Việc nầy diễn ra khi Anh quốc cho biết kế hoạch bố trí một lực lượng Hải quân do Âu châu hướng dẫn nhằm hộ tống các tàu chở dầu qua những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới.
Các đại diện của Iran, Đức, Pháp, Anh, Trung quốc, Nga và Liên Âu đã nhóm họp tại Vienna, để thảo luận về hiệp ước nguyên tử Iran.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran là ông Seyed Abbas Araghchi, liên kết vụ tranh cãi về việc các tàu chở dầu, theo đó nhà cầm quyền Anh đã bắt giữ một chiếc tàu dầu của Iran ngoài khơi Gibralta, sau khi Iran bị cáo buộc đã vi phạm cấm vận của Liên Âu lên Syria, khi các nước họp bàn về hiệp ước nguyên tử.
“Tôi nghĩ không khí buổi họp thật xây dựng và những vụ thảo luận thật tốt đẹp".
"Tôi không thể nói là chúng tôi giải quyết mọi chuyện, thế nhưng có thể nói rằng có khá nhiều các cam kết”, Seyed Abbas Araghchi.
Phái đoàn Trung quốc với người đứng đầu tại cuộc họp Liên Âu là ông Fu Cong nói rằng, mọi bên đều bày tỏ việc chống đối chế tài đơn phương của Mỹ đối với Iran.
“Vâng có những giây phút căng thẳng, thế nhưng nói chung thì không khí buổi họp thật tốt đẹp".
"Tôi nghĩ điều đương nhiên là các nước hội viên yêu cầu Iran phải tuân thủ hoàn toàn hiệp ước, rồi phía Iran thúc giục Liên Âu và các nước hội viên, cũng phải hoàn thành về phần mình trong hiệp ước nữa”, Fu Cong.
Trước đó Liên hiệp quốc cho biết hết sức quan ngại về cuộc khủng hoảng về tàu chở dầu, trong vịnh Ba Tư và kêu gọi các bên hãy tự chế.
Việc nầy theo sau vụ Iran bắt giữ một tàu chở dầu của Anh quốc, một hành động leo thang sau 3 tháng căng thẳng và gần như lôi kéo Hoa kỳ và Iran vào một cuộc xung đột võ trang.
Nước Anh nói với Liên Hợp Quốc rằng Iran đã tịch thu tàu, là việc ‘can thiệp bất hợp pháp’.
Anh Quốc cho biết ưu tiên hàng đầu là việc xuống thang, thế nhưng việc Teheran không thể chấp nhận vận chuyển hàng hóa trong các hải lộ quốc tế, là không thể chấp nhận được
Phái đoàn của Anh tại Liên Hiệp Quốc đã gửi thư cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, khẳng định rằng một tàu chở dầu mang cờ Anh bị Iran chiếm giữ, là ở vùng lãnh hải của Oman và vụ này tạo thành việc can thiệp bất hợp pháp.
Luật pháp quốc tế yêu cầu quyền quá cảnh sẽ không bị cản trở và do đó, hành động của Iran tạo thành 'sự can thiệp bất hợp pháp'.
Bức thư cũng được gửi đến Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres.
"Những gì Mỹ đang hành động nhằm ngăn cản Iran xuất cảng dầu hỏa, là rõ ràng vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc”, Abbas Araghchi.
Phụ tá phát ngôn nhân cho ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Farhan Haq nói rằng, các sự kiện gần đây hết sức báo động.
“Ông Tổng Thư Ký nhấn mạnh đến nhu cầu các quyền hạn và bổn phận liên quan đến việc lưu thông qua eo biển và các hải phận kế cận, phù hợp với luật lệ quốc tế".
"Ông cũng thúc giục mọi bên liên hệ phải tự chế trong hành động đến mức tối đa để tránh sự gia tăng căng thẳng thêm nữa”, Farhan Haq.
Việc bắt giữ chiếc tàu chở dầu, theo sau việc Anh quốc bắt giữ một chiếc tàu chở dầu của Iran tại Gibralta một vài tuần lễ trước, do quan ngại của Anh là tàu nầy chở dầu đến Syria và như vậy vi phạm các biện pháp chế tài của Liên Âu.
Trong khi đó Iran cho rằng, hành động của Anh chẳng khác chi hoạt động của hải tặc.
Cựu Ngoại trưởng Anh quôc, ông Jeremy Hunt cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng đối với hành động này và sẽ công bố một loạt các biện pháp ngoại giao và kinh tế nhằm vào Iran
Các biện pháp có thể bao gồm việc đóng băng tài sản và Luân đôn cũng có thể thúc đẩy EU và Liên Hiệp Quốc, tái áp dụng các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ, theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015
Ông Hunt cho biết hiện có kế hoạch, nhằm bố trí một lực lượng Hải quân do Liên Âu hướng dẫn, để bảo đảm an toàn cho hải lộ qua eo biển Hormuz.
"Theo luật quốc tế, Iran không có quyền cản trở hải lộ thông thương của tàu bè, chứ không riêng gì chếc tàu nói trên".
"Vì vậy đó là một hành động cướp biển của một nước, mà Quốc hội Anh quốc không do dự gì trong việc lên án".
"Hơn nữa, vụ nầy là một vi phạm trắng trợn nguyên tắc tự do hàng hải, trên hệ thống thương mại toàn cầu và nền kinh tế thế giới lệ thuộc vào điều nầy”, Jeremy Hunt.
Ông Hunt nói rằng, Iran coi đây là một tình huống ăn miếng trả miếng, sau khi chiếc tàu của họ là Grace1 bị giam giữ tại Gibraltar.
Được biết hiệp ước nguyên tử bắt đầu gặp khó khăn, khi Mỹ rút ra khỏi hiệp ước hồi năm rồi và áp đặt chế tài mới lên Tehran.
Đáp lại, Iran mới đây đã sản xuất vượt mức hạn chế, vốn đã được đồng ý trong vấn đề tinh luyện uranium và tồn trữ thêm nhiều nguyên liệu nầy.
Ông Abbas Araghchi, một thương thuyết gia cao cấp về nguyên tử của Iran cho biết, trong tháng qua, đã có một vài tiến triển liên quan đến hoàn thành Liên Kế hoạch Hành động Toàn diện, gọi tắt là JCPOA.
“Iran có quyền xuất cảng dầu hỏa theo Liên Kế hoạch Hành động Toàn diện và bất cứ ngăn cản nào trong việc Iran xuất cảng dầu hỏa, là chống lại Kế hoạch Hành động nói trên và chống lại Nghị quyết số 2231".
"Những gì Mỹ đang hành động nhằm ngăn cản Iran xuất cảng dầu hỏa, là rõ ràng vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc”, Abbas Araghchi.
Các chuyên gia cho biết, việc nầy rút ngắn thời gian để Iran có thể chế tạo bom nguyên tử, một điều mà Iran bác bỏ thế nhưng đó là mục đích mà hiệp ước muốn ngăn cấm.
Trong khi đó, Anh quốc tiết lộ có kế hoạch bố trí một lực lượng Hải quân do Âu châu hướng dẫn, nhằm hộ tống các tàu chở dầu đi qua các hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới, đó là eo biển Hormuz, để đáp trả việc Iran bắt giữ một chiếc tàu mang cờ hiệu Anh quốc hồi đầu tháng nầy.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại