Xáo trộn tại Ý khi TổngThống bổ nhiệm Thủ Tướng không qua bầu cử

Carlo Cottarelli

Carlo Cottarelli Source: AAP

Nước Ý hiện đối phó với những xáo trộn chính trị mới sau nỗ lực của hai chính đảng thất bại trong việc thành lập chính phủ.


Tổng Thống Ý đã yêu cầu cựu kinh tế gia của Quỹ Tiền Tế Quốc Tế ra thành lập chính phủ thế nhưng người ta lo ngại chính phủ nầy sẽ không tồn tại được lâu.

Cử tri có thể phải đi bầu, sớm nhất là vào tháng 9 sắp tới.

Nước Ý không có chính phủ kể từ sau cuộc bầu cử hồi tháng 3, khi chẳng có một nhóm chính trị nào có thể thành lập được chính phủ.

Mặt trận Ngũ Tinh hay Năm Sao theo chủ nghĩa dân túy và Liên Minh Bắc phương cố gắng sát nhập lực lượng để thành lập chính phủ, thế nhưng Tổng Thống Ý là ông Sergio Mattarella phủ nhận chọn lựa của họ và cho biết, ông chọn Bộ Trưởng Tài chính do quan điểm bi quan về Âu châu của ông.

Cựu kinh tế gia làm việc cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF là ông Carlo Cottarelli, được yêu cầu thành lập một chính phủ gồm các chuyên gia, khi những thành viên chính phủ được chọn dựa trên sự hiểu biết trong lãnh vực chuyên môn của họ, cho đến khi một cuộc bầu cử mới có thể được tổ chức.

Trong thời gian xảy ra nhiều bất định, ông Cottarelli cho biết chẳng còn nhiều thời gian nữa.

"Tôi chấp nhận nhiệm vụ thành lập chính phủ như Tổng Thống yêu cầu. Là một người dân Ý, tôi rất vinh dự với trọng trách nầy và sẽ cố gắng tối đa".

"Tổng Thống đã yêu cầu tôi đến quốc hội với một kế họach để đưa nước nầy đến một cuộc bầu cử mới và tôi hy vọng sẽ trình ra danh sách các bộ trưởng lên Tổng Thống trong thời gian sớm nhất", Carlo Cottarelli.

Nếu ông Cottarelli không thể trình ra một kế hoạch trước quốc hội, bao gồm một bản ngân sách được thông qua, thì chính phủ của ông nầy sẽ từ chức cho đến khi bầu cử được tổ chức vào tháng 9.

"Điều tệ hại nhất trong tình hình hiện nay là chúng ta không thể thành lập một chính phủ, chúng ta có đa số trong quốc hội và chúng ta thất bại chỉ vì chính kiến của các ứng cử viên của chúng ta về tình hình kinh tế không theo đúng đường hướng của Tổng Thống mong muốn, đóa là điều hết sức phản dân chủ".

Mặt trận Năm Sao hiện kêu gọi quốc hội Ý hãy luận tội Tổng Thống, trong lúc cũng khuyến khích các cuộc biểu tình ôn hoà diễn ra vào thứ bảy ngày 2 tháng 6 nầy.

Các quan sát viên cho rằng, cuộc bầu cử sớm là những gì mà hai đảng dân túy mong muốn, bởi vì điều nầy sẽ cho họ một cơ hội để gia tăng mức ủng hộ.
"Đó là lý do vì sao chúng ta chứng kiến sự va chạm nầy và đó cũng là một kết quả thực sự và chính xác, là một cuộc bầu cử và hy vọng mọi người có một chọn lựa rõ ràng về một chính phủ Ý trong tương lai, một lựa chọn không phải là từ kết quả của cuộc bầu cử trước đây", Nicola Lupo.
Trong khi đó, nhiều người tại Rome chia rẽ nhau về những diễn biến chính trị mới nhất.

"Tôi bỏ phiếu cho Liên Minh Bắc phương và cảm thắy hơi bị phản bội, do tôi hy vọng vào mọi chuyện đã được loan báo, thì nay tôi cảm thấy chết lặng người đi".
"Tôi vẫn cảm thấy ngạc nhiên khi đã 80 ngày trôi qua kể từ sau cuộc bầu cử, mà một chính phủ vẫn chưa được thành lập. Chắc chắn có một khó khăn nào với cách thức bầu cử của chúng ta và hệ thống đa số nữa. Thế nhưng tôi nghĩ, trên tất cả là chuyện thông tin tin sai lạc vẫn hiện diện tại Ý. Chúng ta quên mất các yếu tố căn bản, chẳng hạn như Tổng Thống có thể hành xử quyền hạn của mình, qua việc tôn trọng Hiến Pháp".

Được biết ông Cottarelli hứa hẹn rằng, chính phủ của ông sẽ giữ được vai trò chính yếu trong Liên Âu và cả trong khu vực đồng euro.

Thế nhưng thị trường vẫn còn bị dao động rất nhiều, với viễn tượng là thái độ chống lại Âu châu sẽ xảy ra tại Ý.

Các nhà phân tích cho rằng, nền kinh tế Ý đủ sức để khiến cho toàn thể khu vực đồng euro đi vào cảnh xáo trộn, nếu Ý lâm vào cuộc khủng hoảng nợ nần.

Với khả năng cuộc bầu cử sắp tới trở thành việc bỏ phiếu cho tương lai của đồng euro, giáo sư về Công Pháp thuộc đại học Luiss là ông Nicola Lupo cho biết, các nhà đầu tư và cả Âu châu hiện theo dõi thật sát tình hình.

"Nếu lá phiếu của người dân Ý đi theo một đường hướng, khác biệt với chiều hướng mà nước Ý phải theo tùy vào thị trường và các đối tác Âu châu, dĩ nhiên là có vấn đề khó khăn trong chuyện nầy".

"Đó là lý do vì sao chúng ta chứng kiến sự va chạm nầy và đó cũng là một kết quả thực sự và chính xác, là một cuộc bầu cử và hy vọng mọi người có một chọn lựa rõ ràng về một chính phủ Ý trong tương lai, một lựa chọn không phải là từ kết quả của cuộc bầu cử trước đây", Nicola Lupo.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share