Việc nầy diễn ra sau nhiều tháng Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump thừa nhận hiệp ước ký kết dưới thời Tổng thống Obama là quá tệ hại.
Các biện pháp cấm vận dự trù sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 11.
Hoa kỳ sẽ tái áp đặt các biện pháp cấm vận được xem là gắt gao nhất đối với Iran.
Các biện pháp nhắm vào các lãnh vực năng lượng, chuyên chở bằng tàu thủy và ngân hàng của Iran.
Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo đề ra 12 đòi hỏi mà Iran phải đáp ứng để có thể dở bỏ lệnh cấm vận.
Việc nầy bao gồm Iran phải chấm dứt việc ủng hộ khủng bố, can thiệp quân sự vào Syria và ngưng việc phát triển nguyên tử cũng như hỏa tiễn đạn đạo.
Ông Pompeo nói rằng đó là một bước tiến cần thiết.
“Biện pháp cấm vận nầy sẽ ảnh hưởng đến các khu vực thiết yếu của nền kinh tế Iran, chúng cần thiết để đưa đến những thay đổi mà chúng ta tìm kiếm trong việc nầy”.
Việc xét lại chấm dứt sự tham gia của Mỹ vào hiệp ước nguyên tử với Iran, được ký kết dưới thời Tổng thống Obama hồi năm 2015, để đổi lắy việc Iran hủy bỏ chương trình nguyên tử của họ.
Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump tranh luận rằng các điều khoản trong hiệp ước là không thể chấp nhận được, khi nó không ngăn cản Iran phát triển một chương trình hỏa tiễn đạn đạo và can thiệp vào nội tình các nước láng diềng, trong đó có Syria và Yemen.
Ông Pompeo hy vọng các biện pháp cấm vận sẽ làm thay đổi đường lối của Iran.
“Các biện pháp nhắm vào việc tước bỏ lợi tức của chế độ nầy, vốn được dùng để gieo rắc chết chóc và hủy hoại trên thế giới".
"Mục tiêu tối hậu của chúng tôi là buộc Iran phải vĩnh viễn từ bỏ các hoạt động bất hợp pháp đã ghi ghi rõ trong hồ sơ và hành xử như một quốc gia bình thường”, Mike Pompeo.
Được biết Hoa kỳ đã từ từ tái thực hiện các biện pháp cấm vận Iran kể từ khi nước nầy đơn phương rút khỏi hiệp ước hồi tháng 5.
Tổng thống Trump nói rằng các biện pháp cấm vận hiện tỏ ra hữu hiệu.
“Cấm vận bắt đầu áp đặt lên Iran, đó là các biện pháp hết sức nghiêm trọng, lớn lao và ngày càng gia tăng và Iran sẽ bị thiệt hại nặng nề".
"Quốc gia nầy sẽ không còn ở vào tình trạng khi tôi bắt đầu công việc gần 2 năm trước”, Donald Trump.
Thế nhưng các nhà phân tích cho rằng hành động nầy là điều quan trọng nhất do nó nhắm vào các khu vực then chốt của nền kinh tế Iran.
Tên của hơn 500 cá nhân, thương hiệu, tàu bè và phi cơ sẽ được liệt kê trong một danh sách cấm vận, bao gồm các ngân hàng quan trọng, công ty xuất cảng dầu khí và các công ty chuyển vận hàng hóa bằng đường biển.
"Hồi đầu tuần nầy Iran cho biết, họ không gặp khó khăn nào qua việc tái cấm vận của Mỹ", Fatih Donmez.
Anh quốc, Pháp, Đức, Nga và Trung quốc cũng là thành viên trong hiệp ước năm 2015 và đã ký tên vào, cho biết họ sẽ thiết lập một hệ thống chi trả mới để duy trì quan hệ mậu dịch với Iran và né tránh các biện pháp chế tài của Mỹ.
Bộ trưởng Ngân khố Mỹ là ông Steve Mnuchin đã cảnh cáo bất cứ ai tìm cách làm ngơ các biện pháp cấm vận.
“Bất cứ định chế tài chính nào, công ty hay cá nhân nào tìm cách né tránh các biện pháp cấm vận của chúng tôi có thể sẽ mất quyền tiếp cận hệ thống tài chính tại Mỹ, cũng như khả năng giao thương với Mỹ hay công ty Mỹ".
"Chúng tôi dự tính chắc chắn rằng các ngân quỹ của thế giới sẽ ngưng việc bỏ vào két sắt của chế độ Iran”, Steve Mnuchin.
Tuy nhiên 8 quốc gia tiếp tục nhập cảng dầu hỏa của Iran sẽ không bị trừng phạt.
Ngoại trưởng Pompeo không nêu lên các luật lệ đặc biệt, tuy nhiên ông cho rằng Liên Âu với 28 nước hội viên sẽ không bị bất cứ sự trừng phạt nào.
Còn Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ là ông Fatih Donmez cho biết ông tin rằng, Thổ sẽ được sự bãi miễn từ Mỹ.
“Chúng tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của dầu hỏa và khí đốt trong việc giao thương với các quốc gia lân cận, đặc biệt về nguồn cung cấp của Thổ Nhĩ Kỳ".
"Chúng tôi đã từng tuyên bố rằng các biện pháp thay thế rất hạn chế, cũng như hiểu rằng các cáo buộc mà chúng ta thực hiện kể từ lúc bắt đầu, đã được chấp nhận đối với một vài lãnh vực của các đối tác chúng ta".
"Tôi nghĩ việc nầy sẽ đóng góp tích cực vào hoà bình và ổn định trong khu vực”.
"Hồi đầu tuần nầy Iran cho biết, họ không gặp khó khăn nào qua việc tái cấm vận của Mỹ", Fatih Donmez.
Trong một thông cáo chung, Ngoại trưởng các nước Anh, Đức, Pháp và người đứng đầu về ngoại giao của Liên Âu là bà Federica Mogherini cho biết, họ cảm thấy rất tiếc về quyết định của Mỹ.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại