Di dân muốn mở doanh nghiệp phải đối mặt với những rào cản gì?

Nhiều di dân mới sang Úc muốn mở doanh nghiệp đã nhận ra có những chuyện rất khác biệt so với việc kinh doanh tại quê nhà.

Bakery staff

Panadería Dark Blue Fresh Bakery en Sydney. Source: Ricardo Goncalves/SBS News

Bán bất cứ thứ gì cũng phải có giấy phép

Một di dân tên là Saeed Zarinkob, ông từng là chủ một tiệm bánh ở Iran trước khi chuyển đến Úc 6 năm trước.

Sau khi đến Úc chỉ mới 15 ngày, ông đã bắt đầu lại nghiệp kinh doanh của mình. Ông mở một cơ sở nhỏ làm bánh ngọt Iran ngay tại garage của gia đình.

“Tôi có một cái máy trộn bột nhỏ và một cái lò nướng. Tôi làm bánh ngay trong garage và truyền bá đến cho bạn bè và những người xung quanh, và dần dần sau đó tôi bỏ mối cho các tiệm bánh,” ông nói với SBS News.

Vợ ông trước đây là một y tá chuyên nghiệp, khi đến Úc bà đã lấy thêm chứng chỉ làm bánh, bà cho biết”

“Tôi bắt đầu làm bánh như một sở thích, vì chúng tôi chỉ mới đến và chưa có gì cả, và khi khách hàng bắt đầu thích bánh của chúng tôi thì tôi mới đến trường TAFE để học lấy chứng chỉ.”

Họ hiện đã có một cơ sở làm bánh để bán lẻ và cả bỏ sỉ tại vùng Liverpool, cơ sở kinh doanh có tên Dark Blue Fresh Bakery. Họ đang thuê 3 nhân viên và còn bán thêm cả kem và café kèm cho khách.

Theo ông Zarinkob, mở một doanh nghiệp ở Úc khó hơn ở Iran rất nhiều.

“Ở Úc người ta đòi hỏi rất nhiều chứng chỉ, và giấy phép kinh doanh . Chẳng hạn như để làm kem, thì bạn phải có giấy phép làm kem, đối với café thì lại phải cần giấy phép khác. Và mỗi lần như thế có thể tốn vài ngàn đô la.”

Cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng

Cô Ferishta Ghaznawi, một di dân đến từ Afghanistan, cô đã ở Úc được 3. Cô nói khi còn ở quê nhà cô chưa bao giờ có thẻ tín dụng.

Đồng sáng lập tổ chức Thrive Refugee Enterprise (Thúc đẩy Doanh nghiệp của Di dân), ông Huy Trương nói:

“Hầu hết những doanh nghiệp khi còn làm kinh doanh ở quê nhà thường sử dụng tiền mặt, trong khi ở đây, ngoài tiền mặt còn có thẻ tín dụng.

“Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải làm báo cáo BAS, báo cáo thuế GST cho Sở thuế, báo cáo thu nhập, báo cáo thuế trả lương nhân viên… một loạt các thứ mà di dân muốn mở doanh nghiệp phải làm quen.”

Ông Trương cho biết có rất nhiều người tị nạn khi đến Úc đã phải làm kinh doanh để có cuộc sống tốt hơn.

“Khoảng 30%  - 35% những di dân đến đây bằng visa tị nạn nhân đạo, đặc biệt trong khoảng 7 năm trở lại đây, đều mở doanh nghiệp, con số đó chiếm gấp hai lần số người Úc mở doanh nghiệp.”
Harmony House
Harmony House at Auburn North Primary School Source: Ricardo Goncalves

Hệ thống tài chính phức tạp hơn

Tại Úc, mặc dù chính phủ có những chương trình hỗ trợ di dân và người tị nạn mở doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đó vẫn có những tổ chức nhỏ hơn và rất dễ tìm nhằm hỗ trợ những người muốn tìm hiểu về hệ thống tài chính căn bản ở Úc.

Bà Christine Daujotis là một người điều phối tại Harmony House ở trường Tiểu học Auburn North, nơi đây có những lớp dạy về kỹ năng về tài chính cho các di dân mới đến bên cạnh khóa học tiếng Anh.

“Các di dân được học tiếng Anh theo nhóm, học về quản lý tài chính và hệ thống ngân sách của Úc, và những kiến thức này hoàn toàn khác với những gì họ từng làm ở đất nước họ,” bà Daujotis nói.

Bà Daijotis nói thêm đối với nhiều di dân, chi phí khi mượn tiền cũng là thứ mà các di dân chưa từng biết đến, đặc biệt phải ‘lưu ý khi thấy quảng cáo cho vay tiền ngay mà không chú ý đến lãi suất tính trên số tiền mượn đó là bao nhiêu,’ bà nói.

Chương trình cũng dạy những điều quan trọng như ngân hàng trực tuyến, thanh toán và an toàn trong thanh toán, cùng với những kỹ năng thực tế như sử dụng máy ATM và sự cần thiết khi phải bảo mật số PIN và mật khẩu.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 27 March 2019 12:43pm
Updated 12 August 2022 3:34pm
By Ricardo Goncalves, Hương Lan

Share this with family and friends