Mối lo ngại về cuộc đối đầu giữa Iran và Hoa Kỳ ngày một gia tăng, kể từ sau các cuộc tấn công vào hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman hồi tuần trước.
Washington đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công này, nhưng Tehran phủ nhận mọi liên quan.
Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ triển khai thêm 1.000 binh sĩ tới Trung Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng hành động này là bước phòng thủ nghiêm ngặt của Hoa Kỳ.
"Chúng tôi đã gửi đi rất nhiều thông điệp, ngay cả thời điểm này, chúng tôi đã thông báo với Iran rằng Mỹ đang có mặt ở Trung Đông để ngăn chặn thái độ hung hăng của Iran. Tổng thống Trump không muốn chiến tranh và chúng tôi sẽ tiếp tục truyền đạt thông điệp đó, trong khi làm những việc cần thiết để bảo vệ lợi ích của Mỹ trong khu vực."
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Time, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ có hành động quân sự đối với Iran về vấn đề vũ khí hạt nhân.
Ông Trump nói rằng đất nước của ông đã sẵn sàng đối phó với Iran, nếu được yêu cầu.
"Chúng tôi đang quan sát Iran. Chúng tôi có rất nhiều thứ sẽ làm với Iran. Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc chiến với Iran. Chúng tôi sẽ xem coi điều gì xảy ra. Tôi muốn nhấn mạnh điều này, quân đội Mỹ đã chuẩn bị rất sẵn sàng rồi.
Thế nhưng tổng thống Iran, Hassan Rouhani vẫn bất chấp lời đe dọa này.
"Chúng tôi đã gửi đi rất nhiều thông điệp, vào thời điểm này, chúng tôi đã thông báo với Iran rằng Mỹ đang có mặt ở Trung Đông để ngăn chặn thái độ hung hăng của Iran. Tổng thống Trump không muốn chiến tranh và chúng tôi sẽ tiếp tục truyền đạt thông điệp đó, trong khi làm những việc cần thiết để bảo vệ lợi ích của Mỹ trong khu vực." Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
"Chúng tôi không gây chiến với bất kỳ quốc gia nào. Những kẻ đối đầu với chúng tôi là một nhóm các chính trị gia thiếu kinh nghiệm. Nhưng về phía chúng tôi, không chỉ là các quan chức của đất nước này, mà cả quốc gia Iran đều thống nhất trong trận chiến này ."
Mỹ vẫn duy trì chính sách kiềm chế và gây áp lực tối đa đối với Iran cho đến nay, thế nhưng các nhà lãnh đạo thế giới khác đang kêu gọi kiềm chế.
Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi lo ngại về căng thẳng leo thang.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên duy trì và thực hiện sự kiềm chế hợp lý, đồng thời không thực hiện bất kỳ hành động leo thang nào gây khó chịu, căng thẳng trong khu vực và không mở hộp Pandora cho Trung Đông. Giống như những gì tôi đã đề cập trước đó, bất kỳ hành vi đơn phương nào cũng không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Nó sẽ không giải quyết vấn đề, mà chỉ tạo ra một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn."
Khi nhắc tới việc không mở hộp Pandora", ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi muốn nhắc tới sự tích về chiếc hộp kỳ bí chứa bất hạnh, thiên tai, chiến tranh trong thần thoại Hy Lạp.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres nói rằng bất kỳ sự leo thang nào cũng có thể có tác động toàn cầu.
"Chúng ta cần tránh bất kỳ sự leo thang nào, đây là điều tối quan trọng . Tôi rất hy vọng rằng tình hình sẽ được ngăn chặn. Tôi xin nhắc lại, thế giới không cần một cuộc đối đầu lớn ở vùng Vịnh."
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel cũng tỏ ra lo lắng.
"Chúng tôi phải làm mọi cách có thể để giải quyết xung đột với Iran một cách hòa bình, đó là những gì Đức cam kết, đó là những gì bộ trưởng Ngoại giao Đức sẽ làm việc với Iran. Chúng tôi có mối liên hệ chặt chẽ với các đối tác Mỹ . Tình hình rất nghiêm trọng, nhưng chúng ta sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để gây ảnh hưởng đến tất cả các bên và trên hết là nói rõ với Iran rằng không thể làm khủng hoảng thêm tình trạng vốn đã vô cùng nghiêm trọng."
Bà Merkel và các nhà lãnh đạo châu Âu khác cũng cam kết thực hiện thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran, sau khi nước này tuyên bố sẽ phá vỡ giới hạn dự trữ uranium nếu EU không thể giúp họ gỡ bỏ lệnh trừng phạt với Hoa Kỳ.