau gót chân

z

Source: Zoe Do (supplied)

Tình trạng bàn chân bẹt rất phổ biến ở Úc, với khoảng 30% dân số có bàn chân bẹt. Cứ mười người bị bàn chân bẹt thì có một người gặp các vấn đề như đau ở các bộ phận từ bàn chân đến hông và lưng.


Thế nào là bàn chân bẹt?

Bàn chân bình thường có dạng hình vòm và phần giữa lòng bàn chân sẽ có 1 khoảng cách với mặt đất. Còn với bàn chân bẹt, vòm bàn chân sẽ thấp hơn hoặc sẽ phẳng hoàn toàn với mặt đât.

Trẻ em mới sinh sẽ có bàn chân bẹt và vòm chân thường được hình thành ở độ tuổi 6.

Bàn chân bẹt được đặc trưng bởi các khớp xương rất linh hoạt, và khi nhìn từ phía sau, sẽ thấy gót chân cong và đổ vào trong về phía giữa của cơ thể

Một số nguyên nhân gây ra bàn chân bẹt gồm:

- Do di truyền.

- Do chấn thương làm tổn thương gân, cơ, dây chằng

- Cổ chân yếu

- Khi vòm cung bị xẹp, các dây chằng, gân, khớp và cơ bị căng. Điều đó lặp đi lặp lại sẽ gây ra những tổn thương.

Các kiểu bàn chân bẹt bao gồm:

- Flexible flat feet: Không có vòm bàn chân khi đi bộ, nhưng sẽ thấy vòm chân khi ngồi hoặc đứng kiễng gót chân.

- Rigid flat feet: Không có vòm bàn chân khi đi bộ, ngồi hoặc kiễng gót chân

- Adult acquired flat feet: Vòm bàn chân bất ngờ bị đổ xuống thấp hơn bình thường. Nguyên nhân chính là do dây chằng hỗ trợ vòm bàn chân (Posterior Tibial tendon) bị yếu đi, bị viêm hoặc rách do chấn thương.

Bàn chân bẹt có gây đau hoặc ảnh hưởng đến việc đi đứng hay không?

Nhiều người có bàn chân bẹt không bị đau hoặc các vấn đề khác. Nhưng một số loại bàn chân bẹt có thể gây các triệu chứng đau ở các bộ phận như bàn chân, gót chân, ống chân, đầu gối, đùi, hông và lưng.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu bàn chân?

  • Khi chân bị đau, cơ cứng và yếu
  • Khi dễ bị chấn thương ở bàn chân hoặc cổ chân
  • Khi có các vấn đề liên quan đến đi bộ hoặc thăng bằng
  • Khi bàn chân bẹt chỉ ảnh hưởng đến một chân
Đau gót chân

Bàn chân bẹt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân. Đau ở gót chân do gánh nặng đè lên gân và dây chằng ở khu vực đó vì không có sự hỗ trợ của vòm bàn chân. Bàn chân bẹt gây ra sự phân bổ trọng lượng cơ thể không đồng đều, các triệu chứng này có thể trầm trọng hơn theo thời gian.

Nguyên nhân phổ biến khác của đau gót chân gồm viêm plantar fascia, một dây chằng chạy dọc chiều dài bàn chân. Béo phì, tăng cân đột ngột, bàn chân bẹt hoặc gân Achilles bị căng có thể gây ra tình trạng đau đớn này. Ngoài ra còn có nguyên nhân do viêm gân Achilles và gai gót chân.

Cải thiện tình trạng đau do bàn chân bẹt và đau gót chân

Một số phương pháp được chuyên gia trị liệu bàn chân sử dụng bao gồm:

1. Taping : một phương pháp điều trị hữu ích để giảm bớt những căng thẳng mà cơ sinh học kém có thể gây ra cho bàn chân. Ví dụ: bàn chân bẹt kéo cơ bắp chân và gây căng thẳng thêm lên gân Achilles.

2. Ultrasound/Shockwavetherapy -liệu pháp sóng siêu âm hoặc sóng xung kích: có thể thúc đẩy tuần hoàn máu đến vùng bị thương để thúc đẩy quá trình chữa lành. Sóng xung kích hoạt động cụ thể bằng cách làm tổn thương lại mô có thể bị mắc kẹt trong giai đoạn viêm của nó, để sau đó thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở khu vực đó.
Zoe Do
Podiatrist Zoe Do trị liệu cho bệnh nhân tại phòng khám First Choice Allied Health. Source: Zoe Do (supplied)
3. Dry needling: giảm sự căng cứng của cơ thường liên quan đến Plantar fasciitis và Achilles tendinitis. Nó cũng có thể làm giãn các mạch máu ở các khu vực bị ảnh hưởng, giúp loại bỏ các tế bào viêm nhiễm trong các mô.

4. Stretching/massage exercises: các bài tập kéo giãn và xoa bóp thường được chỉ định để giảm căng cơ bắp chân và cơ bắp chân có thể góp phần vào cơn đau của bạn.

5. Custom orrthotics: lót giày đặc biệt thường được lựa chọn để chữa bàn chân bẹt. Lót giày đặc biệt cân bằng lực phân bố ko đồng đều trên bàn chân gây ra đau chân. Chúng giúp nâng đỡ vòm bàn chân và giảm khối lượng công việc của cơ.

Lời khuyên của chuyên gia để ngăn ngừa các triệu chứng đau ở bàn chân

- Tránh tăng đột ngột cường độ hoạt động tập thể dục. Đảm bảo dành đủ thời gian phục hồi sau khi tập, điều này sẽ giúp cơ thể dần thích nghi với mức độ tập luyện mới.

- Mang giày dép hỗ trợ để cho phép bàn chân hoạt động thích hợp mà không gây thêm căng thẳng cho các khu vực cụ thể. Dép xỏ ngón (thongs) hoặc chân trần có thể gây căng thẳng lên các cấu trúc ở bàn chân và cẳng chân, gây ra những chấn thương không mong muốn.

- Dành 10 phút mỗi ngày để kéo giãn cơ. Nhiều công việc liên quan đến việc ngồi liên tục và mức độ hoạt động thấp có thể khiến cơ bắp bị căng. Kéo căng thường xuyên, đặc biệt là sau khi tập thể dục giúp cơ phục hồi hiệu quả hơn và giảm độ căng và kéo các cấu trúc mô mềm.

- Kéo căng cơ và khởi động trước khi tập thể dục có thể hữu ích. Nếu cảm thấy đau ở gân thì nên dừng bài tập.

- Luôn mang giày dép vừa vặn, hỗ trợ phù hợp với hoạt động của bạn.

Kính mời quý vị vào phần Audio để nghe Zoe Do, chuyên gia trị liệu về chân, trình bày chi tiết về hội chứng bàn chân bẹt và đau gót chân.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share