Tình Khúc Bolero (29) Tám nẻo đường thành

Chợ Lớn Tết Mậu Thân 1968

Chợ Lớn Tết Mậu Thân 1968 Source: Khaiphong.net

Từ Cầu Trường Tiền đến Cầu Chữ Y, Tết Mậu Thân 1968, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và tiếng khóc quê hương...


Mậu Thân 1968, đánh dấu chuyển biến trong chặng đường sáng tác của Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, như trong một lần trả lời phỏng vấn với Nhà thơ Du Tử Lê, Nhạc sĩ cho biết bắt đầu từ Chuyện Một Chiếc cầu đã gãy ông quyết định dùng âm nhạc để nói về những chính biến đang diễn ra trên quê hương Việt Nam, tình yêu lớn nhât trong cuộc đời của người Nhạc sĩ tài hoa và đơn côi này.

Trong Chuyện một chiếc cầu đã gãy, Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã không thể trả lời được câu hỏi "Vì sao không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu" sau khi đã ngơ ngác chứng kiến một cây cầu quá đỗi hiền hòa chở bao niềm vui "chan chứa tình thương" những con người "dệt tương lai" "đi nắng về trưa" "đêm nay gãy một nhịp rồi"
Bản tin trên Chính Luận về cuộc thảm sát Mậu Thân tại Huế.
Bản tin trên Chính Luận về cuộc thảm sát Mậu Thân tại Huế. Source: khoinguon.net
Trong Tám nẻo đường thành , Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã thật sự đã thất thần ngơ ngác khi chứng kiến Sài Gòn sau cái Tết Mậu Thân 1968:

Ðầu Xuân súng nổ reo rắc tóc tang
Giờ đây nhúm lửa thiêu đốt phố xưa
Súng nào giết trẻ đêm đen?
Súng nào banh xác mẹ hiền?
Một lần đêm vài tan biến mộ dày thêm.

Khóc quê hương suốt hai mươi năm ngoài lửa khói
Cũng do một bàn tay anh mãi,
Nếu xa lạ thì không ai nói
Ðếm đi anh! Ðếm đi anh! Bao hồn oan đó,
Mộ chẳng sinh, cỏ chẳng xanh.
Người nghìn sau nhắc chuyện đường thành!
Nhà số 31 Đường Kim Biên, quận 5 Tết Mậu Thân 1968
Nhà số 31 Đường Kim Biên, quận 5 Tết Mậu Thân 1968 Source: Khaiphong.net
Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 

 


Share