Do đại dịch coronavirus tái định hình khung cảnh chính trị toàn cầu, nó cũng khiến cho hồ sơ vi phạm nhân quyền của Trung Quốc được bàn đến trên sân khấu của thế giới.
Từ luật an ninh toàn quốc mới tại Hong Kong cho đến việc giam giữ qui mô người Duy Ngô Nhỉ, các phúc trình mới cho thấy Trung Quốc đã mở rộng chương trình cưỡng bách lao động qui mô tại Tây Tạng.
Một phúc trình do tiến sĩ Adrian Zens cho biết, có nửa triệu công nhân tại các vùng nông thôn, đã được huấn luyện để làm việc trong các xưởng máy, tương tự như việc cưỡng bách lao động tại Tân Cương.
Bà Kyinzom Dhongdue thuộc Hội đồng Tây Tạng tại Úc nói rằng, đây không phải là vấn đề có thể xem nhẹ.
“Đây là những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong thế kỷ 21, khi hàng triệu người Tây Tạng đã bị buộc làm việc trong các trại lao động khổ sai”, Kyinzom Dhongdue.
Một chiến dịch toàn cầu hiện thu hút được nhiều người, kêu gọi Ủy ban Olympic Quốc tế IOC hãy rút lại quyết định cho phép Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông 2022, khi kể ra hồ sơ vi phạm nhân quyền của nước nầy.
Thượng nghị sĩ đảng Tự do ở Tasmania là ông Eric Abetz, thúc giục nước Úc hãy tẩy chay sự kiện nầy.
“Thế vận hội Mùa đông đến với Bắc Kinh, trong những trường hợp mà thành tích tệ hại của họ, về việc đưa thêm lãnh thổ vào của mình cụ thể là các đảo ở Biển Đông, có thể là việc phá vỡ thỏa thuận quốc tế được Liên hiệp quốc chế tài, giữa Anh và Trung Quốc liên quan đến dân chủ Hong Kong, có thể là việc đối xử với chính người dân của họ, có thể là vụ cưỡng bức mổ cướp nội tạng".
"Danh sách cứ tiếp tục dài ra, khiến quí vị phải tự đặt câu hỏi: đây có phải là loại quốc gia nên được trao uy tín và đặc quyền tổ chức Thế Vận Hội không?", Eric Abetz.
Ông nầy là thành viên của Liên hiệp các Quốc Hội về vấn đề Trung Quốc, vốn là một nhóm các nhà lập pháp quốc tế đa đảng, nhằm lên tiếng về việc các quốc gia dân chủ đến với Trung Quốc.
Ông so sánh cơ hội tuyên truyền của Trung Quốc với Thế Vận Hội Berlin năm 1936, khi cổ xúy cho chủ nghĩa Quốc Xã Đức và là một sân khấu chính trị không hơn không kém.
“Lịch sử của Thế Vận Hội năm 1936 do Đức Quốc Xã tổ chức, nên là một nhắc nhở sâu đậm về những kẻ độc tài, dùng uy tín của Thế Vận Hội cho mục đích tuyên truyền trong nước và quốc tế".
"ử dụng Thế Vận Hội chỉ để tuyên truyền khi cho rằng, ‘Hãy xem, chúng tôi là trung tâm của thế giới, mọi người trên khắp thế giới đều đến chúng tôi và mọi cặp mắt đều hướng về chúng tôi’, Eric Abetz.
Hồi đầu tháng nầy có hơn 160 nhóm tranh đấu cho nhân quyền gởi một lá thư chung đến Ủy ban Thế Vận Quốc tế IOC, thúc giục tổ chức nầy xét lại và đảo ngược quyết định cho phép Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông 2020, qua hồ sơ vi phạm nhân quyền của nước nầy.
Đây là nỗ lực phối hợp mới nhất và diễn ra khi Trung Quốc đối diện với những chỉ trích quốc tế ngày càng gia tăng về các chính sách, trong đó có việc đối xử với người Duy Ngô Nhỉ tại Tân Cương và luật an ninh mới tại Hong Kong.
Trong số các quốc gia ký tên vào là các nhóm tranh đấu cho nhân quyền thuộc Duy Ngô Nhỉ, Tây Tạng, Hong Kong và Mông Cổ, có trụ sở tại Á Châu, Âu Châu, Bắc Mỹ, Phi Châu và Úc Châu.
Trong khi đó, ông Uông Văn Bân phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án chiến dịch nầy cùng các cáo buộc.
"Một số tổ chức đã gắn kết cái gọi là các vấn đề nhân quyền với Thế Vận Hội Mùa Đông ở Bắc Kinh, là một âm mưu nhằm tạo áp lực lên phía Trung Quốc, vốn là một sai lầm khi chính trị hóa các hoạt động thể thao".
"iệc nầy vi phạm tinh thần của Hiến Chương Olympic, can thiệp và phá hoại sự phát triển nhân quyền quốc tế"
"ôm nay trùng hợp với thời điểm đếm ngược 500 ngày cho đến Thế Vận Hội Mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh".
"Tổ chức Thế Vận Hội nầy là một đóng góp quan trọng khác của Trung Quốc vào phong trào Olympic Quốc tế”, Uông Văn Bân.
"Khi quí vị thấy các doanh nghiệp Trung Quốc ủng hộ Thế Vận Hội, lúc quí vị thấy họ thực sự chơi các môn thể thao mùa đông và khuyến khích trẻ em quen thuộc với các môn thể thao nầy, rồi khi nhìn thấy các kiến trúc xây dựng, thì lúc đó quí vị sẽ cảm nhận được nhiều ấn tượng”, Thomas Bach.
Trong khi đó, dân biểu liên bang đảng Tự do thuộc đơn vị Wentworth là ông Dave Shama nói rằng, khi các quốc gia tổ chức Olympic thì họ trở nên mục tiêu cho những vụ chỉ trích công khai, thế nhưng ông do dự khi liên kết thể thao với chính trị.
“Tôi nghĩ, rõ ràng có một nguy cơ về việc một quốc gia tổ chức Thế Vận Hội, lại dùng việc nầy là một công cụ tuyên truyền, hoặc một chiến thắng về mặt nầy".
"Thế nhưng tôi cũng nghĩ rằng, có những điểm tích cực đáng kể trong việc nầy".
"Quí vị nhớ lại Trung Quốc đã tổ chức Thế Vận Hội hồi năm 2008, với hệ thống chính trị tương tự hồi đó, cũng giống như hiện nay”, Dave Shama.
Với chỉ còn 500 ngày là đến Thế Vận Hội Mùa Đông tại Bắc Kinh, Chủ tịch IOC là ông Thomas Bach ca ngợi lòng nhiệt thành của Trung Quốc, khi tổ chức sự kiện nầy và cũng nêu bật tiến trình sôi động của nước nầy trong việc chuẩn bị.
"Đó sẽ là một sự kiện lịch sử, bởi vì Bắc Kinh sẽ là thành phố đầu tiên tổ chức vừa Thế Vận Hội Mùa Hè và Thế Vận Hội Mùa Đông".
"Đây là chuyện đáng kể, cho toàn thể phong trào Olympic".
"Người Hoa hiện gắn kết với cơ hội nầy, khi làm quen với các môn thể thao mùa đông với thời gian kỷ lục".
"Nơi nầy sẽ tổ chức thành công Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022, để ghi vào lịch sử Thế Vận”, Thomas Bach.
Ông cũng ca ngợi mức độ phấn khởi ngày càng gia tăng trong dân chúng địa phương và các kiến trúc hạ tầng cơ sở.
“Có hơn 800 ngàn người Hoa ghi tên làm tình nguyện viên".
"Khi quí vị thấy các doanh nghiệp Trung Quốc ủng hộ Thế Vận Hội, lúc quí vị thấy họ thực sự chơi các môn thể thao mùa đông và khuyến khích trẻ em quen thuộc với các môn thể thao nầy, rồi khi nhìn thấy các kiến trúc xây dựng, thì lúc đó quí vị sẽ cảm nhận được nhiều ấn tượng”, Thomas Bach.
Được biết Thế Vận Hội Mùa Đông dự trù khai mạc vào ngày 4 tháng 2 năm 2022 và sẽ tranh tài trong 17 ngày.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại