Chủ doanh nghiệp có thể bị tù nếu bóc lột lao động di dân

Những người chủ ‘keo kiệt’ trả lương dưới mức quy định cho công nhân có thể sẽ nhận án tù theo một kế hoạch của Chính phủ Morrison nhằm giải quyết vào các vụ bóc lột nghiêm trọng và quỵt lương.

Migrant workers

Migrant worker Source: SBS/Migrant Worker Justice Initiative

Cuộc rà soát những quy định và luật bảo vệ lao động ngoại quốc đã phát hiện có hết gần một nửa trong tổng số 880,000 lao động di dân ở Úc có thể bị trả lương dưới mức quy định.

Liên đảng đã chấp thuận về mặt tổng thể đối với 22 đề xuất của phúc trình do Lực lượng đặc nhiệm của lao động di dân ra mắt hôm qua, thứ Năm.

Người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm này là cựu giám đốc ACCC, Allan Fels, thành lập vào năm 2016 sau khi xảy ra một loạt các vụ trả lương thấp ở các cửa hàng 7-Eleven và các doanh nghiệp lớn khác.

“Việc bóc lột những di dân tạm trú đã đi ngược lại những giá trị về công bằng trong đất nước chúng ta,” phúc trình có viết.

“Điều này gây tổn hại không chỉ cho người lao động mà còn gây hại cho cả các doanh nghiệp đang tuân thủ luật pháp.”

Bộ trưởng Quan hệ Công nghiệp Kelly O’Dwyer cho hay đây lần đầu tiên chính phủ đã chấp thuận việc ban hành các chế tài về hình sự, như phạt tù và tiền, đối với chuyện bóc lột lao động.

Hiện tại Luật Lao động Công bằng chỉ mới áp dụng phạt dân sự đối với các vi phạm, nhưng Thủ hiến Victoria Daniel Andrews đã cam kết sẽ ban hành hình phạt hình sự theo luật mới của tiểu bang.

Lực lượng đặc nhiệm cũng đề xuất rằng Chính phủ liên bang phải trao cho Tòa án quyền cụ thể để có thể ban hành lệnh cưỡng chế nếu cần, trong đó có lệnh phải công khai tên doanh nghiệp vi phạm, hoặc lệnh cấm.

Phúc trình ghi nhận ‘vấn đề bóc lột công nhân là một vấn đề xảy ra rộng khắp và đã trở thành một vấn nạn theo thời gian’.

Con số những di dân giữ visa tạm thời theo diện du học sinh và lao động kết hợp kỳ nghỉ đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây.

Ngoài những biện pháp chế tài gắt gao, Lực lượng đặc nhiệm cũng đề xuất nhiều thay đổi, chẳng hạn trao theo quyền lực cho Fair Work Ombudsman, tạo ra một chương trình đăng ký trên toàn quốc nhằm kiểm soát các doanh nghiệp đang thuê mướn lao động, từ đó có thể hủy bỏ đăng ký đối với các doanh nghiệp phạm luật.

Chương trình đồng thời đề xuất áp dụng đối với 4 ngành nghề có mức độ rủi ro cao: nghề làm vườn, chế biến thịt, lau dọn và an ninh.
Migrant workers
The Migrant Workers Centre aims to get workers on temporary and permanent visas to learn more about their rights on the job. Source: AAP
Kế hoạch nghe tuy rất nhân văn nhưng vẫn vấp phải sự phản đối từ doanh nghiệp lớn. Tập đoàn Công nghiệp Úc - Australian Industry Group (AI) - cảnh báo các hình thức phạt có thể làm cản trở sự đầu tư.

Thay vào đó, giám đốc của AI, Innes Willox cho rằng chế tài dân sự là một hình thức răn đe hiệu quả hơn.

“Việc thực hiện biện pháp hình phạt hình sự đối với trả lương không đúng quy định có thể làm cản trở đầu tư và tăng trưởng việc làm.

Cũng theo ông Willox,  nếu các cáo buộc dân sự bị hoãn lại cho đến khi tòa quyết định đó là vấn đề hình sự sẽ khiến các công nhân chịu thiệt thòi

“Điều này có nghĩa là nhân viên bị trả thiếu tiền sẽ phải chờ đợi hàng năm trời để được bồi thường,” ông nói.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 8 March 2019 5:33pm
Updated 8 March 2019 5:36pm
By Hương Lan

Share this with family and friends