Sohan Senanayake có mặt tại trạm xe lửa Melbourne để đến chỗ làm, vào một ngày trong tháng 7 năm 2013, khi một phụ nữ ngã xuống đường tàu xe lửa.
Khi chẳng có ai để ý, ông Senanayake tự mình giải quyết vấn đề.
“Tôi nhìn lên biển báo, thì biết được xe lửa sẽ đến trong vòng một phút, vì vậy máu nóng bốc lên trong người và tôi nhảy xuống đường tàu".
"Tôi tìm xem bà còn tỉnh hay không, thế nhưng bà đã bất tỉnh".
"Sau đó một người đàn ông khác là Laurence Deal, cũng nhảy xuống và cùng nhau, chúng tôi đưa bà lên khỏi đường tàu".
"Mọi chuyện tôi đoán, có lẽ xảy ra trong nửa phút mà thôi”, Sohan Senanayake.
Hành động của họ được máy quay phim của hệ thống truyền hình trực tuyến tức CCTV ghi nhận được, cả hai ông Senanayake và Deal hiện được vinh danh, với giải thưởng Người Úc Anh Hùng.
Huy chương nây nhằm trao tặng cho những người đã có những hành động quả cảm, trong những tình huống nguy hiểm nhất.
Ông Senanayake cho biết, ông chỉ hành động theo bản năng mà thôi.
“Tôi cảm thấy mạng sống của mỗi con người đều quan trọng cả và đó là một trực giác, khiến tôi nhảy xuống đường tàu và tìm cách kéo bà ta lên, bởi vì tôi không chắc xe lửa có dừng lại kịp lúc hay không".
"Tôi nghĩ đó là một mạng người và tôi phải làm một việc gì mới được”, Sohan Senanayake nói.
Ông cũng cho biết cảm thấy vinh dự, khi nhận được chiếc huy chương.
“Tôi cảm thấy thực sự vinh dự và hết sức cảm động, thế nhưng có nhiều người có các hành động can đảm khác".
"Đó là tôi chỉ vì tôi được nhìn thấy trên hệ thống truyền hình trực tuyến CCTV và mọi người thấy được chuyện nầy, đó là lý do vì sao tôi được huy chương, thế nhưng có rất nhiều người mỗi ngày đều có những hành động anh hùng và cao cả”, Sohan Senanayake.
Trong số những người được Huy chương về sự Can Đảm năm nay, là cựu cảnh sát vên Matthew Warwick.
Vào tháng 8 năm 2011, ông nầy lúc đó là một trung sĩ cảnh sát phục vụ tại Sở Cảnh sát New South Wales, đã được gọi đến để xem xét một dụng cụ dường như là chất nổ, gắn vào người một thiếu nữ tại Sydney.
Thiếu nữ nầy là con gái của nhà tài phiệt và sau nầy là người đứng đầu Liên đoàn Bóng bầu dục Úc châu, ông Bill Pulver.
Mặc dù âm mưu tống tiền đã bị thất bại và chất nổ hoá là chỉ là chuyện hù dọa, ông Warwick nói rằng tình huống lúc đó quả thật hết sức căng thẳng.
“Quả là một tình thế độc đáo, mà tôi chưa hề gặp phải".
"Chúng tôi hết sức may mắn, khi có nhiều cảnh sát phối hợp chặt chẽ vây quanh, nên đây không phải là một hành động lẻ loi".
"Mục tiêu chính là bạn chỉ biết hết sức chú tâm vào công việc ngay tức khắc với sứ mạng như thế nào, rồi xúc tiến với mọi khả năng của bạn, cũng như dựa trên những gì được huấn luyện, để tiến hành một cách thành công”, Matthew Warwick nói.
Nay ông nầy về hưu và ông nói rằng, Huy chương Can Đảm vẫn mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt với ông.
“Khi quí vị được nhìn nhận về công trạng, trong số những vị thầy và những người mà quí vị cùng cộng tác, tôi rất hãnh diện và rất vinh dự, cũng như gia đình tôi rõ ràng cũng cảm thấy tương tự”, Matthew Warwick nói.
Được biết Huân chương Đảm đảm năm nay cũng nhìn nhận, ông Tori Johnson, cố chủ nhân của quán cà phê Lindt ở Sydney, khi một tay súng đơn độc cầm giữ 18 con tin hồi năm 2014.
Ông Johnson và nữ trạng sư Katrina Dawson cùng tay súng, chết tại hiện trường.
Ông đã được trao tặng Huân chương Can Đảm, do hành động quả cảm khi đối phó với tình huống hết sức nguy hiểm.
Còn bà Dawson cũng được trao tặng, Huân chương Can Đảm.
Trong khi đó, huấn luyện viên nhảy dù Antonio Rokov, cũng được nhìn nhận về lòng quả cảm của ông nầy.
Ông nầy chết trong một cú nhảy sai lạc tại Gouburn thuộc New South Wales, thế nhưng đã dùng thân mình để che chắn cho một thiếu niên, khi rơi xuống đất.
Vốn là một cựu quân nhân trong lần nhảy dù đôi vào năm 2015, khi một cơn gió mạnh bất ngờ thổi bật ông ngoài ý muốn và ông nầy cũng được trao tặng Huân chương Can Đảm.
Năm nay tổng cộng có 34 người được trao tặng huân chương cao quý này.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại