Di dân Hồi giáo trình độ cao, giỏi tiếng Anh khó kiếm được việc làm

Yousuf Karimi

Source: SBS

Một nghiên cứu mới đã tìm thấy những di dân có nguồn gốc Hồi giáo vẫn đang gặp phải những rào cản đáng kể trong vấn đề việc làm, mặc dù họ có kỹ năng tiếng Anh tốt.


Khi học xong cấp ba, ông ấy mơ ước trở thành người đầu tiên trong gia đình bước chân vào ngưỡng cửa đại học.

'Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để cải thiện tiếng Anh của mình vì đó là mục tiêu của tôi-bạn biết đó, tôi phải học một cái gì đó! Tôi không muốn giống như những người bạn của mình không có có hội được đi học-họ muốn vào đại học nhưng họ không hề có cơ hội đó. Chúng tôi đ ến đây và chúng tôi có cơ hội được đi học.'

Và Karimi đã làm được điều đó, tốt nghiệp cử nhân và sau đó là thạc sĩ về ngành kiến trúc của Đại học RMIT vào cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, trong khi hầu hế t tất cả các bạn cùng lớp của mình hiện đều đã ổn định với công việc về kiến trúc, ông ấy thậm chí còn không nhận được lời mời phỏng vấn nào sau khi nộp đơn cho hơn 50 vị trí.

Thay vào đó, ông ấy đang làm việc trong lĩnh vực bán lẻ.

'Điều này rất ư là khó chịu. Đặc biệt khi bạn liên tục bị từ chối- bạn chỉ muốn hét to lên rằng mình cảm thấy phát bệnh và mệt mỏi đi tìm việc làm. Bởi vì điều đó khiến bạn bị nhụt chí, không còn động lực nào để bạn muốn tiếp tục ứng tuyển nữa. Ít ra bạn cũng nhận được những emails nói rằng bạn đừng bỏ cuộc.'

Hiện giờ, một nghiên cứu mới từ Đại học Deakin đang làm sáng tỏ lý do tại sao những di dân có trình độ cao như Yousuf lại gặ p khó khăn khi tìm kiếm cơ hội việc làm.

Nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của người di cư Hồi giáo được cải thiện khi họ có kỹ năng tiếng Anh cao hơn.

Tuy nhiên, triển vọng việc làm của họ thì không.

Bác sĩ Cahit Guven, giảng viên kinh tế đứng đầu dự án nghiên cứu, phát biểu điều này không xảy ra với những người di dân không phải đạo Hồi,

'Nếu so sánh, chúng ta sẽ biết rằng một di dân không thuộc đạo Hồi với khả năng tiếng Anh tốt hơn sẽ có nhiều kết quả khả quan trong thị trường lao động hơn đồng nghĩa với việc họ sẽ có cơ hội được làm việc và nhận được mức lương cao hơn so với một di dân khác cũng không thuộc đạo Hồi nhưng kém tiếng Anh hơn. Khi chúng ta nhìn vào cộng đồng di dân Hồi giáo, trường hợp này lại không đúng như vậy. Nếu bạn s o sánh một người Hồi giáo giỏi tiếng Anh với một người Hồi giáo khác không giỏi bằng thì không có sự khác biệt là mấy trong cơ hội việc làm dành cho họ.'

Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu Điều tra dân số từ năm 2006 và 2011 để xem xét những di dân trẻ tuổi từ 18 trở xuống.

Mặc dù nghiên cứu nhận thấy trình độ học vấn cao không thúc đẩy triển vọng việc làm cho người di cư Hồi giáo, nhưng lại không thể tìm hiểu được lý do.

Bác sĩ Guven nói rằng nghiên cứu này cho thấy Úc đã tập trung quá nhiều vào các kỹ năng ngôn ngữ t iếng Anh mà quên đi các khía cạnh khác

'Phát hiện của chúng tôi thấy rằng chúng ta cần thận trọng hơn khi lúc nào cũng quá tập trung về trình độ tiếng Anh. Có sự thúc đẩy lớn về việc sẽ thay đổi bài thi tiếng Anh kiểm tra khó hơn cho di dân vào thường trú nhằm đặt ra tiêu chuẩn cao hơn. Dĩ nhiên chúng ta thức sự thấy rằng kỹ năng tiếng Anh là quan trọng nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng một số nhóm cộng đồng nhập cư cụ thể như người Hồi giáo, như trong nghiên cứu của chúng tôi, thì kỹ năng Anh ngữ có thể không phải là câu trả lời căn bản cho mọi vấn đề của họ.'

Trong khi cuộc nghiên cứu không thể giải thích khoảng cách khác biệt này trong kết quả việc làm, các nhà lãnh đạo Hồi giáo lo ngại sự thiên vị và phân biệt đối xử vô thức có thể là nguyên nhân.

Tổng giám đốc của Hội đồng Hồi giáo Victoria, Ayman Isam, cho biết các yếu tố khác như nỗi sợ Hồi giáo có thể đang diễn ra

Chúng tôi biết có những trường hợp phân biệt đối xử hoặc thiên vị vô thức đáng kể đang xảy ra trong việc tuyển dụng nhân sự. Đã có rất nhiều nghiên cứu về chuyện này, nhưng chúng ta biết đều biết rằng chuyện này vẫn diễn ra. Điều này đặc biệt thường thấy với các thành viên nữ trong cộng đồng - đó là cách họ ăn mặc, đó có thể là cách gọi tên của họ, hay là bức ảnh trong sơ yếu lý lịch của họ.

Ông Islam phát biểu mình tin rằng vấn đề này bắt đầu từ lâu trước khi có một ứng viên Hồi giáo được mời tham gia một cuộc phỏng vấn, về việc những người di cư bị ngăn cản tham gia vào các lĩnh vực nhất định khi họ vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường.

'Di dân trong trường học hoặc trường đại học cũng phải đối mặt với một mức độ phân biệt đối xử nhất định và họ cũng có thể bị đặt vào hoàn cảnh bị cư xử rập khuôn. Họ không được thực sự khuyến khích theo đuổi môt số lãnh vực, họ sẽ có thể phải nghe những câu như 'Bạn có nguồn gốc này hoặc bạn trông như thế này, nên bạn sẽ chỉ có thể được làm được việc này thôi '. Thế nên vấn đề này rất cần được giải quyết. '

Mặc dù đó không p hải là điều có thể dễ dàng thay đổi một sớm một chiều, ông Karimi nói mình quyết tâm kiếm một công việc ngành kiến trúc để trở thành tấm gương cho công động của mình.

'Tôi đã học hành chăm chỉ - vì vậy tôi không muốn từ bỏ . Tôi đã học được điều mà mọi người cũng được học đó là nếu bạn không bị từ chối, thì làm sao bạn làm được điều đó sẽ ? Bằng cách bị từ chối thật nhiều lần, ngay cả khi tất cả các cánh cửa dành cho bạn đều đã đóng lại , thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra cho bạn. Đó là một bài học nữa cho những ai trong cộng đồng của tôi muốn học kiến trúc. Họ phải thực hiện ước mơ của mình. Nếu bạn không thử, bạn sẽ không thể có được nó.'
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share