Huy chương Anh Dũng Úc Châu được trao cho các hành động can đảm của những người can đảm dấn thân để bảo vệ người khác trong một tình huống không phải là trong chiến tranh.
Ông Troy Glover vui hưởng khoảnh khắc ngoài trời cùng bạn bè và gia đình trên hai chiếc thuyền trên sông Mary ở lãnh thổ Bắc Úc, thì một cơn bão dữ dội ập đến.
“Một trong các chiếc thuyền bị lật úp hoàn toàn, và dường như nó bị nước cuốn trôi đi. Có một số người trên thuyền đó, vợ tôi và Toni đều bị kẹt bên dưới chiếc thuyền”.
Có khoảng 6 hay 7 con cá sấu lượn quanh chiếc thuyền, trước khi tai nạn xảy ra.
Thế nhưng bất chấp sự an toàn cá nhân, người thợ xây dựng đã nhảy ngay xuống nước và tìm cách bơi đến những người phụ nữ.
“Tôi sắp sửa nhảy xuống nước lần nữa khi vợ tôi nổi lên. Trong vòng một phút. Chúng tôi nhận thấy Toni nổi lềnh bềnh ở một khoảng xa mặt úp xuống nước”.
Bạn ông là Phil Abram và Mick Jerram đang câu cá trên chiếc thuyền độc mộc của họ, chứng kiến chiếc thuyền bị lật úp.
Trong trận mưa xối xả và cơn giông gió mù mịt, họ bơi ngay đến để kéo bà Toni Forder lên chiếc thuyền của họ.
“Đối với tôi Phil là một người thực sự can đảm, anh ta nhảy ngay xuống nước và bơi về phía Toni, trong lúc cô ta ở khoảng cách độ 100 mét, còn mặt nước đầy những con cá sấu rất lớn".
"Mick nhảy trở lại thuyền và ôm lấy chiếc thuyền, khi tôi thấy Phil và Mick gặp trở ngại đưa Toni lên thuyền, tôi cũng lặn một hơi và bơi đến chiếc thuyền nhỏ để giúp kéo Toni lên thuyền”, Phil Abram.
Ông Jerram bắt đầu dùng phương pháp hô hấp nhân tạo ngay lập tức và quyết định đưa ngay nạn nhân lên bờ, cách đó khoảng 40 phút.
Tại bờ sông, các nhân viên cứu thương dùng phương pháp kích thích tim và phổi, thế nhưng người mẹ có hai con không hồi tỉnh và qua đời.
Với lòng dũng cảm của họ vào một ngày trong tháng 10, ông Abram và Jerram đã được ân thưởng Huy chương Anh Dũng và ông Glover một Bằng Khen Thưởng vì Hành Vi Dũng Cảm.
Ông Glover 53 tuổi luôn nghĩ đến gia đình của bà Forder và làm cách nào để các thảm cảnh tương tự có thể ngăn tránh được.
“Những gì chúng tôi lẽ ra muốn thấy qua chuyện nầy là tình trạng thiếu an toàn cho các thuyền, vì vậy đó là điều không thể nào xảy ra được nữa”.
Có hai người khác cũng được khen thưởng vì lòng dũng cảm, khi tìm cách cứu được hai em bé người Việt từ ngoài biển, khi hai em nầy bị sóng cuốn hút xuống đáy, tại New South Wales hồi 27 năm trước.
Bà Helen Evans và người sống chung cũ là Gerald Woodward nhận ra hai em bé gặp nguy khốn tại Surf Beach hồi năm 1991.
Họ nhảy ngay xuống biển và tìm cách cứu hai em bé.
“Cậu bé mà tôi cứu được là 6 tuổi, nhưng có sức mạnh như một người lớn dưới nước. Nó rất hoảng loạn và lúc nào cũng tìm cách leo lên người tôi, rồi đè tôi xuống nước”.
Lúc đó trong tuổi 20, bà tìm cách dìu cậu bé lên một mỏm đá, thế nhưng họ nhanh chóng bị các lượn sóng to cuốn đi.
Cuối cùng họ cũng vào được đến bờ.
“Gerald lúc nào cũng ở sau lưng tôi với cậu bé mà anh cứu. Chúng tôi nói với những người trượt sóng rằng, còn có một cậu bé nữa ở đàng kia, thế nhưng họ không bơi ra vì sóng quá lớn”.
“Một trong những chuyện chúng tôi nhớ lại, là tôi hoàn toàn hãnh diện về mọi chuyện đã làm, khi tôi nghĩ về chuyện đó, tôi sẽ không thay đổi một điều gì cả. Vì vậy tôi có thể suy nghĩ thực sự nhanh chóng và lại rất bình tĩnh”, John McLeod.
Thế nhưng một cậu bé thứ ba bị chết đuối.
Gần 30 năm sau, bà Evans vẫn giữa tấm thiệp ghi hàng chữ Cảm Ơn khi hai cậu bé bà cứu sống đã gửi đến.
Trong khi đó, ông Domenic Chimirri cũng được ghi nhận lòng dũng cảm khi cứu sống được một mạng người.
Ông nẩy 65 tuổi, được ca ngợi về lòng dũng cảm khi ông xông vào một ngôi nhà đang cháy, sau khi nghe tiếng gọi giúp đỡ.
“Tôi đi qua 3 phòng và cuối cùng tìm thấy bà ta cuộn người trong một góc phòng, bà ta hơi do dự một chút khi đi theo tôi do rất sợ hãi".
"Đó là một bà cụ người Ý, vì vậy tôi nói tiếng Ý với bà để bà yên lòng".
"Tôi dìu bà đi qua các đống lửa và đưa bà ra ngoài”, Domenic Chimirri.
Thế nhưng mọi chuyện không kết thúc ở đây.
Ông trở lại tòa nhà để xem, còn có ai bị kẹt trong đó không.
Một lính cứu hỏa với 30 năm kinh nghiệm sau đó cho ông biết, người nầy hết sức kinh ngạc trước một người dám xông vào ngôi nhà đầy nghẹt khói và chẳng có một thiết bị để thở nào cả.
“Tôi không cảm thấy sợ hãi cho tính mạng mình, một khi tôi nghe tiếng kêu của bà ta, quí vị biết chuyện đó hầu như là tự động khiến tôi xông vào”.
Trong khi đó, một tình nguyện viên thuộc Cơ quan Cứu hỏa Nông thôn là ông John McLeod nhảy vào ngôi nhà láng diềng đang bắt lửa tại Mount Helen ở Victoria.
Một người đàn ông và vợ ông ta bị bất tỉnh bị kẹt trong mái nhà bằng kính, chung quanh đầy khói độc đen ngòm.
Trước khi nhân viên cấp cứu đến nơi, ông nầy tìm một cái thang leo lên và tìm cách buộc vào người phụ nữ, để từ từ đưa bà nầy xuống đất.
“Một trong những chuyện chúng tôi nhớ lại, là tôi hoàn toàn hãnh diện về mọi chuyện đã làm, khi tôi nghĩ về chuyện đó, tôi sẽ không thay đổi một điều gì cả. Vì vậy tôi có thể suy nghĩ thực sự nhanh chóng và lại rất bình tĩnh”, John McLeod.
Tổng toàn quyền Sir Peter Cosgrove cho biết, tất cả những người dũng cảm nói trên được ân thưởng, là một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại