Sài gòn những ngày cuối năm 2017 chợt trở lạnh bất thường, người bạn quen nói "Sài Gòn lạnh như đang vào mùa đông ở Hà Nội".
Những ai đã từng ở Sài Gòn sẽ hiểu cảm giác và không khí của Sài Gòn se lạnh cuối năm quyến rũ, đẹp, và lãng mạn như thế nào.
Nó làm người ta gợi nhớ nhiều thứ, nhớ tấm bánh mẹ đi chợ về mua làm quà nhớ đứa bạn hồi ở quê dù hồi còn chơi với nó hai đứa chưa một lần vào Sài Gòn, nhớ yêu thương và nhớ gắn bó.
Những người xứ Bắc ở Sài Gòn thì cái lạnh phương Nam làm người ta nhớ về mùa đông xứ bắc với những món ngon của mùa đông, nhớ cái ảo ảnh của làn sương bản lảng và nhớ cả cái rét cắt da mà giờ nhớ lại trở thành nỗi nhớ da diết.
Sài gòn là nơi của dân tứ xứ, hình như chưa ai vào Sài gòn mà bị thành phố này chối bỏ hay đẩy ra.
Ai rồi cũng tìm cho mình một chổ để sống, để tồn tại và để tiếp tục đi tới.
Sài Gòn những ngày này đi ra đường đã thấy nhiều nơi chăng đèn Giáng Sinh và phố xá kết hoa cho năm mới.
Khung cảnh làm người ta lại nhớ những ngày sum họp.
Trong dòng người vội vã áo khoác đủ màu lám dáng cho cái lạnh phương Nam thì có những người đang tất bật trong lặng lẽ chuẩn bị cho ngày họp mặt của hơn 4000 thương phế binh Việt nam Cộng Hòa; nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Kỳ Đồng, một địa chỉ không mấy xa lạ với những ai hướng về những người lính đã bỏ lại một phần thân thể và tuổi trẻ của mình cho quê hương và bị chính quyền mới xem là có tội.
Chị Dương Thị Tân, một thân nhân của cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải, và bản thân chị cũng từng là TNLT, giờ chị làm việc thiện nguyện giúp cho các cha tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng nói, các cha đã giúp đỡ gia đình chị những lúc khốn cùng nhất khi bị chính quyền áp bức, giờ có thể trả lại được thì chị làm, và trên hết, có chứng kiến những hoàn cảnh những thân phận những TPB VNCH thì mới thấy rằng họ đã bị xem là công dân hạng ba ngay trên quê hương họ.
Theo một thông số trên báo Người Việt đưa thì trong chiến tranh, VNCH có 300,000 người lính tử trận mà có đến 1,170,000 thương binh.
Các thương phế binh VNCH từ bao nhiêu năm nay không có chổ nương tựa giờ Nhà thờ Chúa Cứu thế cho họ có được một nơi chốn để tìm về, nơi họ được trân trọng như những thân phận người thật sự.
Anh thương binh tên Thìn năm nay 70 tuổi nói sau 42 năm thì việc được tới khám chữa bệnh tại Nhà thờ DCCT Kỳ Đồng cho ông cảm giác hạnh phúc thực sự.
Nơi đây các anh được tri ân vì đã để lại một phần thân thể và tuổi trẻ của mình cho quê hương như Giam muc tỉnh DCCT Vinh Son Phạm Trung Thành nói trong ngày tầm soát bệnh cho các TPB VNCH tại nhà thờ DCCT Kỳ Đồng mới đây vào 10/2017.
Khi hội tụ về với nhau tại nhà thờ, ngoài việc được chữa bệnh các anh thương phế binh VNCH lại có dịp cùng cười với nhau, hỏi thăm nhau về những chiến trường xưa, về những trận đánh, những kỷ niệm về các tướng lãnh mà họ trân trọng gọi là 'Thầy' đã thương lính như thế nào, và cả những vết thương mà họ mang trên mình đã diễn ra ra sao và chắc chắn không thiếu những câu chuyện họ đã bị ngược đãi như thế nào bấy nhiêu năm qua dưới chế độ của XHCN.Thật cảm động khi đọc dòng chữ treo đơn sơ trên tấm bang rôn trong sân nhà thờ Kỳ Đòng "Tri Ân Quý Ông Thương Phế Binh".
Giám mục tỉnh DCCT Vinh Son Phạm Trung Thành tại buổi tầm soát sức khỏe cho các TPB VNCH tại Nhà thờ DCCT vào 25/04/2014 Source: Facbook Tin Mung Cho Nguoi Ngheo
Thế nhưng điều làm người này cảm động thì có người khác lại không hài lòng.
Vào hồi tháng Bảy tại buổi khám sức khỏe tổng quát lần thứ 7/2017 cho 125 TPB VNCH do phòng Công Lý & Hòa Bình DCCT Sài Gòn thực hiện đã có một lực lượng giấu mặt tung ra một truyền đơn kêu gọi dân chúng "phản đối Dòng Chúa Cứu Thế ở 38 Kỳ Ðồng, trong hoạt động tri ân thương phế binh VNCH," và truyền đơn này được đọc vang trên loa phát thanh ngay trước sân nhà thờ.
Đã có không ít tổ chức hội đoàn cũng như cá nhân hoạt động để hỗ trợ cho các thương phế binh Việt Nam Công hòa và Dòng Chúa Cứu Thế tại Nhà thờ Kỳ Đồng, và đây là một địa chỉ để những tầm lòng thiện nguyện tin cậy gởi gắm tình yêu thương đến đồng bào mình.
Trong bốn ngày sắp tới, trong tình thương cúa Chúa Giáng Sinh, các cha nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ đồng sẽ tổ chức ủy lạo cho hơn 4000 thương phế binh VNCH từ khắp nơi cùng về.
Chị Tân cho biết có mọi thứ đã được chuẩn bị chu đáo hết mức mà các cha có thể làm nhưng có một chút nho nhỏ là phần ăn sáng cho các TPB thì nhà thờ hết hơi.
Các cha và các anh chị thiện nguyện tại nhà thờ luôn mong muốn làm nhiều hơn nữa những thứ mình đã làm.
Không có thì cũng không sao nhưng cái lạnh những ngày này ở Sài Gòn sẽ trở nên dễ chịu hơn rất nhiều nếu như các anh được ấm bụng hơn sau một chặng đường dài để đến nơi.
Sài Gòn cuối năm 2017 cái trở lạnh đột ngột làm trời phương Nam trở nên dịu dàng đi, nói như người bạn "Sài gòn lạnh đẹp khó tả".
Vâng, Sài Gòn! Sài Gòn!
Vùng đất phương Nam chưa bao giờ thiếu tình thương với những ai sống trong nó, và chưa bao giờ tứ chối ai đến với mình, Sài Gòn như vòng tay Mẹ mở ra với các con, không phân biệt.
Nơi đó có những con người lặng lẽ sáng trong, yêu thương nhau và yêu thương những thân phận bất hạnh hơn mình.
Noel này Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế lung linh hơn trong tình thương yêu của Thiên chúa và của những tấm lòng nhân bản của người Việt từ khắp nơi hướng về những đồng bào cùng khổ hơn mình.
Nơi đây các Cha không chỉ cưu mang cứu giúp cho những cưu binh của cuộc chiến đang bị chính quyền bỏ rơi trên chính quê hương mình, mà các cha còn giúp đỡ cho những chiến sĩ quả cảm đấu tranh cho quyền sống quyền con người, đó là những từ nah2 hoạt động dân chủ đang bị áp bức, những từ nhân lương tâm và thân nhân của họ.
Trong kỳ sau HGYT sẽ đem tới cho quý vị những câu chuyện về những người tù nhân lương tâm sau những ồn ào rộ lên về họ khi họ bị bắt hay bị kết án thì dường như sau đó chỉ còn họ và gia đình họ là đối mặt với bản án tù với những o ép của chính quyền, với sự rụt rè sợ hãi của người quen và xóm giềng, và với những khó khăn mà cuộc sống chưa bao giờ vơi với những con người ngay thẳng, không chỉ sống riêng cho mình mà còn sống cho cả những người cùng khổ khác. Ngay như khi họ mãn hạn tù thì cũng sau những rộn ràng ngày họ ra tù trở về đời thường những quyền con người mà trước khi ở tù họ đã không thực sự có thì thân phận sau tù lại còn ngậm ngùi nhiều hơn, mấy ai biết họ đã sống như thế nào!
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại