Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông để ngõ các cuộc thương thuyết thế nhưng Tổng Thống Iran Hassan Rouhani nói rằng quốc gia của ông có thể trông cậy vào sự hỗ trợ kinh tế của Nga và Trung quốc.
Ba tháng sau khi Hoa kỳ rút khỏi hiệp ước quốc tế về nguyên tử của Iran, Tổng thống Donald Trump lại áp đặt một số các biện pháp cấm vận lên quốc gia nầy.
Đổ lỗi cho hiệp ước nguyên tử là ‘khủng khiếp’ và ‘một chiều, ông nhấn mạnh rằng chính phủ của ông sẽ thiết lập trở lại các biện pháp cấm vận.
Hoa kỳ hiện nhắm vào việc cắt đứt việc tiếp cận cảc tài nguyên của nhà lãnh đạo Iran.
Cố vấn an ninh của Tòa Bạch Ốc là ông John Bolton cho Fox News biết rằng, nếu Iran muốn tránh bị cấm vận, nước nầy nên chấp nhận đề nghị thương thuyết của Tổng thống Trump.
“Họ có thể chấp nhận đề nghị của Tổng thống để thương thuyết, khi hủy bỏ các chương trình hỏa tiễn đạn đạo và chế tạo vũ khí nguyên tử một cách toàn vẹn và thực sự có thể kiểm chứng được, chứ không phải theo những ngôn từ mơ hồ trong thỏa ước nguyên tử Iran, mà thực sự không hài lòng chút nào cả, cũng như chấm dứt việc ủng hộ khủng bố quốc tế, bãi bỏ các hoạt động quân sự trong vùng".
"Đây là một giải pháp đầy đủ và Tổng thống đã nói chuyện với một số các nhà lãnh đạo Âu châu về chuyện nầy. Nếu Iran thực sự có thái độ nghiêm chỉnh, họ nên tham gia thảo luận tại bàn hội nghị”, John Bolton.
Thế nhưng Tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani vẫn cương quyết, khi cho rằng không có điểm nào trong việc tái áp đặt biện pháp cấm vận của Mỹ, trong khi đồng thời lại kêu gọi thương thuyết.
“Thương thuyết và cấm vận cùng một lúc là vô nghĩa. Nếu có ai đứng trước một kẻ thù và giơ dao ra đe dọa rồi lại muốn nói chuyện, sự đáp ứng là ông ta đầu tiên nên bỏ con dao vô túi và đến bàn hội nghị một cách hợp lý”.
Chủ tịch toàn quốc Hiệp hội Hoa kỳ-Iran là ôngTrita Parsi là tác giả của quyển sách ‘Thua trận kẻ thù’, trong đó nói về cuộc thương thuyết vể hiệp ước nguyên tử dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Tiến sĩ Parsi cho rằng, nhà lãnh đạo Iran có thể thương thuyết, thế nhưng chỉ khi nào nếu việc nầy và lúc nào có lợi cho họ.
“Khi chúng ta nhìn vào kiểu mẫu của Iran trong quá khứ, họ chỉ đến bàn hội nghị khi cảm thấy đang ở thế mạnh".
"Vì vậy tôi nghi ngờ rằng nếu họ chịu thương thuyết, thì việc nầy chỉ xảy ra sau khi họ leo thang các vấn đề khác, có thể là các vấn đề nguyên tử hay là những vấn đề trong vùng”, Trita Parsi.
Thế nhưng tiến sĩ Parsi tin rằng, cố gắng của Tổng thống Trump được xem là một nhà thương thuyết giỏi giang, có thể mang ông ta, chứ không phải Ngoại trưởng Pompeo, đến bàn hội nghị và Iran có lý do để thủ lợi.
“Tôi nghĩ Iran nhìn nhận rằng chính ông Trump, chứ chẳng phải ông Bolton và chắc chắn cũng không phải là ông Pompeo, mà chính ông Trump có lẽ là người quan tâm nhất, bởi vì ông muốn được xem là người có tài thương thuyết".
"Nếu Iran thực sự muốn thử nghiệm, thì chuyện nầy sẽ tạo nên sự chia rẽ với Á rập Saudi, Israel, Tiểu vương quốc Ả rập và Hoa kỳ hiện nay, khi 3 quốc gia đó luôn đẩy mạnh Mỹ phải có đường lối cứng rắn đối với Iran".
"Các nước nầy luôn luôn nghi ngờ về bất cứ cuộc đối thoại Mỹ-Iran. Vì vậy nếu Iran chấp nhận đề nghị của ông Trump, tôi nghĩ nó thực sự có ảnh hưởng tiêu cực cho Liên Minh, một điều mà chính phủ Tehran có lẽ muốn như vậy”, Trita Parsi.
Ông Trump nói rằng, chính sách của Mỹ là tạo áp lực lớn lao về kinh tế lên Iran.
Ông thúc giục mọi nước hãy có những bước để Iran đối diện với một chọn lựa, giữa việc thay đổi về những gì ông gọi là ‘thái độ đe dọa, đường hướng bất ổn’ hay tiếp tục đi theo con đường cô lập về kinh tế.
"Nó cũng cấm các nhân viên Âu châu trong việc tuân thủ với các biện pháp cấm vận đó”, Mina Andreeva.
Việc cấm vận sẽ ảnh hưởng đến ngành mậu dịch bằng vàng hay kim loại quí, việc bán hay chuyển nhượng các kim loại then chốt khác, các chuyển ngân liên quan đến tiền tệ của Iran, việc mua hay thủ đắc đồng Mỹ kim và ngành tự động hoá của Iran.
Vào ngày 4 tháng 11, các biện pháp cấm vận gắt gao hơn sẽ có hiệu lực, nhắm vào dầu hỏa và ngân hàng Trung Ương của Iran, trong số các biện pháp khác.
Thế nhưng phân tích gia về vấn đề toàn cầu của Mỹ là ông Max Boot cho đài CNN biết rằng, ông không tin là chính sách của chính phủ Trump được chuẩn bị kỹ càng.
“Đối với tôi, quả là không rõ ràng khi chính phủ Trump có bất cứ kế hoạch nào, trong việc chuyển các biện pháp cấm vận thành một thỏa thuận thực sự, vốn có thể chấm dứt chương trình nguyên tử của Iran đến một mức mà họ đã kết thúc với hiệp ước, mà ông Trump đã xé bỏ mấy tháng trước, theo đó Iran hủy bỏ đến 97 phần trăm các vật liệu nguyên tử".
"Vào lúc nầy, tôi nghĩ chiến thuật của ông Trump chỉ là cấm vận đơn phương, những lời lẽ nghiêm khắc trên trang tweet rồi hy vọng rất nhiều, và tôi không nghĩ chuyện nầy sẽ thành công”, Max Boot.
Trong khi đó, Liên Âu sẽ kích hoạt biện pháp nhằm bảo vệ cho các công ty Âu châu, khỏi bị ảnh hưởng của vụ cấm vận.
Nữ phát ngôn nhân Ủy hội Âu châu là bà Mina Andreeva giải thích, biện pháp nầy hoạt động ra sao.
“Những gì tôi có thể nói về tình trạng ‘blocking statute’ nhằm tìm cách che chở cho các công ty Âu châu tránh các biện pháp chế tài của Mỹ, một khi việc nầy có hiệu lực".
"Nó sẽ cho phép Âu châu có thể phục hồi các tổn hại từ việc cấm vận của Mỹ và vô hiệu hóa việc cấm vận tại Âu châu về bất cứ phán quyết của tòa án na5o dựa trên chuyện nầy".
"Nó cũng cấm các nhân viên Âu châu trong việc tuân thủ với các biện pháp cấm vận đó”, Mina Andreeva.
Các Ngoại trưởng Âu châu cho biết, họ cảm thắy tiếc nuối sâu xa với quyết định của Mỹ.
Liên Âu trong một thông cáo cho rằng, hiệp ước nguyên tử Iran năm 2015 vẫn hoạt động tốt và mang lại mục tiêu là giới hạn chương trình nguyên tử của Iran.
Liên Âu mô tả thỏa ước nầy là ‘thiết yếu cho nền an ninh Âu châu’, cho khu vực và cả thế giới.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại