Oxfam lo ngại sâu xa về chuyện người tỵ nạn Rohingya hồi hương

Rohingya refugees in Bangladesh

Rohingya refugees in Bangladesh Source: AAP

Tổ chức từ thiện quốc tế Oxfam hiện kêu gọi những người Rohingya Hồi giáo tại Myanmar phải được hưởng những quyền lợi công bằng và các bảo đảm cần thiết khi hồi hương an toàn về lại nơi họ đã bỏ ra đi.


Lời kêu gọi nói trên qua một phúc trình mới của Oxfam trong đó nêu rõ những lo sợ của những người tỵ nạn Rohingya bị ám ảnh hiện lánh nạn tại Bangladesh trước ngày hồi hương trở lại vùng đất quê hương của họ

Giám đốc tổ chức Oxfam tại Úc là tiến sĩ Helen Szoke cho biết người tỵ nạn Rohinyga hiện chen chúc nhau trong trại tỵ nạn ở Bangladesh và rất lo ngại khi hồi hương trở lại Myanmar.

Được biết Bangladesh và Myanmar đã đồng ý bắt đầu hồi hương người tỵ nạn Rohingya vào tháng giêng năm tới.

Có hơn 600 ngàn người đã lánh nạn sang Bangladesh để tránh những gì mà Liên hiệp quốc gọi là " thanh tẫy sắc tộc " tại tiểu bang Rakhine ở Myanmar.

Mặc dù đã có hơn một triệu người Rohingya sống ở Myanmar qua nhiều thế hệ, họ không được cấp quốc tịch và bị từ chối mọi quyền lợi cũng như bị xem là những phần tử vô tổ quốc.

Tiến sĩ Szoke cho biết tổ chức của bà đã phỏng vấn hơn 200 người tỵ nạn và nhiều người từ chối trở về Myanmar.

"Những gì chúng tôi hết sức quan ngại là những người nầy sợ hãi và lo lắng cao độ, khi bày tỏ về việc sớm trở lại Myanmar".

"Đây là những người đã bị chấn thương tâm lý đáng kể, nhiều phụ nữ đã bị hãm hiếp, nhiều người chứng kiến những người trong gia đình của họ bị giết".

"Họ không cảm thấy tin tưởng trong chuyến trở về Myamar, khi không có sự bảo đảm tuyệt đối cho sự an toàn với họ", Helen Szoke.

Oxfam cảnh cáo rằng các điều kiện cho những người trở về an toàn và tự nguyện chưa được thực hiện.

Tiến sĩ Szoke cho biết quả là khó khăn để đo lường được hoàn cảnh thực tế tại Rakhine.

"Hãy nhớ lại rằng có nhiều làng mạc bị đốt cháy rụi trong những vụ tấn công, thứ hai là những người nầy bị chấn thương tâm lý nặng nề và họ rất cần một sự bảo đảm tuyệt đối, là họ sẽ trở về một nơi an toàn".

"Quả là điều hết sức quan ngại trong một số cuộc phỏng vấn được thực hiện, mọi người cho rằng họ thà chết còn hơn trở lại Myanmar".

"Và khủng khiếp hơn, một thiếu nữ còn cho rằng cô sẽ tự thiêu hơn là hồi hương, vì vậy rõ ràng là những người nầy không cảm thấy tin tưởng chút nào nếu họ phải trở lại Myanmar", Helen Szoke.

Trong khi đó, Phó chủ tịch Cộng đồng Người Rohingya tại Úc là ông Khin Win nói rằng ông đã viếng thăm một trại tỵ nạn tại Bangladesh hồi tháng 11 để chứng kiến tận mắt những gì xảy ra.
"Mọi phương cách tốt nhất của Liên hiệp quốc trong việc đối phó với tình trạng nhân đạo, là những gì cần thiết phải thực hiện", Helen Szoke.
Ông cho biết có ít tin tức về các điều kiện trong thỏa ước giữa Bangladesh và Myanmar.

"Mọi người nghĩ rằng ngay cả khi họ trở về quê hương, đó cũng không phải là nơi an toàn và hồi hương sẽ không dễ dàng, do họ đã mất hết đất đai, nhà cửa, gia đình rồi mọi thứ khác".

"Họ sẽ trở về bằng cách nào và về nơi đâu? Thỏa thuận nào mà họ có được? Ai chịu trách nhiệm trong việc nầy? Nay ngay chính họ cũng cảm thấy phân vân và lẩn lộn về sự thỏa thuận và họ muốn biết thật rõ ràng".

"Vào lúc nầy, ngay cảc cộng đồng của chúng tôi cũng chẳng biết được việc hồi hương sẽ an toàn cho họ như thế nào, khi trở lại Miến Điện", Khin Win.

Bà Helen Szoke nói rằng Liên hiệp quốc giữ một vai trò quan trọng trong việc thương thảo các sắp xếp để hồi hương an toàn.

Bà cho biết nếu có việc hồi hương từ từ về Rakhine và do một tổ chức trung lập giám sát sẽ là chiuyện cần thiết để xây dựng niềm tin là người Rohingya có thể sống trong yên bình.

Về phần mình ông Win cho rằng, việc dính líu của Liên hiệp quốc là một vấn đề then chốt.

"Dĩ nhiên Liên hiệp quốc giữ vai trò hết sức quan trọng và chúng tôi cũng tin tưởng vào Liên hiệp quốc với mức độ cao, do họ luôn luôn cố gắng làm mọi chuyện tốt nhất, khi lo lắng cho mọi người".

"Chắc chắn nếu Liên hiệp quốc có dính líu một cách chặt chẽ, thì chúng tôi nghĩ có thể nói là có đôi chút an toàn, thế nhưng việc nầy phải là chính Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ nữa, như Ân xá quốc tế chẳng hạn, nếu họ có thể can thiệp trong hoàn cảnh nầy, thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp", Helen Szoke.

Tổ chức Oxfam kêu gọi nhà cầm quyền Myanmar hãy hành động để chấm dứt bạo động và hãy hoàn thành các đề nghị trong phúc trình của Ủy ban về chuyện Rakhine.

Việc đó bao gồm một cam kết là mọi người trên đất nước Myanmar đều có quyền bình đẳng ngang nhau.

Tiến sĩ Szoke cho rằng việc can dự của Liên hiệp quốc và quan sát viên độc lập luôn là điều thiết yếu cho tiến trình, cùng sự cộng tác của các tổ chức là điều thiết yếu.

"Nhu cầu cho các chính phủ là sẳn sàng hành động, không chỉ có các quan sát viên có mặt tại chỗ, mà còn là việc đối phó với những quan ngại đã được nêu lên".

"Mọi phương cách tốt nhất của Liên hiệp quốc trong việc đối phó với tình trạng nhân đạo, là những gì cần thiết phải thực hiện", Helen Szoke.

Chính phủ Úc đóng góp 30 triệu đô la cho giai đoạn đầu tiên trong việc đáp ứng nhân đạo, theo lời kêu gọi của Liên hiệp quốc.

Thế nhưng tiến sĩ Szoke hiện thúc giục các quốc gia và tổ chức hiến tặng nên ủng hộ cho các nhu cầu dài hạn của người dân Rohingya.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share