Kế hoạch toàn quốc chống nô lệ thời hiện đại

Australian Border Force Commissioner Michael Outram (AAP

Australian Border Force Commissioner Michael Outram (AAP Source: AAP

Các doanh nghiệp Úc cần làm nhiều hơn nữa để chống lại tình trạng nô lệ thời hiện đại, bằng các quan tâm nhiều hơn đến chuỗi dây chuyền cung cấp hàng hoá cho họ. Lời kêu gọi nầy được nêu lên trong Ngày Quốc tế Nhân quyền, do một chuyên gia về đạo đức của doanh nghiệp và trách nhiệm công ty, thuộc đại học RMIT ở Melbourne phát động.


Hàng năm các doanh nghiệp lớn tại Úc, đều được yêu cầu công bố các văn bản chống lại vấn đề nô lệ trong thời hiện đại, mà Liên Hiệp Quốc ước lượng ảnh hưởng đến hơn 40 triệu người.

Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp và Nhân quyền tại đại học RMIT ở Melbourne, tiến sĩ Shelley Marshall cho biết, Úc hiện có nhiều tiến triển thế nhưng vẫn còn đứng sau một số nước trong khối OECD.

Bà lấy thí dụ như Woolsworths, đã xác định 332 nhà cung cấp trái cây và rau cải Úc, trong chuỗi cung cấp của họ, trong đó các nhân viên có nguy cơ làm việc trong điều kiện gần giống như nô lệ.

Tiến sĩ Marshall nói rằng, trong khi đây là bước đầu tốt đẹp, thì các công ty cần cho thấy họ có thể hành động dựa trên các nhận xét đó.

“Quả là tuyệt vời khi có sự minh bạch về chuyện nầy, thế nhưng nó lại cho thấy một khoảng cách khá lớn về sự hiểu biết của các công ty, cũng như hành động của họ liên quan đến việc sửa chữa các sự kiện sai trái”, Shelley Marshall.

Được biết chính phủ liên bang đã công bố kế hoạch toàn quốc trong 5 năm, nhằm chống lại chế độ nô lệ trong thời hiện đại, gồm có lao động cưỡng bách, hôn nhân dưới tuổi cho phép hay tảo hôn và nạn buôn người.

Thứ trưởng về An toàn Cộng đồng Jason Wood nói rằng, một ngân khoản trị giá 10,6 triệu đô la được cấp để bảo đảm rằng, các doanh nghiệp tuân thủ với luật lệ nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ trong chuỗi cung ứng hàng hoá và để bảo vệ các nạn nhân.

“Liên Hiệp Quốc ước lượng có hơn 40 triệu người bị kẹt trong tình trạng nô lệ thời hiện đại, đa số là trong các chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu".

"Đơn giản là chuyện nô lệ thời nay là không chấp nhận được và như tôi luôn nói với tư cách là một cựu cảnh sát, đó là một trọng tội”, Jason Wood.

Được biết một phần của ngân khoản, sẽ cấp cho một toán đặc biệt của lực lượng Bảo vệ Biên giới Úc Châu.

Ủy viên thuộc Lực lượng nầy là ông Michael Outram nói rằng, đại dịch làm gia tăng các yếu tố gây nguy cơ cho nạn nô lệ thời hiện đại

“Thực tế đáng buồn của nô lệ thời hiện đại, đó là một tội ác xảy ra trên khắp thế giới và không có quốc gia nào hay chuỗi cung ứng hàng hoá nào tránh khỏi".

"Vì lý do nầy, chìa khóa cho việc chống lại tội ác một cách hữu hiệu là sự cộng tác, chia sẻ thông tin và hiểu biết, cùng nhau hành động".

"Chúng ta sẽ tiếp tục cung cấp việc xây dựng và trợ giúp kỹ thuật cho các quốc gia trong vùng, để tăng cường khung cảnh luật pháp và chính sách, đối phó với nạn nô lệ thời hiện đại”, Michael Outram.
"Hãy xem xét thật kỹ càng các điều khoản lập pháp và những cách mà chúng, không thực sự mang lại lợi ích cho mọi người trong xã hội của chúng ta”, Shelley Marshall.
Tiến sĩ Shelley Marshall cũng nói rằng, các tiêu chuẩn lao động là một phần chính yếu của nhân quyền và đại dịch cho thấy có nhiều khiếm khuyết trong lực lượng lao động tại Úc.

“Các điều kiện được đưa ra trong đầu năm nay là thiếu việc cho phép công nhân nghỉ bệnh, người chăm sóc thiếu thời gian nghỉ ngơi, tình trạng bất an trong công việc và việc nầy diễn ra trong khắp lực lượng lao động Úc, đã gây nhiều chú ý và tôi thực sự đau lòng".

"Tôi nghĩ, các chương trình JobKeeper và JobSeeker đã nêu bật việc nới rộng các chương trình đã có, theo đó chúng ta hỗ trợ cho các công nhân khi họ mất việc, thì các trợ giúp nầy lại không đầy đủ”, Shelley Marshall.

Bà cũng hy vọng, vấn đề sẽ cho thấy được nhiều quan tâm trong năm nay, đối với những người gặp nguy hiểm có thể đứng vững và tăng cường việc giúp đỡ, qua các thay đổi về mặt luật pháp.

“Là một xã hội, chúng ta chỉ mạnh mẽ đến mức yếu nhất và dễ bị tổn thương nhất của chúng ta".

"Tôi nghĩ, chúng ta cần phải tiếp tục sự quan tâm thực sự mạnh mẽ, mà chúng ta đã thể hiện cho nhau để vượt qua đại dịch".

"Hãy xem xét thật kỹ càng các điều khoản lập pháp và những cách mà chúng, không thực sự mang lại lợi ích cho mọi người trong xã hội của chúng ta”, Shelley Marshall.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share