“Nhiều người Úc nhắm mắt làm ngơ khi đề cập đến chuyện bạo hành đối với người cao niên, họ không thấy các dấu hiệu và không nhận ra tính tình của người chăm sóc, thế nhưng khi chúng ta mở mắt ra thì chúng ta sẽ thấy tất cả”, Ủy ban Nhân quyền Úc Châu.
Ủy ban Nhân quyền Úc Châu hiện thúc giục người dân Úc hãy ngưng nghỉ và hướng về những gì cộng đồng người cao niên lên tiếng, bởi vì dường như việc lạm dụng giới cao niên đang gia tăng trong mùa đại dịch COVID-19.
Ủy ban nói rằng, không chỉ nghe là đủ mà chúng ta cần lắng nghe thường xuyên hơn và việc lạm dụng có thể là chuyện đánh đập thể xác.
“Đầu tiên anh ta lên giọng với tôi, rồi la hét vào mặt tôi".
"Tôi chắc chắn anh ta không muốn trở nên hung dữ với tôi, nhưng anh ta làm tôi hơi sợ và tôi không hề lâm vào tình trạng nầy với con gái tôi”, Ủy ban Nhân quyền Úc Châu.
Ngoài ra chuyện lạm dụng còn có thể là vấn đề tâm lý nữa.
“Anh ta nói tôi là một gánh nặng và tôi làm cho cuộc sống của họ thêm khổ sở".
"Nếu tôi không thay đổi chúc thư, thì tôi có thể không thấy được mấy đứa cháu của tôi lần nữa".
"Thế nhưng trường hợp nầy nó là con trai tôi, tôi chẳng biết mình đã làm gì sai hay không?”, Ủy ban Nhân quyền Úc Châu.
Sau cùng, vấn đề lạm dụng còn do chuyện tài chính nữa.
“Nó nói, con sẽ lấy tiền của mẹ, tôi đưa cho nó thẻ ngân hàng vì nó là con tôi".
'Còn cô chăm sóc nói sẽ đến ngân hàng giùm tôi và rút tiền mặt cho tôi, sau đó tôi được điện thoại của quản lý ngân hàng, tôi không thể tin vào những gì cô ta đã nói với tôi”, Ủy ban Nhân quyền Úc Châu.
Cũng có các hình thức lạm dụng khác nữa, bao gồm chuyện liên quan đến tình cảm, lạm dụng tình dục và làm ngơ.
Ông Russell Westacott là giám đốc tại Dịch vụ về Quyền của các Bậc Cao Niên.
Ông cho biết mỗi năm có khoảng 700 người đến để báo cáo về chuyện các vị cao niên bị lạm dụng và con số đó gia tăng năm nầy qua năm khác.
Ông nói rằng, họ tiếp cận khoảng 10 phần trăm các vụ lạm dụng đối với các bậc cao niên.
“Tại New South Wales, nếu có một triệu rưỡi các vị cao niên, điều đó có nghĩa là 150 ngàn người hiện trải qua sự lạm dụng hay đánh đập người cao niên tại bất cứ thời điểm nào”, Russell Westacott.
Vấn đề áp lực trên các con cái trưởng thành, có thể là một động lực cho việc lạm dụng các bậc cao niên về mặt tài chính và đại dịch coronavirus làm gia tăng chuyện nầy thêm nữa, tất cả tạo thành một trận bão lớn.
Ông nói rằng trong mọi hình thức lạm dụng các bậc cao niên, thì lạm dụng tài chính là chuyện thường thấy nhất, mặc dù không dễ gì để xác định đối với những người đã trải qua, nhưng vẫn có các cách để bảo vệ.
“Hình thức thông thường nhất trong việc lạm dụng người cao niên, là các con cháu trưởng thành tìm cách mượn tiền".
"Ngay cả mọi việc được ghi lên đằng sau của một phong bì, chuyện đó vẫn tốt hơn là không có gì, khi quí vị đến một luật sư nói về tình trạng ra sao".
"Luật sư sẽ đóng góp về câu chuyện, nếu mối quan hệ trở nên chua cay, thì ít nhất có một ít thông tin về việc, ai nhận số tiền và mức độ của số tiền nầy”, Russell Westacott.
Trong khi đó, giám đốc Trung tâm Trợ giúp Luật pháp Cộng đồng Phía đông là ông Michael Smith nói rằng, ông chứng kiến việc lạm dụng về tài chính gia tăng trong 6 tháng qua.
Còn về khía cạnh luật pháp, không có thỏa hiệp nào trong gia đình có thể giới hạn việc nầy cả.
“Có một cụ bà đến gặp chúng tôi và câu chuyện căn bản là con trai của cụ gặp khó khăn tài chính, vì vậy bà bán nhà và cho mượn số tiền cho con trai để xây nhà, với một granny flat ở đàng sau".
"Họ chẳng có một thỏa thuận nào trên giấy mực và mọi chuyện ổn thoả trong một thời gian".
"Thế nhưng khi có vấn đề và bà cụ phải dọn ra, rồi bà phải sống trong một căn lều và sau đó là một caravan, không bao giờ được bước chân vào granny flat nữa".
"Vì vậy mối quan hệ mẹ con không còn nữa, bà mất hết tiền để dành trọn đời và người con trai chiếm trọn”, Michael Smith.
"Họ nói cần cả một làng để nuôi dưỡng một đứa trẻ, còn tôi cho rằng cần cả một cộng đồng để bảo vệ một vị cao niên”, Kay Patterson.
Đối với giới cao niên, các thách thức liên quan đến đại dịch coronavirus, đã tăng thêm một mức độ nguy cơ cho việc vi phạm nhân quyền, vốn thường bị bỏ qua.
Ủy viên Chống Kỳ thị Tuổi Tác là tiến sĩ Kay Patterson cho biết, bà nói chuyện với những người chịu trách nhiệm về các đường giây trợ giúp của tiểu bang, thì các báo cáo về lạm dụng các vị cao niên, gia tăng trong thời điểm khó khăn nầy.
“Một trong các vấn đề là các cụ ngày càng không đến gặp bác sĩ mà thường khám bệnh qua điện thoại, vì vậy chẳng có cơ hội nói chuyện với những người tín nhiệm, do đó họ thường giấu mọi chuyện".
"Vấn đề khác là có nhiều áp lực từ gia đình, con trai con gái mất việc và trở về sống với mẹ".
"Chúng chẳng trả được tiền thuê nhà và nếu bà có tiền thì chúng hỏi mượn trong thời buổi khó khăn nầy".
"Chuyện khác nữa là áp lực từ việc cách ly, COVID-19 đã tạo nên nhiều áp lực và gia tăng trong cuộc sống của người cao niên”, Kay Patterson.
Việc lạm dụng người cao niên thường xảy ra trong phạm vi gia đình và thường không được báo cáo, bởi vì các vị cao niên không muốn làm lớn chuyện.
Giám đốc của Trung tâm Luật pháp Miền đông là ông Michael Smith cho biết.
“Tôi nghĩ không có sự quân bình về quyền hạn và những người cảm thấy như họ lợi dụng cha mẹ hay ông bà hoặc cô chú, một số người làm như vậy".
"Những người cao niên thường cảm thấy khó khăn khi đưa ra những chọn lựa, vì họ chẳng muốn gọi cảnh sát hay báo cáo về con cái họ".
"Họ muốn giữ tình cảm với con cái, vì vậy việc lạm dụng thực sự là một vấn đề cần được giải quyết”, Michael Smith.
Thế nhưng Ủy viên Chống Kỳ thị Tuổi Tác là Tiến sĩ Kay Patterson nói rằng, mọi người có thể làm một chút để nâng cao nhận thức.
"Các quản thủ thư viện hay hội đồng địa phương thường khuyến khích các nhân viên thư viện, điện thoại đến các vị cao niên mượn sách, xem họ khỏe mạnh hay không".
"Nhiều người trong Quốc Hội cũng nhờ nhân viên của họ, điện thoại đến các cử tri cao tuổi để xem họ có ổn hay không".
"Tất cả chúng ta đều có thể điện thoại đến các vị cao niên, để chắc chắn là họ đều ổn".
"Với chiến dịch chúng tôi phát động về chuyện chúng ta mở mắt ra, mọi người cần mở mắt, các chính phủ địa phương, tiểu bang hay liên bang và cả cộng đồng nữa, đó là sự đáp ứng của toàn thể cộng đồng”, Kay Patterson.
Bà cho biết, có thể nhận ra một số dấu hiệu về việc lạm dụng người cao niên và việc nầy có thể cứu vãn cuộc sống của các nạn nhân.
“Họ có thể kể cho quí vị về sự kiện luật sư chẳng ai viếng thăm cả, hay họ chẳng biết chuyện gì xảy ra cho số tiền của họ, hay cảm thấy như không kiểm soát được việc gì xảy ra trong nhà".
"Hay những câu như ‘nó luôn yêu cầu tôi thay đổi di chúc’, hoặc trường hợp quí vị nhận thấy chẳng có người nào ở chung quanh, lúc đó điều thích hợp là quí vị nói cần giúp đỡ, thì luôn có sẵn sự trợ giúp".
"Họ nói cần cả một làng để nuôi dưỡng một đứa trẻ, còn tôi cho rằng cần cả một cộng đồng để bảo vệ một vị cao niên”, Kay Patterson.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại