“Đây là mặt trái khủng khiếp của hiệp ước mà lẽ ra không bao giờ có, không bao giờ tạo nên, nó không mang lại sự yên ổn, không mang lại hoà bình và sẽ không bao giờ mang lại những điều tốt đẹp”.
Hồi tháng 5 năm rồi, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố như trên, khi ông rút Mỹ ra khỏi hiệp ước, vốn được các siêu cường khác ký kết vào năm 2015.
Hành động nầy của Iran được xem là phá hoại đối với Kế hoạch Hành động Toàn Diện Chung, theo đó Tehran đồng ý hạn chế đáng kể chương trình nguyên tử, để đổi lại việc bãi bỏ các cấm vận.
Hiệp ước nầy được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc phê chuẩn, không lâu sau đó.
Vào ngày 1 tháng 7 vừa qua, Ngoại trưởng Iran là ông Javad Zarif loan báo rằng, Iran nay đã sở hữu số uranium nhiều hơn số lượng hiệp ước cho phép.
Ông cho biết, Iran hành xử quyền hạn của mình do Mỹ rút ra khỏi hiệp ước và bước kế tiếp sẽ là làm giàu chất uranium, vượt xa mức độ mà hiệp ước cho phép.
“Các quốc gia Âu châu đã không giữ lời hứa, trong việc bảo vệ quyền lợi của Iran theo hiệp ước ký kết”.
Ông Zarif cho biết, Iran đã phải chờ đợi đến 60 tuần lễ sau khi Mỹ rút ra khỏi hiệp ước, để có thể làm một số việc trước khi vi phạm hiệp ước.
Việc tinh luyện uranium ngoài mức độ cho phép, sẽ đánh dấu bước đầu tiên trong một tiến trình, để cuối cùng Iran có thể có đủ chất liệu sản xuất một bom nguyên tử.
Phát ngôn nhân Stephane Dujarric cùa Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres cho biết, các nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc hiện thúc giục Iran, tiếp tục hoàn thành các cam kết về nguyên tử.
“Hành động như vậy của Cộng hòa Hồi giáo Iran không giúp duy trì được hiệp ước, không bảo vệ các quyền lợi kinh tế cho người dân Iran".
"Điều quan trọng là vấn đề nầy như các chuyện khác có liên quan đến việc hoàn thành hiệp ước, đã được đề cập đến trong Kế hoạch Hành động Toàn diện".
"Ông ta khuyến khích Cộng hòa Hồi giáo Iran tiếp tục hoàn thành các cam kết liên quan, đến theo Kế hoạch Hành động Toàn diện, khi các nước ký kết tiếp tục tìm kiếm đường hướng để vượt qua các thử thách đáng kể mà nước nầy gặp phải”, Stephane Dujarric.
"Chúng tôi tin rằng, hiệp ước giúp cho hoà bình thế giới an toàn hơn và tôi muốn thấy Iran phải tôn trọng nghĩa vụ của mình”, Theresa May.
Hành động nầy là một thử thách cho chính sách của Âu châu, sau khi các viên chức Anh, Pháp và Đức hứa hẹn sẽ phản ứng mạnh mẽ về mặt ngoại giao, nếu Iran vi phạm hiệp ước.
Israel là quốc gia từng chỉ trích Kế hoạch Hành động Toàn diện, nói rằng Âu châu nay phải cùng với Mỹ, trong việc áp đặt các biện pháp chế tài Iran.
Thủ tướng Do thái, ông Benjamin Netanyahu cho biết, Iran đã nói dối trong suốt tiến trình vừa qua.
“Các bằng chứng thêm nữa trong nay mai sẽ cho thấy Iran đã nói dối trong mọi lúc".
"Tôi xin lập lại là Israel sẽ không cho phép Iran phát triển vũ khí nguyên tử. Hôm nay tôi kêu gọi các quốc gia Âu châu hãy hậu thuẫn các cam kết của họ".
"Quí vị đã hứa hẹn sẽ hành động vào lúc Itan vi phạm thỏa ước nguyên tử, quí vị cam kết sẽ khởi động các chế tài tự động đã được đề ra tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc".
"Tôi xin nói với quí vị là hãy hành động, hãy có hành động đi”, Binjamin Netanyahu.
Thủ tướng Anh sắp mãn nhiệm, bà Theresa May tuyên bố tại cuộc họp thượng đỉnh G20 ở Osaka hồi cuối tuần qua rằng, điều quan trọng là giữ cho hiệp ước Nguyên tử Iran vẫn còn hiệu lực.
“Với căng thẳng gia tăng trong vùng Vịnh, chúng ta phải đoàn kết vì căng thẳng chẳng có lợi cho ai cả".
"Chúng ta cần sự cam kết của mọi bên, để tìm ra một giải pháp ngoại quốc cho tình hình hiện tại và chống lại hành động phá hoại của Iran".
"Đồng thời Anh quốc sẽ tiếp tục hành động với Kế hoạch Hành động Toàn diện của các quốc gia liên quan để làm mọi việc, hầu giữ cho hiệp ước nguyên tử với Iran còn hiệu lực".
"Chúng tôi tin rằng, hiệp ước giúp cho hoà bình thế giới an toàn hơn và tôi muốn thấy Iran phải tôn trọng nghĩa vụ của mình”, Theresa May.
Liệu nay có phải là lúc đã quá trễ, để hiệp ước có thể được cứu vãn hay không, thì vẫn còn là điều phải chờ xem.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại